LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
Khái niệm máy ảnh không gương lật tồn tại dưới nhiều tên gọi khác nhau như:
Tính đến nay, đã có hàng chục mẫu máy ảnh không gương lật được ra đời.
Nếu sắp xếp theo thứ tự thời gian, thì mẫu máy ảnh không gương lật đầu tiên là Epson R-D1 sử dụng hệ ống kính Leica M (2004).
Tiếp theo đó là các mẫu máy của Leica (2006).
Nhưng máy ảnh không gương lật chỉ thực sự thu hút được sự quan tâm của người dùng kể từ khi Olympus và Panasonic chuyển hướng phát triển tập trung của hai hãng vào thị phần này, cùng với việc cho ra đời một định dạng cảm biến mới với cái tên Micro Four Third.
Để hiểu cho đơn giản, cảm biến lớn nhất trên máy ảnh DSLR hiện nay có kích cỡ tương đương khổ phim 35mm – gọi là Fullframe.
Tiếp theo đó là một số mẫu máy có kích thước cảm biến nhỏ hơn 1.3 lần so với Fullframe, gọi là APS-H.
Rồi tới định dạng cảm biến APS-C mà chúng ta vẫn thường quen gọi là “cảm biến crop”, có kích thước nhỏ hơn 1.5 lần so với Fullframe (ở Canon là 1.6 lần).
Cảm biến Micro Four Third (thường được viết tắt là M4/3) ra đời với kích thước nhỏ bằng đúng một nửa so với Fullframe.
Sony, sau khi thất bại trong cuộc đua giành thị phần máy ảnh DSLR với các ông lớn Canon và Nikon, cũng chuyển hướng sang nghiên cứu hai loại hình sản phẩm mới.
Thứ nhất là dòng máy ảnh đơn ống kính sử dụng gương mờ (Single Lens Translucent – SLT), và thứ hai là dòng máy ảnh không gương lật cảm biến APS-C, thường được biết tới với cái tên NEX.
Trong khi SLT với công nghệ gương mờ độc quyền của Sony vẫn chưa thực sự gây dựng được thành một thương hiệu riêng bên cạnh những “người anh em họ” D-SLR.
Thì dòng máy ảnh NEX của hãng lại ngày càng được nhiều người biết đến bởi chất lượng ảnh tốt và nhiều tính năng độc đáo mà bài viết sẽ nhắc đến ở phần sau.
Máy ảnh không gương lật có hai phong cách thiết kế chính: compact và DSLR-like.
Không phải tất cả các máy ảnh không gương lật đều có cảm biến lớn: dòng Pentax Q (ra mắt vào tháng 6/2011) có kích cỡ bộ cảm biến là 1/2.3 inch (kích cỡ điển hình cho dòng máy ảnh compact).
Tháng 9/2011, Nikon công bố một định dạng cảm biến mới cho dòng máy ảnh không gương lật đầu tiên của hãng, đó là định dạng CX, với một cảm biến lớn hơn 2,6 lần so với cảm biến 1/1.7 inch trang bị trong máy ảnh compact cao cấp.
Sony cung cấp 7 ống kính ngàm E cho dòng máy NEX của mình (sử dụng loại cảm biến có kích thước tương tự cảm biến APS-C).
Hãng Panasonic (hãng chia sẻ định dạng Micro Four Thirds với Olympus) đã có 11 loại ống kính cho dòng máy ảnh G.
Các ống kính Panasonic cũng gần như tương thích với các máy ảnh không gương lật PEN có phong cách “retro” của Olympus.
Tương tự, toàn bộ 8 ống kính Micro Four Thirds của Olympus (không tính đến các phiên bản khác nhau của cùng một loại ống kính.
Ví dụ: Cả 3 phiên bản của ống kính 14-42mm được tính là cùng một loại) đều hầu hết tương thích với máy ảnh Panasonic.
Samsung có 6 loại ống kính khác nhau cho dòng máy ảnh NX của mình (sử dụng cảm biến APS-C).
Dòng Pentax K-01 có thể sử dụng tất cả các ống kính K-mount hiện có, nhưng vì chúng thiếu khớp nối khẩu độ, các ống kính sản xuất trước năm 1983 (như ống ngàm K và KF) đòi hỏi chế độ stop-down metering (đo sáng sau khi khép khẩu độ).
Có nhiều ngàm chuyển ống kính trên thị trường nhưng hầu hết không hỗ trợ lấy nét tự động.
Theo: yeunhiepanh.vn