LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
“Nếu bức ảnh của bạn chưa đạt, đó là do bạn đứng chưa đủ gần chủ thể”.
Nhiếp ảnh gia chiến tranh nổi tiếng, Robert Capa, tên khai sinh là Andre Friedmann, ra đời ngày 22/10/1913 tại thủ đô Budapest (Hungary).
Định cư ở Paris (Pháp) nhằm trốn chạy sự truy đuổi của Đức quốc xã, ở trường học, Friedmann bị bạn bè gọi bằng biệt danh “cápa” trong tiếng Hungary nghĩa là “cá mập” do bản tính ưa lang thang và phiêu lưu.
Cộng với việc từ Capa gần giống với tên của một đạo diễn nổi tiếng ở Hollywood lúc bấy giờ là Frank Capra sẽ giúp tên tuổi nhiếp ảnh gia mới vào nghề dễ dàng phủ sóng ra ngoài Paris.
Sau một thời gian làm nghề, bạn gái và đối tác kinh doanh Gerda Taro đã quảng bá các hình ảnh của Friedmann đã tiếp thị, quảng bá tên tuổi ông, rằng: “Robert Capa, nhiếp ảnh gia người Mỹ tuyệt vời”.
Robert Capa – Người định hình nên chuẩn mực cho các phóng viên ảnh chiến trường
Những năm 1932, khi vẫn còn sử dụng tên thật Andre Friedmann, nhiếp ảnh gia người Do Thái công bố bức ảnh đầu tiên của mình như là một nhà báo tự do.
Đó là bức ảnh chụp Leon Trotsky, nhà lý luận cách mạng Bolshevik và Mác xít đang phát biểu tại Copenhagen (Đan Mạch) về ý nghĩa của cuộc cách mạng Nga.
Cũng bức ảnh này đã hình thành khung thẩm mỹ rõ ràng của Capa về ảnh tư liệu lịch sử, đó là trạng thái cảm xúc của con người qua đôi bàn tay như biết nói của nhà lãnh đạo Nga thay vì tập trung chụp cận cảnh gương mặt.
Trotsky thuyết trình trước sinh viên Đan Mạch về lịch sử của cuộc Cách mạng Nga, Copenhagen, ngày 27/11/1932
Năm 1936, Capa đến Tây Ban Nha với người bạn đồng hành, vị hôn thê, cũng là một nhiếp ảnh gia chiến tranh nổi tiếng, Gerda Taro.
Cả hai đã rong ruổi theo hành trình của các dân quân cộng hòa trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Tại đây, vào ngày 5/9/1936, Capa đã chớp lại được khoảnh khắc ngã xuống của người lính dân quân anh dũng.
Bức ảnh thường được gọi là The Falling Soldier.
Một số người cho rằng đây là một khoảnh khắc dàn dựng, một số khác kết tội Capa chính là người gián tiếp gây ra cái chết của người lính khi mời anh chụp một bức ảnh, trong lúc lơ là, mất chú ý, người lính đã bị một tay bắn tỉa tấn công.
Kotaro Sawaki, một nhà báo Nhật Bản lại kết luận qua phân tích vi tính cho thấy đây là một bức ảnh của Gerda Taro chứ không phải của Capa và nhân vật của bức ảnh không hề chết mà chỉ bị mất thăng bằng trong một cuộc tập trận trước cuộc chiến.
Bức ảnh nổi tiếng nhất trong sự nghiệp Robert Capa – The Falling Soldier
Dù không có một kết luận chính thức, Capa vẫn trở nên nổi tiếng với The Falling Soldier.
Và mặc dù vị hôn thê, Gerda Taro đã bị giết hại trong một cuộc xung đột ở Tây Ban Nha vào năm 1937, Capa vẫn tiếp tục bám trụ ở đây.
18 Tháng sau, ở Barcelona, Capa tiếp tục có một bức ảnh đáng giá chụp một phụ nữ chạy tìm nơi trú ẩn để tránh cuộc không kích của lực lượng Franco, trong bối cảnh thành phố liên tục hứng chịu những trận bom kinh hoàng.
Năm 1938, khi mới 25 tuổi, tạp chí Picture Post của Anh vinh danh Capa là “Phóng viên ảnh chiến trường vĩ đại nhất thế giới”.
Bức ảnh đáng giá chụp một phụ nữ chạy tìm nơi trú ẩn để tránh cuộc không kích của lực lượng Franco tại Barcelona
Trong Thế chiến II, Capa được đi theo quân Đồng minh để tác nghiệp ở châu Âu.
Vốn là một người Hungary, ông là người duy nhất ở bên kia chiến tuyến có được đặc quyền này.
Capa đã chứng kiến và ghi lại những hình ảnh của ngày D-Day (Deliverance – Phán quyết), 6/6/1944, ngày diễn ra cuộc đổ bộ lịch sử lên bãi biển Normandy chọc thủng tuyến phòng ngự của Đức quốc xã ở châu Âu, mở đầu cuộc tấn công dẫn đến chiến thắng của Đồng minh 11 tháng sau đó.
Capa đã ghi lại được tổng cộng 106 bức ảnh. Tuy nhiên 11 bức trong số này bị hủy hoại trong một sự cố.
