LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
Một ống kính được gọi là ống kính góc rộng (wide angle) khi chiều dài tiêu cự của nó nhỏ hơn 35 mm (được tính trên máy full frame – 35 mm, các máy CF phải nhân thêm hệ số tương ứng với tiêu cự của lens mới ra tiêu cự thật). Với ống kính này, góc nhìn sẽ rộng hơn từ 55 độ trên toàn chiều rộng của ảnh. Định nghĩa đối với ống kính siêu rộng chỉ khác một chút đó là các ống có chiều dài tiêu cự trong khoảng 20-24 mm và nhỏ hơn nữa. Tuy nhiên, các ống siêu rộng thường cần thêm một bộ chuyển đổi đặc biệt.
Khái niệm then chốt của khái niệm này là: chiều dài tiêu cự càng ngắn, chúng ta càng dễ nhận thấy các hiệu ứng độc đáo của một ống kính góc rộng.
Điều gì làm cho một ống kính góc rộng trở nên đặc biệt? Một quan niệm sai lầm phổ biến là ống kính góc rộng được sử dụng vì người chụp không lùi ra xa được nữa, nhưng vẫn muốn chụp toàn bộ cảnh trong một phát bấm máy. Thật là thiếu sót khi chỉ sử dụng theo cách này. Thực sự, các ống kính góc rộng thường được dùng cho điều ngược lại: khi người chụp muốn đến gần đối tượng chụp hơn nữa!
Vì vậy, chúng ta hãy xem xét kỹ hơn điều gì khiến ống kính góc rộng độc đáo:
Các đặc tính trên dường như quá cơ bản, nhưng kết quả nhận được gây khá ngạc nhiên trong phạm vi có thể. Phần còn lại của bài viết sẽ tập trung vào kỹ thuật làm thế nào để sử dụng đặc điểm này tốt nhất để tạo ra tác động tối đa khi chụp ảnh góc rộng.
Rõ ràng là một ống kính góc rộng đặc biệt vì nó có một góc nhìn rộng – nhưng điều này thực sự làm được gì? Một góc nhìn rộng có nghĩa là cả kích thước tương đối và khoảng cách được phóng đại khi so sánh các đối tượng ở gần và xa. Điều này khiến cho các đối tượng ở gần nhìn có vẻ khổng lồ, và các đối tượng ở xa thì nhìn có vẻ bé nhỏ và xa xôi. Lý do chính là vì góc nhìn:
Ống kính góc rộng
(hai đối tượng có kích thước rất khác nhau)
Ống kính Tele
(hai đối tượng có kích thước tương đương)
Mặc dù hai cột ở hình trên cùng khoảng cách, nhưng khi chụp với hai ống kính khác nhau, kích thước tương đối của cột gần ở hai bên rất khác nhau. Với ống kính góc rộng, cột ở xa cũng nhỏ và thấp hơn.
Quan niệm sai lầm đó là ống kính góc rộng ảnh hưởng đến góc nhìn, nhưng đó chỉ là một phần nhỏ của sự thật (không phải là sự thật). Góc nhìn chỉ chịu ảnh hưởng bởi chỗ bạn đứng khi chụp ảnh. Tuy nhiên, trong thực tế, ống kính góc rộng thường làm bạn di chuyển đến gần đối tượng hơn – nên chỉ ảnh hưởng một chút đến góc nhìn thôi.
Kích thước tương đối bị phóng đại có thể được dùng để nhấn mạnh và chi tiết hơn cho các đối tượng tiền cảnh (foregrounds), trong khi vẫn bắt được hậu cảnh rộng. Nếu chúng ta muốn sử dụng hiệu ứng này tối đa trên hình ảnh, chúng ta có thể phải di chuyển đến càng gần đối tượng nhất có thể.
Ở ví dụ góc nhìn cực rộng ảnh bên trên, bông hoa gần nhất gần như chạm vào ống kính, khiến kích thước của nó được phóng đại. Trong thực tế, những bông hoa này chỉ rộng khoảng 6-7 cm.
