Bảng giá ship:
ship
Ngân hàng Vietcombank
0511 00042 2936
LE TRONG HIEU
Chi nhánh VCB Sài Thành
Ngân hàng Techcombank
9563 888 888
LE TRONG HIEU
Chi nhánh TCB Bình Tân
Ví Momo
097 445 7500
LE TRONG HIEU
Gọi ngay

Tám kiểu nhiếp ảnh gia bạn cần tránh

Nhập Coupon REMOTE-NI Đã Copy giảm ngay 30.000 đ cho đơn hàng từ 150.000 đ khi đơn hàng có sản phẩm sau: Remote điều khiển từ xa NIKON ML-L3

Bạn là kiểu nhiếp ảnh gia nào? Một người lười biếng? Một kẻ tự mãn? Hoặc có thể bạn là một người tự tin thái quá? Nhiếp ảnh gia Kav Dadfar chỉ ra tám kiểu nhiếp ảnh gia mà tất cả mọi người cần tránh trở thành.

Tám kiểu nhiếp ảnh gia bạn cần tránh

Ảnh minh họa

1. Kẻ biết mỗi thứ một ít, nhưng không giỏi cái gì

Tôi thường cười một cách lặng lẽ khi tôi hỏi một người nào đó rằng họ đang hoặc mong muốn theo đuổi trường phái nhiếp ảnh nào, và họ trả lời với một danh sách dài dằng dặc bao gồm tất cả các thể loại của nhiếp ảnh. Hãy suy nghĩ về điều này, nếu bạn muốn chăm sóc răng, bạn cần phải tìm gặp nha sĩ, chứ không phải bác sĩ mắt hay chuyên gia vật lý trị liệu. Thậm chí những bác sĩ đa khoa với kiến thức rộng rãi về những chứng bệnh thông thường luôn đề nghị bạn tới gặp các bác sĩ chuyên khoa. Điều này cũng đúng với mọi ngành nghề trong đó có nhiếp ảnh.

Bạn sẽ không thể tìm thấy bất cứ nhiếp ảnh gia nào là chuyên gia trong mọi thể loại nhiếp ảnh bởi có quá nhiều điều phải học, phải trải nghiệm và phải thực hành trong cuộc đời. Kể cả việc hiểu biết về cách để chụp bất cứ chủ thể nào sao cho đẹp là rất quan trọng, song thậm chí những nhiếp ảnh gia vĩ đại nhất thường chỉ chuyên một hoặc một vài thể loại nhiếp ảnh.

Lấy ví dụ, với tư cách là một nhiếp ảnh gia du lịch, tôi cần phải biết cách chụp hình ảnh của các món ăn bởi chúng là một phần quan trọng ở mỗi điểm đến, hoặc cũng có thể là động vật hoang dã của địa phương. Nhưng tôi không phải là nhiếp ảnh gia chuyên về lĩnh vực động vật hoang dã hoặc ẩm thực.

Khi bạn ở bước đầu tiên của hành trình nhiếp ảnh của mình, điều quan trọng là bạn cần phải thử nghiệm thật nhiều các thể loại khác nhau cho tới khi bạn tìm thấy niềm đam mê của mình và nhận thấy được kỹ năng của bạn nằm ở đâu. Nhưng khi bạn làm điều này, hãy tập trung thời gian và sức lực của mình để thực hiện việc đó một cách xuất sắc nhất có thể, hơn là làm mọi việc ở mức độ tầm thường.

2. Kẻ thích sắm đồ hiện đại nhất

Bạn đã thấy tất cả chúng. Có thể bạn biết một người nào đó có tất cả những thiết bị nhiếp ảnh mới nhất với một lượng lớn ống kính (lens), phụ kiện và thậm chí cả trang phục đi kèm. Nhưng điều này có làm cho ảnh của họ trở nên khác biệt không?

