LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
Bản thân mình thấy cũng có điều hay cho các bạn mới, nên chia sẻ lại. Scott Bourne nói lý do thúc đẩy ông chia sẻ là:
“Ấn tượng bởi David du Chemin với câu: Trang thiết bị là tốt, nhưng cách nhìn mới là tốt hơn. Câu ấy đã khiến tôi cho rằng tất cả những ai chụp ảnh cần phải suy nghĩ nhiều hơn. Tôi xin chia sẻ những góp nhặt từ rất nhiều bài của tôi trong những năm qua. Coi như một lời cảm ơn gửi đến cộng đồng những người thích chụp ảnh. Hy vọng phần nào giúp một vài người chụp được những bức ảnh tốt hơn.”
Scott Bourne chia sẻ 10 điều, không phải về kỹ thuật hay cách điều khiển thiết bị. Mà là những điều giúp người chụp có cảm hứng nhiều hơn, sáng tạo mạnh dạn hơn. Có cách nhìn và ghi hình cá nhân hơn….
Tôi rất mê chụp ảnh. Tôi thích nhìn những bức ảnh giống như các nhà văn thích đọc sách. Xem ảnh người khác là một cách học chụp. Việc đó giúp tôi ngày càng nâng cao tay nghề của mình.
Tôi gặp phải khá nhiều vấn đề khó khăn liên quan đến khả năng nhìn của mình trong nhiếp ảnh.
Có lúc tôi xem các bức ảnh mà không chắc mình đã hiểu. Hay đã nhận ra được nội dung trong bức ảnh muốn nói gì. Mặc dù kỹ thuật màu sắc ảnh sáng tuyệt hảo.
Tôi tự hỏi, bức ảnh muốn nói cái gì? Những khi như vậy, tôi thích đóng vai bác sĩ và kê ra một đơn thuốc đơn giản:
Hãy là một người thuật chuyện bằng ảnh hơn là một người chỉ biết chụp ảnh.
Sao lại thuật chuyện bằng máy ảnh? Vâng, chỉ vì một lý do duy nhất. Đó là khi nhìn vào một bức ảnh người ta muốn nhìn thấy một câu chuyện được ghi lại.
Thuật lại các câu chuyện bằng máy ảnh. Buộc bạn phải từ tốn nhẫn nại hơn và suy nghĩ về những gì mình đang làm – Scott Bourne nói.
- Điều gì nơi cảnh trí ấy khiến bạn muốn chụp một bức ảnh ?
- Cái gì thôi thúc và thu hút con mắt của bạn ?
- Có chăng một cái gì đó đập vào mắt mà bạn muốn nắm bắt và lưu lại ?
Đặt ra những câu hỏi như thế thì gần như sẽ dẫn đến một bức ảnh tốt hơn. Đúng vậy, từ đây, bạn sẽ chỉ cần làm MỘT VIỆC DUY NHẤT nhằm cải thiện đáng kể việc chụp ảnh của bạn. Đó là thuật lại những câu chuyện hơn là chỉ chụp ảnh.
Nhưng thuật chuyện bằng cách nào? Nếu không biết làm thế nào để trở thành một người thuật chuyện, bạn có thể thực hành theo một công thức thường được tôi nhắc đến gọi là SAS – viết tắt của những chữ : Chủ Thể, Chú Ý, Đơn Giản Hóa (Subject, Attention, Simplify).
– Subject – tôi tiếp cận từng cảnh chụp bằng cách tự hỏi CHỦ THỂ (S) của bức ảnh này là gì? Trên thực tế, luôn có một cám dỗ bỏ qua khâu cuối cùng là đơn giản hóa.
Tôi hoàn toàn không có ý nói là tôi có thể xác định được đối tượng mà tôi đang chĩa máy ảnh thẳng vào vào để chụp. Tôi chỉ muốn nói về câu chuyện nằm đằng sau bức ảnh.
Nếu một bức ảnh thực sự kể lại được một câu chuyện, thì ngay đến một lời chú thích dành cho nó cũng không cần thiết. Một “caption” cũng không cần nếu tự thân bức ảnh đã tự kể được câu chuyện.
– Attention, – Một khi đã xác định được chủ thể, bấy giờ tôi hướng SỰ CHÚ Ý (A) vào nó. Đây là chữ “A” thứ hai trong SAS.
Kỹ thuật này có thể giúp bạn thuật lại câu chuyện bạn muốn kể. Nó buộc bạn phải tập trung, theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, vào chi tiết quan trọng, yếu tốt quyết định chính yếu làm thành câu chuyện cho khung ảnh trong lúc chụp.
Để hướng chú ý vào chủ thể, tôi hầu như thường chụp với góc đủ rộng, với một độ sâu trường ảnh mỏng vừa phải, hiệu ứng nhòe hậu cảnh sao đủ để tập trung vào chủ thể ở tiền cảnh.
