LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
Được tích hợp vào ống kính, khẩu độ là một bộ phận quan trọng điều chỉnh lượng ánh sáng đến được cảm biến hình ảnh bằng độ mở của nó. Lượng ánh sáng lớn đi vào khi khẩu độ mở, trong khi cường độ ánh sáng sẽ giảm khi khẩu độ được thu hẹp.
Phạm vi độ mở được gọi là ‘giá trị khẩu độ,’ và mối quan hệ giữa giá trị này và chuyển động của khẩu độ được minh họa trong bảng bên dưới.
Bên cạnh chức năng của nó như một cái “van” điều tiết ánh sáng, khẩu độ cũng có thể được sử dụng để điều chỉnh khu vực lấy nét. Khi khẩu độ được mở rộng, nó sẽ cô lập nền trước với nền sau làm cho đối tượng ở nền sau trở nên sắc nét và đối tượng ở nền sau bị nhòe đi.
Ngược lại, khi khẩu độ nhỏ, nó sẽ làm cho tất cả đối tượng ở nền trước lẫn nền sau được sắc nét. Khu vực lấy nét được gọi là ‘độ sâu trường ảnh.’
Khi bạn chụp ảnh với khẩu độ được mở hết, khu vực lấy nét trở nên hẹp hơn, và nền sau bị nhòe đáng kể.
Aperture-priority AE (f/1.8, 1/1000 giây)
Số f là giá trị cho biết kích thước mở tạo bởi các lá khẩu. Độ mở càng hẹp, số f càng lớn. Việc điều chỉnh độ mở này được gọi là ‘mở khẩu’ hoặc ‘giảm khẩu.’
Bằng cách chụp ảnh với khẩu độ nhỏ, kết quả sẽ là ảnh sắc nét cả ở nền trước lẫn nền sau.
Aperture-priority AE (f/11, 1/320 giây)
Lưu ý rằng chất lượng hình ảnh có thể bị giảm nếu sử dụng khẩu độ không chính xác.
Khi bạn giảm khẩu quá nhiều, hiện tượng ‘nhiễu xạ’ sẽ xuất hiện, dẫn đến phản xạ không đều quanh các lá khẩu. Điều này là do độ mở quá hẹp để ánh sáng đi qua.
Nói chung, giá trị khẩu độ f/8 đến f/11 là đủ ngay cả khi bạn muốn tạo ra một ảnh sắc nét với khu vực lấy nét rộng, chẳng hạn như ảnh phong cảnh.
Với máy ảnh được cố định, tôi chụp vài ảnh từ cùng vị trí trong khi thay đổi giá trị khẩu độ.
Hai ảnh ở đây là ảnh phóng to của khu vực được cho biết bởi khung màu đỏ.
Ở đây, bạn có thể thấy rằng ảnh chụp ở f/8 xuất hiện sắc nét hơn ảnh chụp ở f/22.
Ở f/8.0
Ở f/22
Khẩu độ tối đa của một ống kính là chức năng nghịch đảo của đường kính hiệu dụng của ống kính chia cho độ dài tiêu cự.
Giá trị này thường được dùng để cho biết độ sáng khi khẩu độ được mở hết, với giá trị càng nhỏ thì càng hiệu quả để chụp ở một địa điểm thiếu sáng.
Ngoài ra, giá trị khẩu độ tối đa có thể khác nhau tùy độ dài tiêu cự trên một số ống kính zoom.
Nếu khẩu độ tối đa của một ống kính là f/3.5, giá trị này được cho biết dưới dạng ’1:3.5′ trên ống kính.
Nếu nó cho biết ’1:3.5-5.6′ trên ống kính zoom, thì có nghĩ là khẩu độ tối đa là f/3.5 ở đầu góc rộng và f/5.6 ở đầu tele.
f/2.8
f/4.0
f/5.6
f/8.0
f/11
f/16
f/22
Trong ví dụ này, tôi lấy nét ở bóng râm của cái đàn và chụp vài ảnh với giá trị khẩu độ khác nhau.
Như minh họa, khi giá trị khẩu độ tăng, một khu vực rộng hơn được lấy nét và hiệu ứng bokeh ở nền sau sẽ giảm. Khu vực được lấy nét được gọi là “độ sâu trường ảnh”.