Khóa học: Học nhiếp ảnh từ cơ bản đến nâng cao (Ưu đãi độc quyền - Giảm 33%)

Không có nghi ngờ gì về chuyện những chiếc máy ảnh tốt hơn và đắt tiền hơn sẽ cho bạn những tấm ảnh có chất lượng cao hơn và cho phép bạn điều khiển chúng nhiều hơn. Nhưng một tấm ảnh tệ hại không thể hiện sức hấp dẫn của chủ thể sẽ là nỗi xấu hổ của chiếc máy ảnh chụp ra nó. Vậy nên, thay vì băn khoăn về việc liệu bạn đã có những thiết bị nhiếp ảnh mới nhất hay chưa, hãy tập trung vào việc nâng cao kỹ năng với tư cách là một nhiếp ảnh gia, chứ không phải là một nhà sưu tập các loại thiết bị.

3. Kẻ vội đến, vội đi

Một trong những điều khiến tôi cảm thấy ngạc nhiên và bực mình nhất khi tôi đến một nơi nào đó là việc nhìn thấy những nhiếp ảnh gia bất ngờ mò đến (thường với những thiết bị mới nhất), nhanh nhanh chóng chóng chụp một vài tấm ảnh, rồi sau đó di chuyển đến điểm khác hoặc một khu vực khác. Tôi thậm chí còn thấy một trong những nhiếp ảnh gia khiểu này giơ máy ảnh lên chụp trong khi đang nhìn ra hướng khác! Tại sao không bực mình cơ chứ?

Kể cả khi bạn bị thời gian hạn chế, thì thông thường cách tốt nhất để chụp một tấm ảnh tuyệt vời là tạm ngừng lại một chút. Hãy nhìn và nghĩ về khung cảnh, bố cục, ánh sáng và thậm chí cả những thiết lập mà bạn cần với máy ảnh. Một khi bạn đã khảo sát xong khung ảnh hoặc vật thể, hãy tiếp tục và chụp tấm ảnh.

Túi đựng máy ảnh Mirrorless M1 nhỏ gọn
* Tặng Ebook "Thấu hiểu làm chủ máy ảnh" khi đặt hàng

Điều này không chỉ giúp bạn có được những tấm ảnh tốt hơn trong hành trình dài của mình, mà còn giúp bạn tránh phải vội vã di chuyển và hy vọng bạn sẽ gặp may mắn với một vài cú bấm máy.

4. Kẻ lười biếng

Mọi nhiếp ảnh gia đều cảm thấy xấu hổ vì sự lười biếng của mình ở một thời điểm nào đó trong sự nghiệp của mình. Có thể là ở những nỗ lực cần bỏ ra để chụp một tấm ảnh (ví dụ như leo lên một nơi nào đó hay đợi ánh sáng thay đổi), trong quá trình thực hiện chụp ảnh (“Tôi sẽ chỉ đặt chế độ tự động”) hay trong giai đoạn xử lý hậu kỳ.

Nhưng thường thì những tấm ảnh đẹp nhất của bạn là những tấm ảnh đòi hỏi sự nỗ lực nhiều nhất. Nên đừng trở thành “kẻ lười biếng”. Trong trường hợp bạn cảm thấy lười lười, hãy thử và chỉ cần cố gắng vượt qua điều này bởi nỗ lực thường sẽ cho ra kết quả xứng đáng.

5. Kẻ ưa an toàn

Một trong những lợi ích mà nhiếp ảnh số mang lại đó là bạn có thể mạo hiểm với những bức ảnh của mình và điều này không dẫn tới việc bạn lãng phí những đoạn phim quý giá cũng như tiền bạc của mình. Ngày nay, bạn có thể chụp một bức ảnh và nếu bạn không thích nó, bạn chỉ cần xóa nó đi và thử lại.

Nhưng đối với nhiều người, cái lợi ích này thường bị bỏ qua. Nhiều nhiếp ảnh gia (cả chuyên nghiệp lẫn không chuyên) vẫn tiếp tục làm việc theo kiểu cố đạt được bức ảnh “theo truyền thống” của một chủ thể cụ thể nào đó.