Hoàn toàn giống như môt câu chuyện hấp dẫn ngay ở phần mở đầu, rồi đến phần nội dung chính và phần kết, mỗi một bức ảnh đẹp luôn phải có một phong cách rõ ràng hấp dẫn người xem, một thứ gì đó thu hút sự chú ý của họ một khi họ được dẫn dắt ngay từ đầu, và có một cái gì đó tiếp theo để đưa họ đi tiếp sau đó.
– Simplify – Phần cuối cùng của SAS là ĐƠN GIẢN HÓA (S). Đây là phần quan trọng nhất trong SAS. John Shaw nói rằng sự khác nhau giữa những người chụp ảnh chuyên nghiệp và không chuyên là: người chuyên nghiệp thì biết rõ không đưa cái gì vào trong bức ảnh.
- Khi lên bố cục cho một bức ảnh, bạn hãy dành ra một khoảng lặng để nhìn xung quanh khung hình và tự hỏi.
- Liệu chi tiết đó có cần thiết để thuật lại câu chuyện không?
- Phần nào thực sự lôi kéo tôi chụp bức ảnh này ?
Giả như bạn nhìn thấy một thác nước đang tuôn chảy len lỏi và tung bọt quanh một tảng đá là câu chuyện bạn muốn kể lại, thì bạn đâu cần phải đưa thêm vào những chùm hoa rực rỡ, bầu trời, thảm cỏ, v.v….
Chỉ đưa thêm vào những gì cần thiết kể lại được câu chuyện của bạn, có vậy thôi. Việc này sẽ làm cho bức ảnh bạn chụp trở nên đơn gian tập trung hoàn hảo hơn rất nhiều thay vì băn khoăn tốn tiền mua thêm trang thiết bị mới.
Điều nho nhỏ mà tôi muốn bạn rút ra từ đây là hãy tư duy như một người thuật chuyện chứ không như một người người chỉ biết chụp ảnh. Mọi chuyện khác chỉ là thứ yếu.
Tôi thích làm việc với những người mới chụp ảnh, từng chia sẻ về thiết bị và đặc biệt những kiến thức cơ bản. Tôi vừa có hân hạnh được làm việc với một số sinh viên.
Họ rất sôi nổi, mạnh mẽ, đầy nhiệt tình và có tinh thần học hỏi. Họ cũng mang lại một quan điểm tươi mới về nhiếp ảnh khiến tôi phải lấy làm ngạc nhiên.
Nhưng, khi nói chuyện với họ, tôi đã rất ấn tượng bởi sự giống nhau trong các câu hỏi của họ:
Thông số cấu hình máy ảnh ống kính trên các trang mạng? Cần mua loại máy ảnh nào ? Cần bao nhiêu ống kính & ống kính gì? …v.v…
Sau cuối cùng mới có môt câu hỏi – “Nên chụp cái gì?” Chụp cái gì rồi mới biết chụp thế nào để thể hiện cái gì đó và mới định được cần thiết bị gì phù hợp để chụp cho ra cái gì đó chứ!
Với từng ấy câu hỏi, tôi đã trả lời theo cách mà tôi sợ là có thể đã làm một vài người trong số họ phải thất vọng, giận hoặc ghét.
Dù sao đi nữa, tôi cho rằng điều quan trọng là nên nhẹ nhàng hướng dẫn họ đi đúng con đường phải đi ngay từ khi mới bắt đầu.
Đó là, với trường hợp nào tôi cũng đều trả lời bằng câu:
Rõ ràng là TẤT CẢ những giao tiếp và TẤT CẢ những phương tiện truyền thông thường tập trung vào các loại hình phát thanh, truyền hình, chiếu bóng, blogs, âm thanh KTS hoặc nhiếp ảnh, luôn xoay quanh một câu chuyện.
Câu chuyện là tất cả. Nếu nắm bắt được nó, bạn sẽ là một nhiếp ảnh gia lão luyện.
Câu chuyện của người chụp ảnh lẫn câu chuyện của chủ thể đều tác động đến một bức ảnh. Câu chuyện của người chụp là quan trọng bởi vì đó là những gì mà họ phải nói lên. Những người chụp ảnh lão luyện CẦN PHẢI kể ra câu chuyện của họ hoặc câu chuyện của môt ai đó. Và câu chuyện của chủ thể chính là cái khiến cho người khác quan tâm đến những bức ảnh.
Vậy, hãy nhớ…. đủ và đúng nhu cầu chụp, đừng quá tập trung vào trang thiết bị, hoặc kỹ thuật, hãy tập trung vào việc thuật chuyện. Phần còn lại tự nó sẽ tiếp diễn.
Theo: tinhte.vn