LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
Tất cả các kỹ thuật chụp ảnh bằng máy cơ cơ bản đều dựa trên tốc độ đóng mở màn trập. Để có được những bức ảnh như ý muốn, nhiếp ảnh phải hiểu rõ về bộ phận quan trọng này.
Hiểu một cách đơn giản, nó đề cập đến tốc độ ghi nhận hình ảnh. Khi chụp một bức ảnh, màn trập sẽ mở ra và cho phép ánh sáng chiếu qua thấu kính đến bộ cảm biến. Khoảng thời gian màn trập mở được gọi là tốc độ màn trập.
Tốc độ màn trập đóng vai trò rất quan trọng trong kỹ thuật chụp ảnh. Ảnh minh họa
Khi chụp ảnh bằng máy phim trước đây, tốc độ màn trập là chiều dài của quãng thời gian mà phim được tiếp xúc với cảnh đang chụp. Tương tự như vậy với tốc độ màn trập trong chụp ảnh kỹ thuật số, đó là chiều dài của quãng thời gian mà cảm biến hình ảnh trong máy ảnh số “nhìn thấy” cảnh mà nhiếp ảnh đang cố gắng để nắm bắt.
Tốc độ màn trập được cho là nhanh thường từ 1/125 giây trở xuống, chẳng hạn như 1/250 hay 1/500 giây (mẫu số càng lớn, tốc độ càng nhanh). Mặt khác, tốc độ màn trập được cho là chậm khi nó đóng mở trong vòng 1/30 giây hoặc lâu hơn, chẳng hạn 1/15 hay 1/8 giây.
Trong hầu hết trường hợp, có thể sử dụng tốc độ màn trập 1/60s hoặc nhanh hơn. Do ở các mức tốc độ chậm hơn, máy ảnh sẽ rất dễ bị rung và sẽ gây hiện tượng mờ nhòe cho ảnh chụp được. Để khắc phục, nhiếp ảnh cần sử dụng một chân máy hoặc một số loại máy ảnh có chế độ ổn định hình ảnh tốt.
Chọn tốc độ mà trập quá chậm là lỗi kỹ thuật chụp ảnh khiến bức ảnh chụp bị nhòe. Ảnh minh họa
Theo kinh nghiệm của nhiều người chụp ảnh, nên thiết đặt tốc độ màn trập đối ứng với tiêu cự của ống kính đang sử dụng trên máy ảnh. Ví dụ, nếu sử dụng ống kính một tiêu cự 60mm trên máy ảnh fullframe, thì tốc độ màn trập tối thiểu nên chọn là 1/60 giây. Tương tự với ống kín là 90mm, thì tốc độ màn trập nên chọn là 1/90 giây.
Khi tính toán xem nên sử dụng tốc độ màn trập nào cho một bức ảnh cụ thể, nhiếp ảnh cần đánh giá xem có bất cứ thứ gì trong bức ảnh sẽ chụp có thể chuyển động được và muốn ghi lại những chuyển động đó như thế nào. Nếu có chuyển động trong khung cảnh, có thể lựa chọn các kỹ thuật chụp hoặc đóng băng chuyển động (freeze the movement) để khiến chuyển động đó được ghi lại dưới dạng tĩnh ở trong bức ảnh; hoặc để cho các đối tượng chuyển động bị mờ một cách cố ý nhằm mang lại cảm giác chuyển động.
Kỹ thuật đóng băng chuyển động cần chọn một tốc độ màn trập nhanh, còn để làm mờ chuyển động thì cần chọn tốc độ chậm hơn. Tốc độ thực tế mà nhiếp ảnh nên chọn sẽ khác nhau tùy thuộc vào tốc độ của các đối tượng trong ảnh và tùy vào việc muốn nó bị mờ như thế nào.
Kỹ thuật chụp ảnh đóng băng chuyển động với màn trập mở nhanh. Ảnh minh họa
Kỹ thuật chụp ảnh với tốc độ màn trập chậm ghi lại chuyển động của đoàn tàu. Ảnh minh họa
Để điều chỉnh tốc độ màn trập trên máy cơ, cần chuyển máy sang chế độ S (hoặc Tv), sau đó xoay bánh răng phụ trên thân máy hoặc các nút bấm tương ứng để gia giảm tốc độ màn trập.
Kỹ thuật chụp ảnh với màn trập cực chậm tạo hiệu ứng “Sông Ngân Hà”. Ảnh minh họa
Hãy nhớ, trong các kỹ thuật chụp ảnh luôn phải tính toán tốc độ màn trập sao cho tương ứng với các thông số về khẩu độ và ISO. Khi thay đổi tốc độ màn trập, nhiếp ảnh sẽ cần phải thay đổi một hoặc cả hai thông số còn lại để bù đắp cho nó.
Ví dụ, nếu tăng tốc độ màn trập lên một stop (ví dụ từ 1/125 lên 1/250), có nghĩa là đang giảm đi một nửa lượng ánh sáng đi vào máy ảnh. Để bù đắp cho điều này, cần tăng khẩu độ lên một stop (ví dụ từ F16 đến F11). Hoặc lúc chụp cũng có thể chọn thay đổi độ nhạy sáng ISO (ví dụ từ ISO 100 lên ISO 400).
Minh Vũ (Tổng hợp)