Bảng giá ship:
ship
Ngân hàng Vietcombank
0511 00042 2936
LE TRONG HIEU
Chi nhánh VCB Sài Thành
Ngân hàng Techcombank
9563 888 888
LE TRONG HIEU
Chi nhánh TCB Bình Tân
Ví Momo
097 445 7500
LE TRONG HIEU
Gọi ngay

Nhiếp ảnh gia Việt chia sẻ bộ ảnh cùng kinh nghiệm vô giá khi đi Tây Tạng

Nhập Coupon MATIN Đã Copy giảm ngay 20.000 đ cho đơn hàng từ 120.000 đ khi đơn hàng có sản phẩm sau: Túi chống sốc lens Matin

Bắt đầu hành trình độc hành, nhiếp ảnh gia Việt Tâm Bùi đã có những ấn tượng đặc sắc khi đến Tây Tạng.

Khu vực còn rất nhiều xa lạ đối với du khách quốc tế, đặc biệt là người Việt Nam.

Nhiếp ảnh gia Việt chia sẻ bộ ảnh cùng kinh nghiệm vô giá khi đi Tây Tạng

Vừa mới đăng tải trên facebook chưa đầy 1 ngày, nhưng bộ ảnh đẹp “Ở lưng chừng thời gian” của Tâm Bùi, chàng nhiếp ảnh gia Việt sở hữu hàng loạt bộ ảnh hot trên mạng lại một lần nữa tạo bão.

nhiep-anh-gia-viet-chia-se-bo-anh-cung-kinh-nghiem-vo-gia-khi-di-tay-tang_photoZone-com-vn15

Bộ ảnh “Ở lưng chừng Thời Gian” được nhiếp ảnh gia Tâm Bùi chụp tại Tây Tạng đã hớp hồn tất cả những ai… lỡ xem!

Lần này không phải bởi câu chuyện xúc động mà bởi bộ ảnh đẹp về mảnh đất huyền bí Tây Tạng.

Tây Tạng thường được gọi là “mái nhà của thế giới” khi tọa lại tại khu vực có độ cao trung bình vào khoảng 4.900m.

Chuyến đi Tây Tạng của nhiếp ảnh gia Việt  Tâm Bùi kéo dài 15 ngày với hai điểm đến chính là Larung Gar (học viện Phật giáo ở Tây tạng) và Lhasa.

Khóa học: Kỹ thuật nhiếp ảnh: Ánh sáng và hiệu ứng (Ưu đãi độc quyền - Giảm 40%)

Nhiếp ảnh gia Việt Tâm Bùi chia chuyến thăm vùng đất của những vị Lạt Ma thành 2 hành trình: một nửa ở Larung (thị trấn Sertar) và một nửa ở Lhasa – thủ phủ khu tự trị.

Bắt đầu chuyến đi, từ 4 thành viên, nhóm của anh quyết định tạm biệt nhau tại Thành Đô bởi ba người còn lại không muốn đến Larung.

Trong đó hành trình Larung Gar của anh là đi một mình và phải trải qua khá nhiều vất vả mới có thể đến nơi.

ban-se-muon-den-tay-tang-ngay-lap-tuc-khi-ngam-bo-anh-tuyet-dep-nay_photoZone-com-vn 2

Nhiếp ảnh gia Tâm Bùi ở Tây Tạng.

Cùng khám phá Tây Tạng theo hành trình tự thuật của chàng nhiếp ảnh gia Việt  8X này nhé!

Đi đến Larung Gar

Mình đang mơ màng trên xe, thì bạn guide la lên “Larung Larung!” Giữa ánh sáng lờ lờ lúc nửa đêm, Larung dần hiện lên đồ sộ và thật nhiều đèn.