Ví dụ, đi tới một danh lam thắng cảnh nào đó và bạn sẽ thường thấy những đoàn người đứng ở một điểm quan sát quen thuộc. Trong khi đó tôi luôn luôn khuyên bất cứ nhiếp ảnh gia cũng nên chụp những bức ảnh như vậy, nhưng chìa khóa ở đây là không dính chặt lấy những bức ảnh mang tính tiêu chuẩn và nên thử chụp một vài bức ảnh khác biệt hoàn toàn. Điều tệ nhất có thể xảy ra là tác phẩm không tốt và bạn có thể xóa chúng đi. Tuy nhiên, đôi khi bạn có thể tìm thấy một kỹ thuật hay một kỹ năng mới mẻ, hấp dẫn nào đó đem lại cho bạn một điều gì đó khác biệt.

6. Kẻ quá kiêu căng

Mặc dù tôi luôn cho rằng điều quan trọng đối với mọi nhiếp ảnh gia là hãy tự tin về bản thân họ và tác phẩm của họ. Nhưng có sự khác biệt lớn giữa việc trở nên tự tin và trở nên quá kiêu căng. Nhiếp ảnh có tính chủ quan và mỗi người đều có cái nhìn riêng, nhưng lắng nghe những người có kiến thức hoặc bạn kính trọng có thể sẽ giúp bạn nâng cao chất lượng tác phẩm một cách thực sự.

Do vậy đừng trở nên kiêu căng, hãy lắng nghe những lời khuyên dành cho bạn. Khi một người bảo bạn một bức ảnh không tốt thì đó có thể là ý kiến cá nhân. Nhưng nếu 10 người cùng bảo bạn điều đó thì có thể bạn nên chú ý. Thường xuyên như vậy bạn sẽ rút ra bài học từ những bức ảnh không tốt mà bạn đã chụp, hơn là những bức ảnh tốt.

7. Kẻ thích tặng quà

Nhiếp ảnh số tạo ra những chuyển biến tốt có tính cách mạng cho ngành công nghiệp nhiếp ảnh. Nhưng mặt khác, điều này ảnh hưởng xấu đến phí và khoản tiền thù lao dành cho những nhiếp ảnh gia khi họ thực hiện công việc của mình. Phí sử dụng hình ảnh và tiền thù lao giảm xuống trong vài năm vừa qua và những cơ quan lưu trữ ảnh gốc như Getty hay Shutter Stock không thể giúp được gì nhiều khi họ bán hình ảnh cũng không còn là điều bí mật.

Nhưng với phần lớn nhiếp ảnh gia thì điều gây khó chịu nhiều nhất là câu nói, “Chúng tôi không thể trả anh/chị tiền được, nhưng chúng tôi sẽ đề tên anh/chị trên trang/ấn phẩm”. Điều này không khác gì việc bạn gọi một người thợ xây đến xây nhà nhưng thay vì trả tiền cho công việc họ làm, bạn ghi trên mảnh đất của bạn rằng, “Công trình này được thực hiện bởi Ngài X”. Bạn sẽ không bao giờ tìm được một người thợ xây nào đồng ý với thỏa thuận này. Vậy thì tại sao nhiếp ảnh gia phải đồng ý?

Danh tiếng thường là câu trả lời (cho câu hỏi này). Nhưng tất cả việc này chỉ tạo ra cái vòng tròn khó chịu là khi bạn nhận được danh tiếng bởi một khách hàng. Những khách hàng khác sẽ muốn thỏa thuận tương tự và những nhiếp ảnh gia khác chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Nếu bạn không có đủ sự tôn trọng dành cho tác phẩm của mình để yêu cầu người khác trả tiền, thì những người khác cũng không có đủ sự tôn trọng để trả tiền cho nó.

8. Kẻ thô lỗ

Có khá nhiều người cảm thấy rằng họ có quyền sở hữu một khu vực chỉ bởi họ đang chụp ảnh nơi đó. Mọi người đều phải tránh ra hoặc dừng lại khi họ đang chụp ảnh để họ có thể chụp tấm ảnh họ muốn. Nếu bạn thuộc dạng nhiếp ảnh gia này thì bạn nên xem lại bản thân mình một cách kỹ lưỡng. Bởi nhiếp ảnh không được phép như vậy.

