LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
Thường thì dấu hiệu flare xuất hiện trong khung hình là những hình sáng đa giác có số cạnh tuỳ thuộc vào cấu tạo của hệ thống lá khẩu của ống kính. Hậu quả của hiện tượng này là làm suy giảm độ tương phản tổng thể của một khung ảnh, nếu bị nặng thì chi tiết ảnh bị thất thoát đáng kể. Nhưng, trong một số tình huống, hiện tượng flare ở mức độ nhất định nào đó sẽ giúp bức ảnh tăng thêm sức hấp dẫn, ấn tượng. Vậy, hiểu về nó cũng là điều cần để tránh tổn hại cho bức ảnh và biết cách tận dụng nó khi cần để bức ảnh tốt hơn.
Một số người vẫn gọi hiện tượng này bằng nguyên ngữ “flare”, số khác thì dịch ra là “loé sáng”. Định danh sao cũng được miễn là hiểu trúng, nhưng mình thấy cứ gọi “flare” thì khái niệm dễ hình dung hơn.
Hình ảnh là ánh sáng. Trước khi ánh sáng đến cảm biến ảnh hoặc bề mặt film thì đi xuyên qua ống kính. Ánh sáng đi qua hệ thống các cụm thấu kính trong ống kính là một tiến trình khúc xạ. Ánh sáng đi qua thấu kính hội tụ sẽ bị bẻ gập nhiều nhất ở phía ngoài vành và ít nhất ở tâm thấu kính – nơi hai mặt thuỷ tinh gần như song song. Nên, mỗi tia sáng phản chiếu từ chủ đề khi đi qua thấu kính lồi sẽ quy về điểm hội tụ hoặc là tiêu điểm. Ánh sáng từ các phần cao hơn và thấp hơn của chủ đề cũng được hội tụ bên trên hay dưới điểm này, và tất cả nằm trên cùng một mặt phẳng gọi là mặt phẳng hội tụ. Hình ảnh trên mặt phẳng hội tụ này (lộn ngược đầu) chính là hình ảnh ta thấy trên kính mờ canh nét và là hình ảnh in vào bộ cảm biến ảnh.
Thế nhưng, những tia sáng từ nguồn sáng có cường độ mạnh nằm bên ngoài khung chiếu chéo góc đi xuyên qua ống kính lại không theo quy trình khúc xạ định hình trên. Có người diễn tả như là những tia sáng đi lạc, lạc hướng… Các tia sáng khi đi vào trong hệ thấu kính, bị phản xạ trên các bề mặt thấu kính thường là với cường độ sáng mạnh, tạo ra các tia sáng phản chiếu đa chiều, ngoài ý muốn, làm suy giảm các tia sáng định hình khác và hình thành một vệt sáng cùng các hình đa giác xuất hiện trong khung hình – hiện tượng flare.
- Tia sáng đỏ: Hướng đi của các tia sáng trong khung hình, đi vào ống kính, tiến trình khúc xạ, và hội tụ trên bề mặt cảm biến ảnh.
- Tia sáng xanh lam: Hướng đi của tia sáng từ một nguồn sáng bên ngoài khung ảnh, có cường độ sáng mạnh, phản xạ ở thấu kính đầu tiên, tạo ra đường đi lạc khi đến cảm biến, làm suy giảm các tia sáng khác dẫn đến khung hình tổng thể mờ nhoè, mất chi tiết.
Về lý thuyết thì hiện tượng flare xảy ra bên trong ống kính, nhưng điều kiện là tia sáng đi vào từ một nguồn sáng có cường độ mạnh (ít nhất là tương đương với ánh sáng khúc xạ). Có thể đó là mặt trời, bóng đèn pha, mặt trăng… Chính vì vậy, các thấu kính bên trong ống kính thường được tráng phủ một lớp chống phản xạ nhằm hạn chế flare, nhưng không thể triệt tiêu hoàn toàn. Các tia sáng vẫn phản chiếu phần nào gây nên flare xuất hiện như một hình đa giác do phản xạ qua các cạnh của hệ thống lá khẩu.
New Day by Chaluntorn Preeyasombat on 500px.com
Juno by Petr Brodík on 500px.com
City Sunset by Ina Gat on 500px.com
Heather by Josh Lyon on 500px.com
Astri cont’ by Thomas Crawford on 500px.com
Parasol by Tula Top on 500px.com
Let there be light!! by kathy towe on 500px.com
One Day in Autumn. by Sabrina Rohwer on 500px.com
Charlotte’s Web by Malena Fryar on 500px.com
Yellow Monster by Jack Were on 500px.com
Pencils by Felipe Nobre on 500px.com
The Magic Of The Redwoods by Steve Belovarich on 500px.com
Sun Shine by Abdullah Rhwanjy on 500px.com
Lavender Bees by Nicole S. Young on 500px.com
classic car on country road by Steve Shepherd on 500px.com
Flaring Midnight by fegari . on 500px.com
Carpatian cow by Святослав Конов on 500px.com
Enjoying the Sunset at Hanalei… by Ian Frazier on 500px.com
Man of the Mohawk! by Nathaniel Dodson on 500px.com
Smeared by Abhishek Vanamali on 500px.com
Sunset in Tuscany by Peter Zelei on 500px.com
Mesa Arch Sunrise 4 – Canyonla… by Brian Harig on 500px.com
Brooklyn Bridge Sunset by Philipp Klinger on 500px.com
Có những bức ảnh Flare tạo hiệu ứng đẹp, gây nên những cảm xúc về ánh sáng. nhưng trong nhiều chủ đề ảnh thì flare làm mất chi tiết ảnh, phá hỏng mục đích của bức ảnh. Tuỳ nghi sử dụng phù hợp mục đích.
Theo tinhte.vn