LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
Phóng viên ảnh Mithila Jariwala chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ theo nghiệp nhiếp ảnh.
Nhưng khi đến Mỹ học trao đổi, sau một lần đi du lịch vòng quanh đất nước với chiếc máy ảnh kỹ thuật số đầu tiên của mình trong tay, cô đã không những thay đổi suy nghĩ đó, mà còn bắt đầu bước chân vào một con đường mới, đó là nhiếp ảnh báo chí.
Dưới đây cô chia sẻ những kinh nghiệm của mình và những điều kiện cần thiết để trở thành một phóng viên ảnh.
Những đứa trẻ ở Dras, Kashmir.
Khi bắt đầu sự nghiệp chuyên nghiệp vào năm 2010, tôi là nhiếp ảnh gia du lịch.
Khi đi du lịch và ghi lại những khoảnh khắc trong những chuyến đi, tôi muốn tìm hiểu nhiều hơn về những con người mà tôi gặp.
Tôi thấy không thỏa mãn với việc chỉ tìm hiểu hời hợi vẻ bên ngoài mà muốn đi sâu hơn và ghi lại những câu chuyện của từng cá nhân. Khi đó tôi nhận ra mình đang chuyển hướng sang làm nhiếp ảnh gia tài liệu.
Dần dần, tôi trở nên tự tin và vô cùng thoải mái khi ghi lại những bức hình về con người ở bất kỳ miền đất nào và nói bất kỳ ngôn ngữ nào.
Tôi không cần phải nói bất kỳ điều gì khi ghi lại những câu chuyện bằng hình ảnh bởi tôi đã nắm vững được nghệ thuật đó bằng chiếc máy ảnh của mình.
Một người tị nạn gốc Bhutan tại Nepal.
Tự thấy mình không phải là người theo phong trào bảo vệ nữ giới, nhưng tôi đã chứng kiến rất nhiều cảnh bất bình đẳng giới tính, đặc biệt khi tôi gặp và phỏng vấn những phụ nữ ở Sudan cũng như rất nhiều nước khác, họ là nạn nhân của hủ tục cắt bỏ vùng kín của phụ nữ cực kỳ kinh khủng.
Từ đó, tôi luôn đặc biệt chú trọng khắc họa những nhân vật liên quan tới bình đẳng giới. Ngoài ra, tôi cũng luôn cố gắng ghi lại những câu chuyện tôi tình cờ bắt gặp và cảm thấy vô cùng xúc động.
Điều quan trọng là phải có cảm xúc sâu sắc và quan tâm đến con người cũng như sự kiện mình khắc họa, bởi có như vậy bạn mới phản ánh được câu chuyện một cách khách quan.
Tôi nghe nói rằng phải thật khách quan mới có thể theo đuổi sự nghiệp này. Nhưng với bản thân, chính sự lay động và cảm xúc mà những câu chuyện đem lại đã thôi thúc tôi khắc họa chúng.
Em bé và bà mẹ ở Kassala, Sudan.
Mỗi câu chuyện đều có những khó khăn khác nhau ví dụ như tình cảm, tâm lý, tài chính hay việc xuất bản.
Thật khó để chọn đâu là điểm khó nhất, nhưng sau trận động đất ở Nepal năm 2015 khi tôi đưa tin về một vài câu chuyện lạc quan từ tâm chấn động đất, và tôi phải công nhận rằng thật khó để đăng tải một tin tức lạc quan trên truyền thông.
Lúc đó tôi mới nhận ra rằng không một ai thích đăng một câu chuyện với nội dung tươi đẹp, họ đều muốn một câu chuyện kịch tính.
Cô có đưa ra lời khuyên gì để chụp được những tấm hình có thể phản ánh được phần hồn của câu chuyện?
Điều quan trọng đầu tiên là phải có cảm xúc mãnh liệt đối với câu chuyện mình đang kể.
Sau nữa là phải đồng cảm và thấu hiểu nó cũng như những con người trong đó, hãy dành chút thời gian cho họ và và coi họ như những con người thực tế quanh mình chứ không phải chỉ là mẫu chụp.
Và chỉ có vậy bạn mới có thể kể được một câu chuyện thực sự và phản ánh được phần hồn của nó.
Tôi dùng máy ảnh Canon EOS 5D Mark II, chủ yếu với ống kính chính là EF50mm f/1.4 USM và một ống kính EF24-70mm f/2.8 II USM.
Đây là những thiết bị tôi luôn sử dụng, nhưng đôi khi tôi sẽ dùng thêm một vài ống kính khác nữa, phụ thuộc vào chủ đề của bức hình.
Đứa trẻ của bộ tộc Bateq ở Malaysia.
Nếu bạn đam mê nhiếp ảnh, báo chí, muốn kể những câu chuyện bằng hình ảnh và không ngại đương đầu khó khăn, thì đừng ngần ngại gì nữa, hãy bắt đầu thôi.
Tất nhiên sẽ không dễ dàng, đặc biệt trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, nhưng chắc chắn nó sẽ khiến bạn rất hài lòng.
Sự đam mê, lòng trắc ẩn, sự chăm chỉ và niềm tin vào bản thân
Câu hỏi cuối cùng, cô hi vọng gì khi chụp những tấm ảnh?
Tôi hi vọng có thể khơi gợi cảm xúc từ những bức ảnh của mình để khán giả có thể cảm nhận được chiều sâu của câu chuyện mà tôi đang cố gắng khắc họa.
Nơi ở của một người tị bạn Bhutan tại Nepal.
Mithila Jariwala
Xét về bản chất, nhiếp ảnh báo chí có nghĩa là người chụp ảnh ghi lại những câu chuyện về các tin tức mang tính thời sự, báo chí, đó cũng chính là những gì tôi đang làm.
Thế nhưng, tôi lại muốn gọi mình là một nhiếp ảnh gia tài liệu về xã hội bởi chủ yếu tôi khắc họa các câu chuyện về con người, tập trung vào những vấn đề xã hội không được cập nhập cho lắm, bởi vậy chúng không được đăng tải ở trang nhất.
Tôi đã tham gia nhiều dự án với các tổ chức như UNICEF, UNDP, USAID, Chemonics và Kidasha.
Hiện tại, tôi đang đưa tin về các vấn đề liên quan đến bệnh thương hàn ở Viện vắc xin Sabin, một tổ chức được tài trợ bởi quỹ Bill and Melinda Gates Foundation.
Theo: snapshot.canon-asia.com