LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
Quy tắc chung: Khi chụp ảnh và giữ máy ảnh bằng tay, không sử dụng tốc độ chụp chậm hơn tiêu cự ống kính.
Ví dụ: Nếu bạn chụp với ống kính 50mm, sử dụng tốc độ chụp 1/50s hay nhanh hơn (1/80, 1/100…)
Tuy nhiên: Hệ số cúp nhỏ (Crop Factor), ổn định hình ảnh (IS – Image Stabilization), và Tiêu cự tối đa sẽ phá vỡ quy luật trên. Lúc này, hãy sử dụng Infographic.
Nhiếp ảnh gia thường muốn sử dụng tốc độ chụp chậm nhất có thể trong khi vẫn đạt được độ sắc nét nhất khi cầm tay. Câu trả lời cho “Tốc độ chậm nhất có thể khi chụp ảnh ?” khi chụp cầm tay rất quan trọng vì không khó để nhận thấy ngay trong hàng ngàn bức ảnh bị phá hỏng.
Mỗi nhiếp ảnh gia có những hàng ngàn bức ảnh bị mờ cho đến khi biết được giới hạn của tốc độ màn trập. Bài viết này hi vọng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian để tìm ra tốc độ chụp phù hợp.
Nhưng nếu bạn chỉ cần tìm kiếm câu trả lời nhanh chóng cho câu hỏi này, hãy xem Infographic bên dưới.
Trong Infographic trên:
Tuy ảnh, bức ảnh của bạn sẽ thay đổi chút ít tùy thuộc vào cách sử dụng kỹ thuật của bạn.
Câu trả lời đơn giản nhất để chụp ảnh ở tốc độ chụp chậm nhất và vẫn có được một hình ảnh sắc nét là sử dụng quy tắc 1/Tiêu cự. Đơn giản! Vì vậy, nếu bạn đang chụp với ống kính 50mm, dựa vào quy tắc trên bạn không nên chọn một tốc độ chụp chậm hơn 1/50 nếu bạn muốn có một hình ảnh sắc nét. Vì vậy, chụp ở 1/80 hoặc 1/100 là tốt nhất, nhưng không nên chụp 1/40 hoặc 1/20.
Một ví dụ khác: nếu bạn đang chụp ở 200mm, bạn không nên chụp chậm hơn 1/200. Nên 1/400, 1/640 hoặc nhanh hơn nhưng không chậm hơn 1/180 hoặc bất cứ tốc độ nào chậm 1/200.
Có một số vấn đề với quy tắc 1/Tiêu cự là:
Câu trả lời là “CÓ!”
Tại sao tốc độ chụp và độ dài tiêu cự có liên quan? Ví dụ nếu bạn chiếu đèn laser màu đỏ vào cái bàn trước mặt bạn, bạn có thể giữ điểm sáng khá ổn định, bạn sẽ không thấy sự chuyển động của điểm sáng xung quanh nhiều. Nếu bạn chiếu laser tới một ngôi nhà bên kia đường, sẽ rất khó khăn khi bạn cố gắng để giữ điểm sáng laser ổn định, nó sẽ chuyển động xung quanh một cách khó kiểm soát.
Bạn đã không thay đổi cách bạn đang cầm đèn laser nhưng những chuyển động càng nhiều hơn bởi khoảng cách, chiếu càng xa bạn càng dễ dàng nhận thấy rõ hơn.
Khi cầm một máy ảnh, điều tương tự cũng xảy ra. Rung nhẹ khi chụp ảnh góc rộng khó được nhìn thấy nhiều bởi vì tiêu cự ngắn sẽ kiểm soát tốt hơn. TUY NHIÊN, khi bạn chụp một hồi lâu, sẽ dễ dàng nhận thấy các chi tiết bị rung và tạo ra một hình ảnh soft nhẹ.
Bên cạnh việc lựa chọn tiêu cự chính xác, kỹ thuật chụp cũng cực kỳ quan trọng. Nếu bạn không giữ ống kính với bàn tay trái của bạn,sẽ khó để có được một hình ảnh sắc nét với ống kính tiêu cự dài.
Nói chung, khi nói về độ dài tiêu cự khác nhau, có nghĩa là độ dài tiêu cự trên một máy ảnh full-frame. Nếu bạn sử dụng một cảm biến APS-C (còn gọi là “cảm biến Crop”) DSLR, bạn cần phải nhân tiêu cự 1,5 (Nikon, Fuji, hoặc Sony) hoặc 1.6 (Canon) để có được chiều dài tiêu cự tương đương. Vì vậy, một ống kính 50mm, khi đặt trên một máy ảnh full-frame 50mm nhưng khi gắn vào máy ảnh cảm biến APS-C, sẽ có độ dài tiêu cự tương đương khoảng 75mm.
Chắc bạn sẽ tự hỏi tại sao trong Infographic trên, số lượng cho cảm biến Crop đều thấp hơn so với cột Full-frame. Lý do là các ống kính cùng được đặt trên cả 2 máy ảnh, nhưng điều chỉnh để hiển thị khung hình như nhau, tốc độ chụp được sử dụng ở những độ dài tiêu cự đó để tạo ra hình ảnh sắc nét nhất.
Nếu bạn không thể nhớ hết Infographic và chỉ muốn làm các tính toán theo quy tắc 1/Tiêu cự, thì trước tiên bạn cần tìm ra độ dài tiêu cự tương đương, sau đó sử dụng các quy tắc trên. Vì vậy, nếu ống kính của bạn là 40mm, bạn sẽ cần một tốc độ chụp không chậm hơn 1/40 (đó là quy tắc cho một tính toán tốc độ cho Full-frame). Nếu dùng máy ảnh Crop bạn sẽ nhân 40mm x 1.5 (Nikon, Fuji, hoặc Sony) hoặc 40mm x 1.6 (Canon) tương đương ~ 60mm. Bây giờ áp dụng quy tắc 1/Tiêu cự và bạn biết bạn cần tốc độ chụp tối thiểu là 1/60.
Nếu bạn không muốn làm tính toán, chỉ cần sử dụng Infographic trên. Quy tắc 1/Tiêu cự là một quy tắc chung và không phải là một công thức hoàn hảo. Nó chỉ giúp bạn có một điểm khởi đầu để tính toán bù trừ chuẩn xác hơn.
Theo improvephotography.com
Dịch bởi Hiếu Lê – photoZone