Nhờ có ID của người dẫn đường, mình mới tìm thuê được khách sạn vì khách sạn không cho người nước ngoài thuê phòng. Đến phòng mình tranh thủ mang chân máy lên mái nhà phơi sáng, tua đi tua lại mấy tấm hình, mình mới thực sự tin rằng mình đã đến được Larung.

nhiep-anh-gia-viet-chia-se-bo-anh-cung-kinh-nghiem-vo-gia-khi-di-tay-tang_photoZone-com-vn36

Những ngôi nhà màu đỏ chạy tiếp nối nhau san sát, tạo nên một khung cảnh ngoạn mục.

nhiep-anh-gia-viet-chia-se-bo-anh-cung-kinh-nghiem-vo-gia-khi-di-tay-tang_photoZone-com-vn37

5 giờ 30 sáng mình đã dậy đi chụp ảnh. Larung lờ mờ trong sương sớm, tăng (monk) và ni (nun) ở đây không thích người khác chụp hình họ vì cũng như nhiều người Tạng khác, họ quan niệm khi chụp ảnh thì họ bị tổn thọ nên rất không thích.

nhiep-anh-gia-viet-chia-se-bo-anh-cung-kinh-nghiem-vo-gia-khi-di-tay-tang_photoZone-com-vn16

Mình phải dùng ống tele núp từ xa để “bắn”. Sáng sớm là lúc mọi người ra đường mua hoặc trao đổi thức ăn, vật dụng từ khắp nơi chở tới. Ngay trung tâm Larung lúc này như thể một phiên chợ nhỏ, hầu hết ai cũng mua 2-3 chai sữa (được cho là sữa bò Yak) mang về dùng trong ngày.

nhiep-anh-gia-viet-chia-se-bo-anh-cung-kinh-nghiem-vo-gia-khi-di-tay-tang_photoZone-com-vn17

Buổi sáng ở Larung.

nhiep-anh-gia-viet-chia-se-bo-anh-cung-kinh-nghiem-vo-gia-khi-di-tay-tang_photoZone-com-vn18

Ở vùng đất thiêng, bạn sẽ rất dễ nhìn thấy hình ảnh các vị sư, ni thế này.

nhiep-anh-gia-viet-chia-se-bo-anh-cung-kinh-nghiem-vo-gia-khi-di-tay-tang_photoZone-com-vn42

nhiep-anh-gia-viet-chia-se-bo-anh-cung-kinh-nghiem-vo-gia-khi-di-tay-tang_photoZone-com-vn19

Mỗi người thường mua 2 chai sữa, được cho là lấy từ bò Yak – một giống bò đặc hữu của vùng Tây Tạng.

nhiep-anh-gia-viet-chia-se-bo-anh-cung-kinh-nghiem-vo-gia-khi-di-tay-tang_photoZone-com-vn43

nhiep-anh-gia-viet-chia-se-bo-anh-cung-kinh-nghiem-vo-gia-khi-di-tay-tang_photoZone-com-vn20

nhiep-anh-gia-viet-chia-se-bo-anh-cung-kinh-nghiem-vo-gia-khi-di-tay-tang_photoZone-com-vn21

Những lá cờ lungta màu sắc đặc trưng của Tây Tạng.

nhiep-anh-gia-viet-chia-se-bo-anh-cung-kinh-nghiem-vo-gia-khi-di-tay-tang_photoZone-com-vn28

Trên cờ trang trí bởi những hình ảnh, thần chú và các lời cầu nguyện. 

nhiep-anh-gia-viet-chia-se-bo-anh-cung-kinh-nghiem-vo-gia-khi-di-tay-tang_photoZone-com-vn29

Bò Yak Tây Tạng.

Larung đẹp nhất từ 18 đến 20 giờ tối, khi mặt trời xuống thấp nhất về phía Tây, và khi ráng chiều rực lên vàng vọt, những ánh đèn đầu tiên bật lên.

nhiep-anh-gia-viet-chia-se-bo-anh-cung-kinh-nghiem-vo-gia-khi-di-tay-tang_photoZone-com-vn31

Thời điểm đẹp nhất để ngắm Larung là khi mặt trời đang dần lặn xuống.

nhiep-anh-gia-viet-chia-se-bo-anh-cung-kinh-nghiem-vo-gia-khi-di-tay-tang_photoZone-com-vn39

 Ánh đèn hòa vào ánh sáng rực rỡ của ráng chiều khu Larung.

Khi ấy nơi đây như một tuyệt tác hoành tráng nhưng tách biệt với thế giới bên ngoài. Nói về sự hùng vĩ này, mình chẳng biết phải dùng từ gì cho phù hợp, thôi mọi người cứ xem hình và tự chọn cho mình một định nghĩa thích hợp nhất. 

nhiep-anh-gia-viet-chia-se-bo-anh-cung-kinh-nghiem-vo-gia-khi-di-tay-tang_photoZone-com-vn38

Khiến nơi đây mang một vẻ đẹp rất đặc biệt.

