LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
Thời đại của công nghệ đang ngày càng phát triển, mỗi cá nhân đều sắm một chiếc Smartphone bên mình và coi như một vật dụng bất ly thân không thể thiếu trong cả công việc lẫn giải trí, đặc biệt phải kể đến công dụng phổ biến nhất của mỗi chiếc smartphone đó chính là tính năng chụp ảnh.
Chúng ta đều biết tính năng zoom kĩ thuật số sẽ giúp tiếp cận được những thứ ở xa rõ hơn.
Nhưng với Smartphone tốt hơn là nên lại cận cảnh thay vì sử dụng chế độ này vì độ phân giải của tấm ảnh chụp bằng điện thoại di động không cao như máy chụp hình thông thường.
Đặc biệt là khi chụp hình chân dung, hãy tiến lại gần đến mức có thể để những chi tiết cá nhân độc đáo nhất được thể hiện 1 cách rõ nhất.
Tuy nhiên không nên lại quá gần , bạn sẽ không lấy được hậu cảnh của đối tượng.
Chất lượng của bức ảnh có đẹp hay không phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố này, đặc biệt là với các bức ảnh chụp từ điện thoại di động.
Bạn không chỉ quan tâm tới chất lượng ánh sáng mà phải để ý bố cục ánh sáng như thế nào để có bức hình phù hợp.
Cái đẹp của tấm hình từ smartphone chính là sự đơn giản, điều đó đồng nghĩa với việc bạn cần chọn ánh sáng cho khung cảnh bạn muốn chụp.
Đặc biệt với những chiếc điện thoại có độ phân giải thấp cần chú ý đến góc cạnh và độ mạnh của ánh sáng nhất là khi đang ở ngoài trời.
Với những điện thoại có độ phân giải lớn hơn nên chọn những chế độ thích hợp với mỗi loại ánh sáng khác nhau như hoàng hôn, bóng râm, đèn trong nhà và ngoài trời, chụp ảnh qua cửa sổ từ 1 chiếc xe đang chạy trên đường vào 1 buổi chiều…
Ống kính của điện thoại rất nhỏ nên rất nhạy cảm với những động tác rung tay, lắc nhẹ. Khi bạn nhấn nút chụp, điện thoại sẽ bị rung chút ít khiến cho tấm hình mờ đi.
Hãy đảm bảo rằng bạn luôn giữ chắc chiếc điện thoại trên tay khi chụp.
Điều này đặc biệt quan trọng trong điều kiện ánh sáng yếu vì lúc này tốc độ chớp sáng của máy ảnh sẽ cao hơn (yếu tố gây ra hiện tượng nhòe ảnh).
Nếu được thì hãy đặt điện thoại hoặc tì tay lên một vật cố định (như cái cây, bức tường) khi chụp ảnh.
Ngoài ra các bạn cần lưu ý là các loại điện thoại máy ảnh thường có một khoảng chờ nhất định, khoảng 1 giây hoặc lâu hơn, từ khi bạn bấm nút chụp đến khi bức ảnh thực sự được chụp.
Vì vậy bạn vẫn phải giữ điện thoại một lúc cho đến khi chắc chắn là ảnh đã được chụp.
Chủ thể nằm chính giữa khung hình thường lôi cuốn sự chú ý nhưng làm cho bức hình thiếu chiều sâu. Do đó, muốn bức ảnh có sức cuốn hút bạn phải dịch chuyển chủ thể sang bên một cách tinh tế.
Khung hình được chia làm 9 phần đều nhau bởi 2 đường ngang và 2 cột dọc.
Sau đó đặt chủ thể hoặc điểm cần nhấn vào một trong 4 giao điểm của các đường này, cách đó sẽ dễ dàng hướng ánh mắt người xem vào chủ đề và tạo một bố cục cân đối hơn.
+ Đường chân trời ở 1/3 hoặc 2/3 chiều cao bức ảnh.
+ Mỗi khuôn hình chỉ có một điểm mạnh, điểm này không đặt giữa ảnh mà phải ở toạ độ 1/3 rộng x 1/3 cao.
+ Hướng ánh mắt người xem từ ngoài vào trong bức ảnh.
+ Tận dụng nét lượn chữ S nếu có trong bối cảnh.
Kỹ thuật cơ bản nhất của nhiếp ảnh là dùng toàn bộ khung hình để chụp. Khá nhiều người tập trung vào một đối tượng cụ thể mà quên phần còn lại của khung cảnh.
Đôi khi, chính sự hòa hợp hay tương phản giữa đối tượng với khung cảnh mới tạo nên sự đặc sắc cho bức ảnh.
Những mẹo hay cho các tin đồ mê chụp ảnh bằng smartphone sẽ được giới thiệu chi tiết hơn trong phần 2 nhé!
Theo: chupanhmonan.vn