LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
Chân dung nữ nhiếp ảnh gia Catherine
Catherine Karnow là một nhiếp ảnh gia người Mỹ khá đa tài. Nữ nhiếp ảnh gia người Mỹ này là người gắn bó với Việt Nam, cũng là phóng viên phương Tây duy nhất được đi cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chuyến thăm lại Điện Biên Phủ năm 1994.
Nổi tiếng với bộ ảnh về đại tướng Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ và chất độc da cam ở Việt Nam, Catherine càng thêm yêu và gắn bó hơn với dải đất hình chữ S này khi bà liên tục có những chuyến du lịch, thăm quan khắp mọi miền Việt Nam và có những nhận định tích cực về sự đổi thay từng ngày ở đây.
Trang National Geographic vừa giới thiệu loạt ảnh nằm trong số những tác phẩm được Catherine yêu thích nhất được chụp gần đây về Việt Nam. Hiện những bức ảnh cũng được trưng bày tại triển lãm Art Vietnam Gallery của Catherine mang tên “Việt Nam – 25 năm của một đất nước đang thay đổi”.
Bộ ảnh lần này của Catherine Karnow mô tả những nét đẹp trong trẻo của một Việt Nam giàu truyền thống văn hóa, tươi đẹp và vươn mình mãnh liệt sau 40 năm thống nhất đất nước.
Bức ảnh tuyệt đẹp này có tên gọi là “Đẳng cấp, tự nhiên”. Vẻ đẹp sang trọng, tinh tế của một resort nằm trên một phần bãi biển hoang sơ của vịnh Vĩnh Hy, Phan Rang.
Thành phố chuyển mình. Bức ảnh được chụp từ tầng 68 tòa nhà Bitexco, một trong những tòa nhà cao nhất Việt Nam. Theo Catherine Karnow, TP HCM đang có những bước “chuyển mình” mỗi năm với sự xuất hiện của những công trình hiện đại.
“Thời trang” là tên gọi của bức ảnh này. Hậu trường show thời trang thường niên của Đỗ Mạnh Cường. “Tôi nhớ hình ảnh về những show diễn áo tắm thời trang đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1994, khán giả đã hoang mang và sốc”, Catherine Karnow cho biết. Còn bây giờ chúng ta có các sự kiện, nơi khán giả vận những bộ trang phục, phục sức hàng hiệu.
Đường phố Hà Nội lúc sáng sớm
Tên gọi của bức ảnh này là “Việt Nam truyền thống”. Ảnh trái: Mặc dù có sự thay đổi diễn ra chóng mặt tại Việt Nam, nhưng tại một nơi vốn thanh lịch như Hà Nội, các cửa hiệu cắt tóc hè phố vẫn có những sức sống riêng biệt. Bùi Phạm Quất không chỉ là một thợ cắt tóc, ông còn là một nghệ sĩ. Người Việt rất lãng mạn, và như Quất cho biết, “Ngay cả những người thợ cắt tóc cũng có trong mình một tâm hồn nghệ sĩ”. Ảnh phải: Ở đồng bằng sông Cửu Long, một gia đình ăn bữa trưa chủ nhật với những món ăn dân dã trong vườn nhà, từ con gà đến bó rau.
Bức ảnh này có tên là “Thư giãn”. Tại công viên nước Vinpearl ở trung tâm Hà Nội, các bạn trẻ từ một trường đại học gần đó vui đùa cùng bạn bè mình. Theo Catherine Karnow “Đây là công viên nước lớn, một trong những địa điểm lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á”.
Bức ảnh này được nữ nhiếp ảnh gia người Mỹ gọi là “Nghệ thuật địa phương”. Bên trái: Tại một cửa hàng nhỏ trong khu phố cổ của Hà Nội chuyên bán mộc bản thủ công với ý nghĩa tốt lành để trang trí. Bên phải: Một trong những họa sĩ mở đầu cho trào lưu mỹ thuật đương đại Việt Nam, Hà Trí Hiếu vẽ một bức tranh đầy thơ mộng về cuộc sống giản dị ở làng quê, nơi ông và gia đình di tản trong chiến tranh.
Bức ảnh này có tên “Khoảnh khắc cuộc sống” – Trong bức ảnh hai cô gái đang mò cua bắt ốc để kiếm bữa tối cho gia đình được chụp tại miền Trung Việt Nam, gần vịnh Lăng Cô dưới chân đèo Hải Vân.
xaluan.com