Một ảnh có khu vực lấy nét rộng được mô tả là có “nét sâu”, trong khi ảnh có khu vực lấy nét nhỏ có “nét nông”.
Khi sử dụng tốc độ cửa trập cao, nó có thể giúp hoàn toàn làm đóng băng hành động.
Khi sử dụng tốc độ cửa trập thấp, một hiệu ứng được gọi là nhòe chuyển động được tạo ra để biểu đạt hiệu ứng chuyển động trong ảnh.
Ngoài việc ảnh hưởng đến việc chuyển động của đối tượng xuất hiện thế nào trong ảnh, tốc độ cửa trập còn kiểm soát thời gian cảm biến hình ảnh phơi sáng, điều này đến lượt nó quyết định mức phơi sáng.
Để lượng ánh sáng chiếu lên bề mặt cảm biến hình ảnh duy trì không đổi, cần phải khép khẩu nếu bạn muốn mở cửa trập trong thời gian dài hơn. Mặt khác, nếu tăng tốc độ cửa trập, cần phải mở khẩu rộng hơn để thu được nhiều ánh sáng hơn.
Tóm lại, tốc độ cửa trập có liên quan chặt chẽ với giá trị khẩu độ, và là một yếu tố quan trọng tạo nên ảnh.
Aperture-priority AE (f/5.6, 1/4000 giây)
Ở tốc độ 1/4000 giây, cả chuyển động của các cầu thủ cũng như của cát trong không khí đều bị đóng băng.
Shutter-priority AE (f/8, 2 giây)
Trong ví dụ này, cửa trập được mở trong hai giây. Các vệt dài được tạo ra bởi đèn pha và đèn đuôi của xe cộ.
Từ các ví dụ bên dưới, chúng ta có thể thấy rằng thời lượng của tốc độ cửa trập ảnh hưởng lớn đến ấn tượng của ảnh.
Thác nước có vẻ chuyển động khi nó được chụp ở tốc độ cửa trập cao (ảnh mẫu bên dưới được chụp ở tốc độ 1/400 giây).
Trong khi hiệu ứng nhòe chuyển động xuất hiện ở tốc độ cửa trập thấp tạo ra không khí thanh bình (ảnh mẫu bên dưới được chụp ở 0,5 giây).
Ở 1/400 giây
Ở 0,5 giây
Bạn có thể kiểm soát cách bạn muốn biểu đạt chuyển động của một đối tượng đang di chuyển bằng tốc độ cửa trập.
Tốc độ cửa trập cao có tác dụng làm đóng băng chuyển động, trong khi tốc độ cửa trập thấp có thể được sử dụng để biểu đạt chuyển động bằng cách tạo ra nhòe chuyển động ở đối tượng.
Tốc độ cửa trập cao rất tiện khi bạn chụp một vật thể có chuyển động mạnh.
Trong ví dụ ở đây, tôi kết hợp sử dụng chế độ chụp liên tục với tốc độ cửa trập cao để biểu đạt chuyển động trong một loạt ảnh chụp liên tục.
Kết quả rất thú vị, với tính liên tục không chỉ thấy ở chuyển động của con thuyền, mà còn thấy trong chuyển động của các con sóng bắn tung.
Độ nhạy sáng ISO là một thuật ngữ máy ảnh được sử dụng rộng rãi. ISO là viết tắt của ’International Organisation for Standardisation’ (Tổ Chức Chuẩn Hóa Quốc Tế), một tổ chức quyết định các tiêu chuẩn quốc tế.
Trong nhiếp ảnh số, độ nhạy sáng ISO được dùng để cho biết độ nhạy của cảm biến CMOS đối với ánh sáng. Điều này tương tự như khái niệm độ nhạy sáng ISO chẳng hạn như ISO 100 và 400 trên máy ảnh phim. Việc tăng giá trị ISO sẽ làm tăng mức nhạy sáng.
Ví dụ như, bằng cách tăng độ nhạy sáng ISO ở điều kiện thiếu sáng thường phải sử dụng đèn flash, có thể chụp được không khí xung quanh mà không phải dùng đèn flash.
