LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
Hai ảnh trên minh họa bộ phận màn trập của máy ảnh E-mount. Trong ảnh [1], màn trập đang mở và cảm biến hình ảnh được phơi sáng. Màn trập mở càng lâu thì ánh sáng lọt vào cảm biến hình ảnh càng nhiều. Ví dụ: Nếu tốc độ thay đổi từ 1/60 đến 1/30 giây, lượng ánh sáng đi vào sẽ tăng gấp đôi.
Cùng với khẩu độ – yếu tố góp phần điều chỉnh lượng ánh sáng từ ống kính đi vào, tốc độ màn trập cũng là một trong những yếu tố quyết định mức độ phơi sáng.
Trong các chế độ chụp tự động, chế độ P và chế độ A, máy ảnh tự động quyết định tốc độ màn trập. Trong chế độ S, bạn có thể thiết đặt tốc độ màn trập tùy theo ý thích.
Bạn có thể kiểm soát kết quả thể hiện của hình ảnh bằng cách thay đổi tốc độ màn trập. Ba ảnh sau cho thấy sự khác nhau trong kết quả thể hiện của hình ảnh tùy theo tốc độ màn trập khác nhau.
Đây là kết quả chụp thác nước với ba tốc độ màn trập thay đổi khác nhau.
Ảnh [1] được chụp với tốc độ 1/1250 giây, tốc độ nhanh nhất trong số 3 tốc độ màn trập. Vì thời gian màn trập mở ngắn nên màn trập bắt dính khoảnh khắc mà ở đó chuyển động của nước trông như dừng lại.
Ảnh [2] được chụp ở tốc độ 1/20 giây. Vì nước đang chảy trong lúc màn trập mở nên ảnh trông sôi nổi, sống động hơn.
Ảnh [3] được chụp ở tốc độ 1/4 giây, tốc độ màn trập chậm nhất. Việc mở màn trập trong một khoảng thời gian dài đã cho ra kết quả nước chảy mềm mại như lụa.
Bằng cách thay đổi tốc độ màn trập, bạn có thể tái hiện chủ thể đang chuyển động bằng nhiều hình ảnh khác nhau. Bạn có thể thiết đặt tốc độ màn trập theo ý thích ở chế độ S và chế độ M nhưng giới hạn tốc độ màn trập sẵn dùng là khác nhau tùy theo mẫu máy.
Nếu bạn muốn chụp kiểu bắt dính chủ thể đang chuyển động. Chẳng hạn như khi chụp hoạt động thể thao, bạn nên dùng tốc độ màn trập nhanh nhất. Để hình ảnh không bị nhòe mờ do chuyển động nhanh của chủ thể gây ra.
Với tốc độ màn trập 1/1250 giây, ảnh trên đã bắt dính khoảnh khắc khi chủ thể đang cố nhận bóng. Ngược lại, nếu bạn muốn chụp chủ thể là nước đang chuyển động hoặc một vệt sáng, bạn nên chụp chậm hơn.
Với tốc độ màn trập 5 giây, ảnh trên đã bắt được vệt sáng của pháo hoa. Tuy nhiên, càng chậm thì ảnh càng dễ bị nhòe mờ. Khi chụp ở điều kiện ánh sáng yếu, chẳng hạn như chụp pháo hoa hay cảnh đêm. Khi tốc độ màn trập thường có khuynh hướng tự động chậm lại, nhất thiết bạn phải dùng chân máy để giữ máy ổn định, không bị rung lắc.
Nếu bạn không thể dùng chân máy, bạn có thể dùng tốc độ màn trập cao hơn bằng cách tăng độ nhạy sáng ISO. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng độ nhạy sáng ISO cao hơn có thể khiến ảnh bị nhiễu (hạt mè). Để chụp cảnh ban đêm mà không dùng đến chân máy, chế độ chụp “Giữ máy bằng tay chụp cảnh chạng vạng” trong Chọn cảnh cũng hiệu quả.
Như trong ảnh được chụp với tốc độ chậm ở trên, hình ảnh bị nhòe mờ do máy ảnh rung lắc. Nếu bạn chụp chủ thể đang chuyển động, bạn cũng nên lưu ý đến khả năng ảnh bị nhòe mờ do chuyển động của chủ thể ngoài yếu tố rung lắc của máy ảnh. Bất kể vì nguyên nhân nào (do chủ thể hay do máy ảnh chuyển động) thì kết quả hình ảnh cũng bị nhòe mờ và bạn sẽ có một bức ảnh không rõ ràng.
Chế độ S (chế độ Ưu tiên tốc độ màn trập) là chế độ cho phép bạn thiết đặt tốc độ màn trập theo ý thích. Theo đó, máy ảnh sẽ tự động thiết đặt khẩu độ (thông số f) và độ nhạy sáng ISO để cho kết quả hình ảnh phơi sáng tốt.
Chế độ này thích hợp khi bạn muốn bắt dính chuyển động của chủ thể đang di chuyển hoặc khi bạn muốn chụp dòng nước hay vệt sáng.
Theo sony.net