Thiên táng

Cách đây mấy năm, mình có xem trên youtube một clip về thiên táng (sky burial), một tập tục lạ lùng của người Tạng.

Ở nhiều nơi khác trên đất Tạng, người mất sau khi được khâm liệm 2-3 ngày thì xác được mang lên đồi cao (một số nơi chỉ là khu đất trống) để lũ kềnh kềnh đến “dọn dẹp” sạch sẽ.

Riêng ở Larung, họ xây một chỗ riêng (được tráng xi măng cho sạch sẽ) để các thầy cúng thực hiện nghi lễ này.

Sau đó, lũ kềnh kềnh – đang xếp ngay hàng thẳng lối – xông vào ngấu nghiến những xác người trên sàn, đến khi chỉ còn trơ xương. 

Lễ thường diễn ra từ giữa Ngọ, khi mình đến nơi, thấy mọi người đã tập trung sẵn ở chân đồi. 

nhiep-anh-gia-viet-chia-se-bo-anh-cung-kinh-nghiem-vo-gia-khi-di-tay-tang_photoZone-com-vn32

Khu thiên táng ở Larung

nhiep-anh-gia-viet-chia-se-bo-anh-cung-kinh-nghiem-vo-gia-khi-di-tay-tang_photoZone-com-vn40

Thầy cúng chuẩn bị thực hiện nghi lễ “thiên táng”.

Nhìn lên cao ở đỉnh đồi, lũ kền kền đã đậu sẵn chờ đợi. Ngoài Larung, ở các nơi khác trên đất Tạng, người ta không muốn người lạ xem phong tục này.

nhiep-anh-gia-viet-chia-se-bo-anh-cung-kinh-nghiem-vo-gia-khi-di-tay-tang_photoZone-com-vn41

Trước đó, lũ kềnh kềnh đã tập trung kín trên các quả đồi, khu đất trống.

Bởi những năm trước, có vài clip về thiên táng được tung lên mạng phát sinh nhiều lời bàn táng không hay về tập tục này nên họ không muốn thế giới bên ngoài biết về tập tục này nữa.

nhiep-anh-gia-viet-chia-se-bo-anh-cung-kinh-nghiem-vo-gia-khi-di-tay-tang_photoZone-com-vn33

Hình ảnh này khiến nhiều du khách không khỏi khiếp sợ nếu được tận mục sở thị nghi lễ rùng rợn này.

ban-se-muon-den-tay-tang-ngay-lap-tuc-khi-ngam-bo-anh-tuyet-dep-nay_photoZone-com-vn 16

Tóc của người đã mất.

Hành trình từ Thành Đô đến Larung Gar qua lời kể của Tâm Bùi

– Nhóm có 4 người, trong đó 3 người không muốn đến Larung nên sau khi cùng nhau bay đến Thành Đô, mình chia tay các bạn và độc hành.

– Mình chuẩn bị hết tất cả những gì có thể như download bản đồ, từ điển tiếng Trung – Anh, đọc review chỉ đường, chuẩn bị hành trang gọn nhẹ, giày tốt để đi bộ nhiều…. nhưng cuối cùng là đến… lộn bến xe. 

– Lý do là muốn đi Larung Gar phải bắt xe đi Serta ở bến xe Chadianzi, nhưng mình đã nghe lời anh bạn biết tiếng Trung nói rằng bến Xinnanmen cũng đi Serta được nên đến đó.

– Khi đến nơi mới phát hiện ra bến Xinnanmen không có xe tới nơi mình cần. Lúc này quay lại Chadianzi thì đã trễ giờ, mình đành lang thang Thành Đô 1 ngày nữa đợi sáng hôm sau lên xe.

–  Xe đi Serta xuất phát lúc 6:10, 6:15, 6:20 sáng hàng ngày ở bến xe Chadianzi, nên mua vé trước 1-2 ngày cho an toàn. Thêm một điều đặc biệt nữa cần chú ý khi đến đây là ở Trung Quốc mọi người phiên âm Serta là Seda nên nếu không biết sẽ lộn tùng phèo nha.