Chúng ta đã học được ở bài học trước là chúng ta có thể kiểm soát độ sâu trường ảnh (mức bokeh) bằng khẩu độ, và chuyển động của đối tượng bằng tốc độ cửa trập.
Với mức phơi sáng (lượng ánh sáng) có được từ sự kết hợp giá trị khẩu độ và tốc độ cửa trập, cùng với độ nhạy sáng ISO, bạn có thể có được biểu đạt nhiếp ảnh đa dạng hơn.
F/5.6
Manual exposure (1/800 giây, f/4)/ ISO 6400
Trong ví dụ này, chuyển động của diễn viên bị ‘đóng băng’ bằng cách sử dụng tốc độ cửa trập cao.
Tôi không nháy đèn flash để tránh làm ảnh hưởng không khí của ảnh có được. Đây là một cảnh thiếu sáng điển hình có thể chụp bằng độ nhạy sáng ISO cao.
Aperture-priority AE (1/25 giây, f/25)/ ISO 100
Trong ví dụ này, tôi chọn một độ nhạy sáng ISO thấp, và khép khẩu để có được tốc độ cửa trập thấp.
Làm như thế sẽ làm nhòe ánh sáng của đèn pha và đèn đuôi, tạo thành các đường.
Việc tăng độ nhạy sáng ISO cho phép bạn chụp ảnh rõ ngay cả ở các điều kiện thiếu sáng.
Không những thế, việc chọn một độ nhạy sáng ISO cao ở điều kiện sáng cho phép cảm biến hình ảnh chụp được lượng ánh sáng lớn trong một khoảng thời gian ngắn, nhờ đó cho phép bạn sử dụng tốc độ cửa trập cao hơn so với thiết lập độ nhạy sáng ISO thấp.
Trong chụp ảnh thể thao, người ta thường sử dụng tốc độ cửa trập nhanh bằng ISO 400 khi chụp vào ban ngày.
Trong ảnh có tốc độ cửa trập cao hơn là 1/200 giây, tôi có thể ’đóng băng’ khoảnh khắc đối tượng nhảy lên. Một stop độ nhạy sáng ISO tương đương một stop tốc độ cửa trập.
Nhiễu xuất hiện khi có sự nhiễu loạn trong dòng điện trong khi chuyển ánh sáng nhận được bởi cảm biến CMOS thành tín hiệu điện, hoặc khi khuếch đại tín hiệu.
Nói chung, nhiễu có xu hướng xuất hiện ở độ nhạy sáng ISO cao. Tuy nhiên, đối với EOS series, các máy ảnh được trang bị một cảm biến hình ảnh CMOS có khả năng giảm nhiễu hiệu quả, đồng thời bộ xử lý hình ảnh hiệu suất cao (DIGIC) có tác dụng loại bỏ nhiễu.
Ví dụ như: đối với các mẫu máy được trang bị DIGIC 5, không có nhiễu nhận thấy lên đến khoảng ISO 6400, và thậm chí các ảnh được chụp ở ISO 25600 cũng có thể được in ở cỡ 3R.
Đồng thời, các máy ảnh được công bố vào năm 2012 trở đi được tích hợp một tính năng ’Multi Shot Noise Reduction’ (Giảm Nhiễu Nhiều Ảnh), tính năng này chụp bốn ảnh liên tiếp mỗi khi nhấn nút chụp, và tự động kết hợp chúng để loại bỏ nhiễu.
Ngay cả khi ảnh được chụp ở độ nhạy sáng ISO cao là 12800, nhiễu được giảm đáng kể bằng tính năng Multi Shot Noise Reduction.
Nhiễu dùng để chỉ các điểm xuất hiện trên ảnh được chụp ở một độ nhạy sáng ISO cao. Cần phải khuếch đại tín hiệu diện để tăng độ nhạy sáng ISO, và các tín hiệu nhiễu được tạo ra trong quá trình này.
Nhiễu là một đặc điểm vốn có của máy ảnh số, và mức độ chấp nhận được là khác nhau tùy người.
ISO 100
ISO 200
ISO 400
ISO 800
ISO 1600
ISO 3200
ISO 6400
ISO 12800
ISO 25600
Theo: kienthucnhiepanh.com