LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
Adobe RGB: Không gian màu RGB được sử dụng phổ biến bởi các nhà nhiếp ảnh nghiêm túc.
Ambient light – Ánh sáng trong môi trường: Ánh sáng tồn tại sẵn trong khung cảnh, không kể đến bất kỳ nguồn sáng nào được bổ sung bởi nhà nhiếp ảnh.
AWB (Automatic White Balance) – Cân bằng Trắng Tự động: Hệ thống tự động điều chỉnh màu sắc của hình ảnh đã được ghi để ảnh trông tự nhiên đối với mắt người.
Bit Đơn vị căn bản để tạo thành dữ liệu số. Mỗi bit có giá trị 0 hoặc 1. Kích thước của tập tin số thường được tính theo byte, gồm 8 bit.
Bit – depth – Độ sâu bit: Số lượng bit được dùng để ghi lại màu sắc của một ảnh điểm. Máy ảnh số thường dùng ít nhất 8 bit cho mỗi kênh màu Đỏ, Lục và Lam, tạo ra độ sâu 24 – bit và 16.770.000 màu khả dĩ; một số thiết bị có thể cho độ sâu màu cao hơn.
Chromatic aberration – Quang sai màu; Khiếm khuyết của ống kính, phổ biến ở các ống kính tele, khiến cho các sắc độ ánh sáng trắng khác nhau sẽ hội tụ ở cự ly hơi khác biệt nhau.
Clipping – Hụt dải màu: Hiện tượng hình ảnh bị mất chi tiết ở vùng sáng hoặc vùng tối do đặt thời chụp dư hoặc thiếu, hoặc do xử lý ảnh kỹ thuật số một cách thái quá.
Color Filter Array (CFA) – Dãy kính lọc màu: Mô thức sắp xếp các bộ lọc đỏ, lục và lam phía trước bộ cảm biến để cảm ứng hình ảnh. Thông thường một nửa diện tích của bộ cảm biến (tức các ảnh điểm) sẽ có kính lọc màu lục, một phần tư có màu đỏ và một phần tư có màu lam.
Color Space – Không gian màu: Định nghĩa lý thuyết về dải màu sắc mà một thiết bị hoặc một chế độ màu có thể hiển thị.
Color temperature – Nhiệt độ màu: Số đo màu sắc của ánh sáng, thường biểu thị theo độ Kelvin. Mắt người hầu như luôn tự động điều chỉnh nhiệt độ màu mà ta không hay biết; các máy ảnh kỹ thuật số có thể bắt chước mắt và não của người để điều chỉnh bằng thiết bị điện tử thông qua hệ thống cân bằng trắng.
Complementary colors – Màu bổ túc: Một cặp màu sắc tạo ra ánh sáng trắng khi trộn với nhau. Màu bổ túc của đỏ là lục lam, màu bổ túc của lục là đỏ tía, và màu bổ túc của xanh dương là vàng.
Cyan – Lục lam: Màu trộn bởi ánh sáng lục và lam. Màu bổ túc của màu này là đỏ.
Diffraction – Sự nhiễu xạ: Ánh sáng phân tán bởi bị lệch hướng tại các cạnh của vật chắn sáng mờ đục, không trong suốt.
Duotone – Nhị sắc: Kỹ thuật phòng tối kỹ thuật số giả lập cách sử dụng hai màu mực khác nhau để in ảnh đen trắng. Mỗi màu mực được điều chỉnh riêng đường sắc độ, để có thể hiển thị thành một màu khác biệt.
Exposure – Độ phơi sáng: Tổng lượng ánh sáng dùng để tạo ra một hình ảnh.
Exposure compensation – Độ bù sáng: Phương thức thao tác bằng tay để vô hiệu hóa đồng hồ đo sáng tích hợp trong máy nhằm tăng hoặc giảm lượng ánh sáng đến bộ cảm biến.
f number – số f: trị số khẩu độ. Số này là tiêu cự của ống kính chia cho đường kính khẩu độ; do vậy, số f càng lớn thì kích cỡ khẩu độ càng nhỏ. Số f được dùng để thể hiện thông số phơi sáng cho một khung cảnh mà không cần biết tiêu cự thật sự đã được sử dụng.
Filter – Kính lọc: Thấu kính trong suốt được lắp phía trước ống kính hoặc nguồn sáng nhằm thay đổi ánh sáng hoặc hình ảnh. Thuật ngữ này cũng được dùng để chỉ các hiệu ứng và công cụ đặc biệt trong các phần mềm xử lý ảnh.
Fluorescent light – Ánh sáng huỳnh quang: Ánh sáng tạo ra bởi đèn ống huỳnh quang. Độ cân bằng màu có thể dao động rất nhiều, tùy thuộc vào loại đèn ống , cho nên các thông số cân bằng trắng thường ấn định sẵn nhiều trị số cho đèn huỳnh quang. Một số studio sử dụng hệ thống chiếu sáng bởi đèn huỳnh quang có độ cân bằng trắng mô phỏng ánh sáng ban ngày.