– Cách đây 3-4 năm, phải ngồi xe 16 tiếng mới tới Serta (Seda), còn giờ đường đã tốt hơn, hành trình chỉ mất… 12 tiếng thôi. Nhìn chúng đường khá tốt, chỉ có đoạn gần tới nơi thì hơi xấu và gồ ghề. Larung Gar cách bến xe khoảng 10km, thường các bạn đến bến xe xong phải bắt xe đi ngược lại 1 chút.

–  Khi chỉ còn cách Larung khoảng 40km thì có 1 trạm cảnh sát dừng xe. Họ kiểm tra hết ID card của mọi người trên xe, những ai không phải là công dân Trung Quốc đều phải xuống xe và không được cho vào Larung.

– Một bạn người Nhật biết tiếng Trung đi cùng xe nói ở đây đang có festival lớn nên cảnh sát hạn chế khách nước ngoài.Bạn người Nhật chuyển hướng đi một chỗ khác, còn mình thì vẫn nhất định tìm cách vào cho bằng được.

– Mình được cảnh sát chở vào một khách sạn cách trạm cảnh sát 1km, giá 200 tệ 1 đêm để ngủ lại chờ sáng mai bắt xe về Thành Đô. Ở đây, may nhờ gặp được một du khách người Canada cũng cùng hoàn cảnh bị giữ lại đợi xe Thành Đô phiên dịch giúp mà cuối cùng mình tìm được một thanh niên địa phương nhận giúp chở mình vào Larung với giá 400 tệ (khoảng 1,3tr).

– Chuyến đi bắt đầu lúc 20h30, khi trời… vẫn nắng chang chang và phải đến hơn 21 giờ, trời mới tắt nắng hẳn.Chuyện giao tiếp có phần hơi khó khăn vì bạn guide đặc biệt này không biết tiếng Anh, không biết đọc tiếng Trung nên chỉ có thể trao đổi bằng body language.

– Trên đường, mình và bạn guide trao đổi lại về lịch trình, cuối cùng chuyến tour du lịch Larung 2 ngày bao gồm đi xem Thiên Táng được định giá là 1400 tệ (khoảng 4,2 triệu).

Đi đến Lhasa

nhiep-anh-gia-viet-chia-se-bo-anh-cung-kinh-nghiem-vo-gia-khi-di-tay-tang_photoZone-com-vn44

Potala Palace – cung điện lớn nhất tại Lhasa.

Từ Larung về Lhasa mất hơn 43 tiếng trên chuyến tàu cao nhất thế giới  nối từ Trung Quốc sang Lhasa, đoàn tàu đi qua nhiều thảo nguyên mênh mông là gió, là nắng.

Tàu chui qua những rặng núi tuyết, xuyên qua những cánh đồng hoa cải vàng rực. Đêm đến lại được tắm trong ánh trăng 16 vằng vặc. Lúc này cả đám ngồi bu quanh cửa sổ thầm nghĩ “Đây là đêm trăng đẹp nhất trên đời!” 

nhiep-anh-gia-viet-chia-se-bo-anh-cung-kinh-nghiem-vo-gia-khi-di-tay-tang_photoZone-com-vn23

Hồ Namtso ở độ cao 4700m so với mặt nước biển.

Đêm thứ 2 trên tàu, đoàn đã lên núi tuyết, đã lạnh lắm. Có vài người khó thở, cô nhân viên phải mở hệ thống oxy có sẵn trên tàu để hỗ trợ.

Rồi một chị cạnh phòng không hiểu sao rớt từ trên giường xuống đất, mắt trợn trắng. Mọi người bật đèn, áp ống khí oxy vào mũi, vài phút sau chị tỉnh lại.

Cô em gái duy nhất trong đoàn cũng không thở được, phải đi tới đi lui một lúc rồi mệt quá nên chìm vào giấc ngủ không hay. May sao sáng hôm sau ai cũng tỉnh queo.

nhiep-anh-gia-viet-chia-se-bo-anh-cung-kinh-nghiem-vo-gia-khi-di-tay-tang_photoZone-com-vn24

Lhasa đô thị hoá ngoài mức tưởng tượng của mình. Mình đang mong đợi một làng mạc hoang sơ trên cao nguyên như ở Ladakh chứ không phải là thành phố hiện đại với đường cao tốc và các khu chung cư cao tầng, nên cả nhóm chỉ mong đến lúc lên xe đi tới những khu xa xa các đô thị này để về với thiên nhiên thôi.

nhiep-anh-gia-viet-chia-se-bo-anh-cung-kinh-nghiem-vo-gia-khi-di-tay-tang_photoZone-com-vn35

Lhasa đã đô thị hóa nên đường đi đến cũng rất thuận tiện.