Những bức còn sót lại được tập hợp thành bộ sưu tập The Magnificent Eleven và trở thành một tài liệu ảnh vô giá về bước ngoặt của Thế chiến II.
“Nếu bức ảnh của bạn chưa đạt, đó là do bạn đứng chưa đủ gần chủ thể – If your photographs aren’t good enough, you’re not close enough”.
Cuộc đổ bộ lịch sử lên bãi biển Normandy của quân Đồng minh ngày 6/6/1944
Một người dân Paris biểu lộ sự phẫn nộ với một người lính Đức quốc xã
Người lính Đức đang chĩa súng vào một người lính Mỹ trong trận Bulge, 23-26/12/1944
Sau D-Day, Capa tiếp tục rong ruổi theo bước chân của Đức quốc xã thời kỳ chiếm đóng nước Pháp.
Trong thời khắc Paris được giải phóng, nhiếp ảnh gia người Hungary chụp được những bức ảnh thể hiện cảm xúc vỡ òa vì hạnh phúc, tiếng reo hò của nhân dân Pháp trên đại lộ Champs-Élysées.
Tuy nhiên, ông cũng không bỏ qua những khoảnh khắc hiếm thấy và nhạy cảm như hình ảnh một người dân Paris biểu lộ sự phẫn nộ với một người lính Đức quốc xã.
Tiếp đó, trong trận Bulge, 23-26/12/1944, Capa có thêm một bức ảnh quý giá chụp một người lính Đức đang chĩa súng vào một người lính Mỹ.
Sau Thế chiến II, nhiếp ảnh gia tiếp tục theo hành trình cuộc xung đột Ả Rập-Israel năm 1948.
Trong cuộc chiến tại Đông Dương, Capa đã chụp lại được các bức ảnh về những nhà nhiếp ảnh đã hy sinh trong các trận đánh.
Những bức ảnh này đã được tập hợp thành tập ảnh Hồi niệm trưng bày tại Bảo tàng chứng tích chiến tranh Hồ Chí Minh.
Người phụ nữ mang hành lý và đứa con, Haifa, Israel, 1949
Không chỉ say sưa trên các chiến hào, trong Thế chiến II, ở một góc khác, Capa còn là một người đàn ông rất đào hoa.
Cuộc gặp gỡ với Ingrid Bergman, một diễn viên người Thụy Điển nổi tiếng của Hollywood, thần tượng của quân Đồng minh trên khắp châu Âu đã nảy nở trong ông một mối tình.
Năm 1946, Bergman mời Capa tham gia bộ phim kinh dị Notorious của Alfred Hitchcock, tuy nhiên, họ nhanh chóng chia tay nhau một thời gian ngắn sau khi kết thúc cảnh quay cuối của Notorious.
Năm 1946, Bergman mời Capa tham gia bộ phim kinh dị Notorious của Alfred Hitchcock Alfred Hitchcock
Năm 1947, khi tới Liên Xô với John Steinbeck, nhiếp ảnh gia có cơ hội chụp ảnh họa sĩ lừng danh người Pháp, Henri Matisse trong phòng vẽ của ông.
Tháng 8/1948, Capa đã dành cả một mùa hè để chụp ảnh thiên tài hội họa người Tây Ban Nha, Pablo Picasso.
Ngay 25/5/1954, một tai nạn bom mìn khi đang tác nghiệp trên một cánh đồng thuộc huyện Kiến Xương, Thái Bình (Việt Nam) đã cướp đi mạng sống của Robert Capa.
Năm 2004, lễ tưởng niệm ngày mất của nhà nhiếp ảnh chiến tranh nổi tiếng thế giới Robert Capa với sự chứng kiến của nhiều người dân cũng như những tên tuổi nổi tiếng như Nghệ sĩ nhạc jazz Quyền Văn Minh, ông Chu Chí Thành, Phó tổng thư ký Hội nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam.
Ông Masami Nakamura, giám đốc Công ty du lịch VN Apex, một nhiếp ảnh gia Nhật Bản tổ chức dưới sự bảo trợ của Hội NSNA VN đã được tổ chức trên cánh đồng nơi ông đã qua đời.
Pablo Picasso và con trai, Claude trên bãi biển, tháng 8/1948
Ernest Hemingway và con trai của ông Gregory, Sun Valley, tháng 10/1941
Henri Matisse , Pháp
Để bảo tồn di sản nhiếp ảnh quý giá của Robert Capa, năm 1974, em trai của ông, Cornell đã thành lập Trung tâm Nhiếp ảnh Quốc tế ở New York.
Cá tính và sự chuyên nghiệp của Robert Capa được thể hiện qua các bức ảnh không thể chân thực hơn về các chiến hào, bộ mặt trực diện cũng như các góc khuất của chiến tranh.
Ông không chỉ được biết đến với công việc của một nhiếp ảnh gia đã trường chinh qua 5 cuộc chiến, là người đồng sáng lập Magnum Photos với Cartier Bresson, David Seymour, William Vanert và George Rodger mà còn là một phóng viên ảnh huyền thoại, người định hình nên chuẩn mực cho các phóng viên ảnh chiến trường.
Theo: kenh14.vn