LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
Để chụp được bức ảnh đẹp tạo được sự lôi cuốn vô hình đó thì bạn cũng cần có cảm nhận nghệ thuật và kỹ thuật tốt.
Chỉ cần lướt web tra từ trên Pinterest với “food photography” hay vào trang Twitter gõ hashtag #foodporn hay #foodie, bạn sẽ thấy rất rất nhiều người đam mê chụp ảnh món ăn và có cực nhiều chia sẻ, đáng giá.
Thậm chí, trên Flickr (website lưu trữ ảnh nổi tiếng hiện nay) có hàng ngàn nhóm cộng đồng chuyên đăng ảnh chụp về món ăn và không nói gì khác ngoài ảnh món ăn của họ.
Quả là một niềm đam mê vô tận phải không? Vậy hãy bắt đầu tìm hiểu xem làm cách nào để có bức ảnh đẹp cho món ngon của mình nhé
Nếu không khẩn trương bắt kịp khoảnh khắc, món ăn của bạn sẽ không được thơm ngon, bốc hơi hấp dẫn như lúc vừa chế biến hay món kem như trên hình sẽ tan chảy rất nhanh.
Kỹ thuật chụp ảnh món ăn hiển nhiên khó hơn chụp đồ vật. Nếu người chụp không nhanh tay thì món ăn sẽ không còn thơm ngon xanh tươi như lúc vừa mới được chế biến xong.
Vì thế, hãy cố gắng nắm bắt thật nhanh những khoảnh khắc đầu tiên khi món ăn còn đang nóng hổi giòn ngọt hay còn đang mát lạnh…
Đây là ba thứ luôn đi liền với nhau.
Cùng một cách sắp đặt nhưng bạn thử quay máy sang nhiều góc khác thì sẽ thấy bức ảnh đẹp ở một vị trí nhất định. Cách sắp đặt đồ ăn và đồ trang trí cũng có thể làm góc chụp đẹp hơn hẳn.
Vì thế, bạn cứ thử đổi chỗ sắp xếp và trang trí đồ ăn cùng nhiều đồ phụ liệu. Việc này thì phải dựa vào mỹ quan & cảm giác của mỗi người, không có định nghĩa hay quy luật rõ ràng cho việc này cả.
Đảm bảo đồ bày trí sạch sẽ, việc giữ cho đĩa bày thật trắng và đẹp mới giúp nổi bật món ăn của bạn, tránh để thức ăn dính nhem nhuốc xung quanh đĩa.
Chụp nhiều mà chưa thấy món ăn ngon miệng, hãy thử rưới thêm 1 ít dầu vào có thể sẽ tạo cảm giác hấp dẫn hơn nhiều.
Ngay cả khi tốc độ màn trập và khẩu độ phù hợp, có thể bạn vẫn không chụp được bức ảnh đẹp sinh động, màu sắc chính xác. Ánh sáng trong các nhà hàng thường bị ảnh hưởng bởi đèn vàng sợi đốt hoặc nến thường khiến bức ảnh nhuốm sắc vàng.
Trừ khi bạn điều chỉnh cân bằng trắng (WB) của máy nếu không hình ảnh bị nhuộm màu giống như hình ảnh bên trái dưới đây.
Đó là một khái niệm đơn giản nhưng hữu ích, mặc dù chúng ta thích nghĩ về nó như là một gợi ý nhiều hơn một nguyên tắc thực tế.
Quy luật như sau: Hãy tưởng tượng khung hình của bạn được chia thành một lưới chín ô (1 bảng có 3 hàng 3 cột). Chủ thể được nhấn mạnh trong bức ảnh nên được đặt vào một trong những điểm giao nhau.
Không nên để chủ thể ngay chính giữa hình như thế này khiến góc nhìn sẽ kém tinh tế.
Luôn nhớ mang theo Tripod (trạc 3 chân đặt máy ảnh).
Đây là phụ kiện không thể thiếu của các nhiếp ảnh gia Food photograph giúp cho máy chụp ảnh không bị rung, dễ dàng chụp với nhiều góc máy hơn và còn tránh mỏi tay đối với nhiếp ảnh gia nữ cầm những chiếc camera DSLR nặng trịch.
Thử chụp từ trên cao nhìn xuống cùng tripod.
Ánh sáng tự nhiên được tận dung tối đa. Hướng dẫn của chuyên gia Food Photographer Ali Ebright.
Ánh sáng tốt là một trong những tiêu chí quan trọng nhất trong nhiếp ảnh, nó giúp cho món ăn của bạn nổi bật và tươi mới, chính vì thế mà nên chụp món ăn ngay khi mới “ra lò” để không bỏ lỡ những khoảnh khắc thơm ngon hấp dẫn.
Đừng bao giờ bật đèn flash của camera lên, hãy cố gắng tận dụng ánh sáng sẵn có, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên bằng cách để món ăn ra gần cửa sổ thì ảnh sẽ đẹp tự nhiên hơn rất nhiều.
Nếu các góc phía trong vẫn chưa đủ sáng khi có ánh sáng tự nhiên thì bạn có thể thiết lập thêm đèn studio chiếu vào.
Chỉ dùng đèn khi bạn không có điều kiện chụp trong ánh sáng tự nhiên ví dụ như chụp vào buổi tối hoặc ở nơi kín thì hãy tạo thêm 1 góc riêng với ánh sáng đèn studio.
Cách setup và các phụ kiện cần có theo hướng dẫn của chuyên gia Food Photographer Ali Ebright.
Hoặc dí sát máy chụp macro, xoay đĩa nhiều góc và thử setting phơi sáng nhiều mức sẽ có sáng tạo thú vị. Hãy thử nghiệm nhiều góc chụp và độ phơi sáng khác nhau.
Theo: duytom.com