Quả thật hành trình đẹp nhất là trên đường đi, nhất là lúc đến hồ Namtso.

nhiep-anh-gia-viet-chia-se-bo-anh-cung-kinh-nghiem-vo-gia-khi-di-tay-tang_photoZone-com-vn26

Cánh đồng hoa cải rộng bát ngát ở hồ Namtso

nhiep-anh-gia-viet-chia-se-bo-anh-cung-kinh-nghiem-vo-gia-khi-di-tay-tang_photoZone-com-vn27

Chuyến du lịch Tây Tạng của nhiếp ảnh gia Việt Tâm Bùi đã kết thúc nhưng anh đã kịp truyền đam mê, động lự cho biết bao tín đồ du lịch qua những lời kể đầy cảm xúc và những bức ảnh đẹp về mảnh đất thiêng này.

Còn bạn, bạn có ước ao được một lần ghé thăm Tây Tạng không?

Một vài thông tin cơ bản về chuyến đi Tây Tạng của Tâm Bùi

 _  Chi phí cho chuyến đi 15 ngày vào khoảng 50 triệu đồng

 _  Ở Tây Tạng tắt nắng rất muộn, đến khoảng tầm hơn 20 giờ trời vẫn còn nắng nên rất dễ chụp ảnh.

 _ Đường xá ở Tạng được xây dựng rất tốt, đô thị hoá rất rộng, wifi khắp nơi đến tận hồ Namtso cũng có. 

_  Người dân đa phần nói tiếng Tạng và tiếng Trung với tiếng Tạng (không có tiếng Anh) nên tốt nhất hãy học một số câu tiếng Trung giao tiếp.

 _ Tất cả đền đài, di tích được chính phủ quản lý, bán vé tham quan, giá vé vào cửa trung bình khoảng 100 tệ (~ 300k) vào cổng.

Theo: saostar.vn

Kinh nghiệm chụp ảnh Việt Nam dưới mắt nhiếp ảnh gia nước ngoài
Nhiếp ảnh gia Kav Dadfar sống tại London (Anh), sau một lần thăm Việt Nam đã viết lại những kinh…
BẢO HÀNH 1 đổi 1
Toàn bộ sản phẩm
MIỄN PHÍ
Đổi trả lần đầu
12 NĂM UY TÍN
Hoạt động từ 2013

Cảm nhận và chia sẻ

Close
Close
Giờ làm việc: 9h30-17h00, Thứ 2-Thứ 7
(Nghỉ trưa 12h-13h | Chủ nhật nghỉ)
(Liên hệ 082.988.0009 trước khi đến)
Đặt hàng online trên website để được ưu tiên chuẩn bị đơn trước.
Sản phẩm thêm vào giỏ được là Còn hàng.
Close
Khu vực nhận hàng
(Quận) TP.HCM
GIÁ SHIP Thời gian giao Thanh toán
Đơn hàng
< 50k
Đơn hàng
50k - 149k
Đơn hàng
150k - 249k
Đơn hàng
>= 250k
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Tân Bình, Tân Phú, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Gò Vấp, Bình Tân, Thủ Đức 25k 15k Free Free 24-48 giờ Khi nhận hàng
Nhà Bè, Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, Cần Giờ 30k 20k 15k Free 24-72 giờ Khi nhận hàng
Các khu vực tỉnh thành khác Phí vận chuyển sẽ được tính dựa theo khối lượng.
Vui lòng tham khảo bảng phí vận chuyển tại đây.
2-4 ngày Khi nhận hàng
hoặc chuyển khoản
Lưu ý:
  • Khách hàng được 30 NGÀY bảo hành 1 ĐỔI 1. Xem quy định bảo hành Tại đây.
  • Miễn phí vận chuyển cho đơn hàng trên 150k và giao hàng tại nội thành HCM.

Giỏ hàng

Tổng cộng:
250,000đ
    Tặng Ebook Thấu hiểu làm chủ máy ảnh khi đặt hàng
    Mua hàng không cần đăng nhập
    Tiến hành đặt hàng