LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
Vừa qua, phòng thí nghiệm gia tốc quốc gia Hoa Kỳ SLAC đã nhận được phê duyệt ngân sách từ Bộ Năng lượng Mỹ (DOE) cho dự án xây dựng máy ảnh khám phá thiên văn LSST. Qua đó, chiếc máy ảnh này sẽ sớm được khởi công xây dựng và khi hoàn thành, nó sẽ trở thành chiếc máy ảnh kỹ thuật số vĩ đại nhấtthế giới.
Theo dự án, LSST được xây dựng nhằm mục đích chụp ảnh bầu trời đêm liên tục trong vòng 10 năm để thu thập dữ liệu hỗ trợ các nhà khoa học quốc tế giải mã những bí ẩn của vũ trụ. Nó sẽ được đặt trên đỉnh của một ngọn núi có tên Cerro Pachon thuộc địa phận nước Cộng hòa Chile. Trong 10 năm, chiếc camera này có thể phát hiện và ghi lại hàng chục tỷ đối tượng trong vũ trụ mà trước đây con người chưa bao giờ được biết đến.
Lẽ đương nhiên, cấu trúc của LSST là vô cùng phức tạp, nó sở hữu một cảm biến ảnh được cấu thành bởi nhiều CCD ghép lại với nhau và tổng độ phân giải của chúng đạt 3,2 gigipixel (3.200 megapixel, tức 3 tỷ 200 triệu điểm ảnh). Ống kính viễn vọng đi kèm có thể thay đổi nhiều tiêu cự khác nhau như 8.400mm, 5.000mm và 3.400mm, khẩu độ mở tương ứng là F/1.18, F/0.83 và F/1.00.
Thiết kế của bộ thu nhận hình ảnh (cảm biến).
Cấu trúc quang học của ống kính thiên văn.
Trọng lượng của LSST lên tới 2.800kg, rộng 1,6 mét và dài 3 mét. Chiếc máy ảnh này bao gồm một cơ chế thay đổi kính lọc khá thú vị nhằm giúp nó thu được những chi tiết hình ảnh tốt nhất trong nhiều bối cảnh môi trường vũ trụ khác nhau.
Cấu tạo màn trập của LSST. Đây có lẽ cũng là màn trập lớn nhất thế giới.
Còn dưới đây là cấu trúc tổng thể của chiếc máy ảnh siêu khủng và ống kính thiên văn kèm theo.
Chiếc máy ảnh này dự kiến sẽ được bắt đầu khởi công xây dựng vào mùa hè năm 2016, khi DOE cấp ngân sách cho dự án. Dự kiến đến năm 2022 chiếc máy ảnh này sẽ được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Với chiếc máy ảnh vĩ đại này, hy vọng các nhà nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ thêm nhiều bí ẩn xung quanh vũ trụ của chúng ta.
Diệu Quỳnh.