Trở thành một nhiếp ảnh gia không đồng nghĩa với việc bạn sẽ được trao nhiều quyền hơn ở bất cứ nơi nào so với những du khách và những khán giả thông thường khác. Nó cũng không đồng nghĩa với việc bạn có quyền yêu cầu người khác dành thời gian của họ để làm mẫu cho bạn. Chỉ trừ khi bạn bỏ tiền ra thuê lại khu vực nào đó hoặc một người nào đó làm mẫu cho bạn, bạn mới được phép thực hiện công việc của mình và bỏ qua những người khác.

Nếu bạn không muốn người khác cản trở, đơn giản là hãy dậy sớm vào buổi sáng và thường thì bạn có thể chiếm trọn được cả khu vực. Nếu bạn muốn một cái nhìn toàn cảnh không bị vướng với điều gì đó thì hãy kiên nhẫn và chờ đợi khoảng trống giữa những dòng di chuyển. Điều này còn được áp dụng mở rộng đối với những nhiếp ảnh gia. Không phải vì một người chuyên nghiệp hơn những người khác mà họ có nhiều quyền hơn một người không chuyên.

Hãy thể hiện sự tôn trọng những du khách và những khán giả khác như sự tôn trọng mà bạn mong muốn được nhận.

Kết luận

Không phải bất cứ ai cũng rơi vào một trong những thường hợp này. Nhưng phần lớn nhiếp ảnh gia đôi khi vẫn có một hoặc nhiều biểu hiện như vậy. Điều quan trọng là bạn cần phải đánh giá khách quan bản thân và thay đổi bản thân để tránh lặp lại những điều này.

Kav Dadfar – tác giả bài viết – là nhiếp ảnh gia du lịch và phong cảnh chuyên nghiệp sống tại London. Anh dành nhiều năm làm việc với vai trò là giám đốc nghệ thuật trong lĩnh vực quảng cáo nhưng không yêu thích gì khác ngoài nhiếp ảnh và du lịch. Ảnh của anh được nhiều cơ quan lưu trữ ảnh gốc chọn lựa như 4Corners Images, Robert Harding World Imagery, Getty, Axiom Photographic, và Alamy và được sử dụng bởi các khách hàng như Condé Nast, National Geographic, tạp chí du lịch Wanderlust, Lonely Planet, American Express…

Theo baomoi.com

BẢO HÀNH 1 đổi 1
Toàn bộ sản phẩm
MIỄN PHÍ
Đổi trả lần đầu
11 NĂM UY TÍN
Hoạt động từ 2013

Cảm nhận và chia sẻ

Close
Close
Giờ làm việc: 9h30-17h00, Thứ 2-Thứ 7
(Nghỉ trưa 12h-13h | Chủ nhật nghỉ)
(Liên hệ 082.988.0009 trước khi đến)
Đặt hàng online trên website để được ưu tiên chuẩn bị đơn trước.
Sản phẩm thêm vào giỏ được là Còn hàng.
Close
Khu vực nhận hàng
(Quận) TP.HCM
GIÁ SHIP Thời gian giao Thanh toán
Đơn hàng
< 50k
Đơn hàng
50k - 149k
Đơn hàng
150k - 249k
Đơn hàng
>= 250k
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Tân Bình, Tân Phú, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Gò Vấp, Bình Tân, Thủ Đức 25k 15k Free Free 24-48 giờ Khi nhận hàng
Nhà Bè, Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, Cần Giờ 30k 20k 15k Free 24-72 giờ Khi nhận hàng
Các khu vực tỉnh thành khác Phí vận chuyển sẽ được tính dựa theo khối lượng.
Vui lòng tham khảo bảng phí vận chuyển tại đây.
2-4 ngày Khi nhận hàng
hoặc chuyển khoản
Lưu ý:
  • Khách hàng được 30 NGÀY bảo hành 1 ĐỔI 1. Xem quy định bảo hành Tại đây.
  • Miễn phí vận chuyển cho đơn hàng trên 150k và giao hàng tại nội thành HCM.

Giỏ hàng

Tổng cộng:
250,000đ
    Tặng Ebook Thấu hiểu làm chủ máy ảnh khi đặt hàng
    Mua hàng không cần đăng nhập
    Tiến hành đặt hàng