Frontal lighting – Thuận sáng (chiếu sáng trực diện): Ánh sáng được chiếu thẳng vào đối tượng, nguồn sáng đặt phía sau hoặc cùng chiều với máy ảnh.
Gray card – Bìa xám: Bìa có sắc độ xám 18%, được dùng để canh sáng. Người ta đo trị số trên bề mặt tấm bìa, thay vì trên đối tượng, để ước tính mức độ ánh sáng của khung cảnh. Cách này hữu hiệu khi cần chụp những khung cảnh không có độ sáng trung bình – chẳng hạn như những cảnh màu đen nổi trội – mà máy đo có thể đánh giá sai.
Grayscale – Thang xám: Một hình ảnh kỹ thuật số đen trắng hợp thành từ 256 sắc độ xám.
High key – Ảnh sắc độ nhẹ: Một hình ảnh có các màu sáng và trắng chiếm ưu thế.
Highlight – Vùng sáng: Khu vực sáng nhất của một hình ảnh – vùng màu trắng trong một bức ảnh.
Histogram – Biểu đồ tần số: Đồ thị được dùng để mô tả độ sáng, dải màu và độ tương phản của một hình ảnh trong lúc xử lý kỹ thuật số. Cũng được dùng như một phương pháp để đánh giá độ phơi sáng đối với một số máy ảnh.
HSB(Hue, Saturation, Brightness) – Sắc độ, Độ bão hòa, Độ sáng: Ba thông số phổ biến nhất dùng để điều chỉnh màu sắc trong xử lý ảnh.
Levels – Đường cân bằng: Công cụ điều chỉnh độ phơi sáng, độ tương phản, và độ cân bằng màu trong xử lý hình ảnh. Ta dùng biểu đồ tần số làm định hướng để thực hiện các hiệu chỉnh cần thiết.
Low key – Ảnh sắc độ nặng: Hình ảnh mà các màu tối chiếm ưu thế.
Magenta – Đỏ tía: Màu được trộn bởi ánh sáng màu lam và ánh sáng đỏ. Màu bổ túc của màu này là xanh lục.
Noise – Nhiễu: Độ nhiễu ngoài ý muốn trong tín hiệu điện tử. Thường được hiển thị như mô dạng đồ họa ở các vùng tối của ảnh kỹ thuật số. Khi dùng thông số ISO càng cao thì độ nhiễu càng tăng.
Pixel – Ảnh điểm: Viết tắt từ chữ Picture Element, tức phần tử của ảnh. Đơn vị cơ bản của một hình ảnh số. Đơn vị đo lường dùng để xác định độ phân giải của máy ảnh số hoặc hình ảnh số.
Polarizer – Kính lọc phân cực: Kính lọc chỉ thu nhận ánh sáng từ xuất phát từ một mặt phẳng. Nó được dùng để làm sâu màu sắc trong ảnh, chẳng hạn như bầu trời. Nó cũng được dùng để loại trừ hoặc giảm thiểu tia phản xạ trên các bề mặt phi kim loại, như nước hoặc kính. Ta phải xoay kính lọc trước ống kính cho đến khi có được hiệu ứng ưng ý.
Raw: Một định dạng tập tin nguyên gốc mà tất cả các máy ảnh SLR đều có. Dữ liệu hình ảnh được lưu trữ trong trạng thái bán xử lý và phải được xử lý hoàn thiện trên máy tính. Định dạng này cho phép bù trừ độ sáng và thay đổi độ cân bằng màu sau khi ảnh đã chụp, và thường có thể có độ sâu màu lên đến 48-bit.
RGB (Red,Green,Blue) – Đỏ, Lục, Lam: Ba màu cơ bản được sử dụng trong các máy ảnh số, máy quét và màn hình máy tính để hiển thị hoặc ghi lưu hình ảnh. Hình ảnh số dùng mô hình màu RGB nhưng được chuyển sang các mô hình màu khác (như CMYK) bằng phần mềm.
Skylight filter – Kính lọc ánh sáng trời: Kính lọc tia UV kết hợp với làm ấm màu sắc, đôi khi được gắn thường trực vào ống kính để bảo vệ, chống trầy xước thấu kính.
sRGB – Không gian màu RGB: Thường được dùng bởi các máy ảnh số, nhưng cho dải màu sắc hẹp hơn không gian màu Adobe RGB.
UV filter – Lọc UV: Kính lọc quang học để hấp thu bức xạ tử ngoại (UV). Kính lọc có thể được dùng để cải thiện tầm nhìn và chất lượng ảnh đối với phong cảnh vùng núi và vùng biển.
White balance – Cân bằng trắng: Hệ thống máy ảnh kỹ thuật số ấn định nhiệt độ màu cho khung cảnh được ghi hình. Hệ thống này có thể được ấn định một cách tự động, mà theo đó hệ thống sẽ tìm cáh ấn định màu sắc sao cho trông tự nhiên đối với mắt người, Nhiều máy ảnh cũng cung cấp các thông số định sẵn và quyền lựa chọn để cân bằng trắng.
Hết