Tuy nhiên, chúng ta cần hết sức thận trọng khi chụp người. Mũi, đầu hoặc những bộ phận khác có thể bị phóng đại khi chụp quá gần. Điều này là một phần lý do tại sao khi chụp chân dung phải sử dụng ống kính có tiêu cự dài hơn.
Trong ví dụ ảnh bên phải, chú ý đầu của bé có vẻ to bất thường so với người. Đây là một cách hữu ích để tăng thêm tính cách cho người chụp, nhưng chắc chắn không ai muốn như vậy khi chụp chân dụng.
Cuối cùng, vì các đối tượng ở xa trở nên khá nhỏ, nên đôi khi đây là ý tưởng để các thành phần tiền cảnh được neo (chú ý) trong ảnh. Nếu không, một bức ảnh phong cảnh (chụp ở tầm mắt) có thể bị thiếu một điều gì đó cần thiết để thu hút mắt vào bức ảnh chụp được.
Bất kể là gì, không được lo lắng khi đến quá gần đối tượng! Đây là cách mà ống kính góc rộng thực sự toả sáng. Chỉ cần quan tâm đến việc chọn lọc khung ảnh và chụp, các đối tượng cực cần có thể di chuyển khá nhiều trong khung hình mặc dù chi di chuyển một phần rất nhỏ. Vì vậy, có thể trở nên khá khó khăn để đóng khung được đối tượng theo ý chúng ta muốn.
Bất cứ khi nào ống kính góc rộng hướng vào điểm trên hay dưới đường chân trời (đường ngang tầm với mức chụp ảnh – tức là khi nhìn thẳng), nó sẽ gây ra sự mất cân xứng do tính hội tụ. Bất cứ ống kính nào cũng bị như vậy, kể cả ống kính tele, nhưng với ống góc rộng thì tính hội tụ này được mở rộng hơn và do đó dễ phát hiện ra hơn. Hơn nữa, với ống kính góc rộng, ngay cả một thay đổi nhỏ sẽ làm thay đổi vị trí của điểm trọng tâm rất lớn, kết quả là tạo ra sự khác biệt lớn do tính hội tụ.
Trong trường hợp này, điểm trọng tâm (vanishing point) là điểm bản hướng máy ảnh vào. Trong các hình dưới đây sẽ cho thấy sự khác biệt của hình ảnh khi chuyển điểm trọng tâm lên trên hoặc xuống dưới so với đường chân trời.
Dịch chuyển lên trên
Dịch chuyển xuống dưới
Trong ví dụ trên, điểm trọng tâm bị dịch chuyển lên trên hoặc dưới đường chân trời khiến tác động đến hình ảnh rõ rệt, nhìn toà nhà như đang đổ xuống hoặc ngửa ra tại góc nhìn.
Mặc dù tính hội tụ dọc này thường tránh sử dụng trong khi chụp các công trình kiến trúc vì lý do trên, nhưng đôi khi lại được dùng trong một số trường hợp khác và xem như là một ưu điểm:
Trong ví dụ rừng cây, ống kính góc rộng được dùng để chụp các ngọn cây ở bên trái, theo cách này chúng như bao quanh người xem. Một lý do chính đó là chúng trông như đến từ mọi hướng và hội tụ ở chính giữa ảnh, mặc dù thực ra tất cả chúng đều song song với nhau.
Tương tự, với ảnh kiến trúc ở bên phải được chụp gần cửa để phóng đại chiều cao của tháp chuông. Mặt khác, nó cũng mang lại một cảm giác toà nhà ngả về phía sau khi xuất hiện trên hình ảnh.
Cách duy nhất để làm giảm độ hội tụ dọc là: (i) hoặc là chúng ta hướng máy vào gần đường chân trời hơn, ngay cả khi như vậy chúng ta sẽ chụp nhiều mặt đất hơn các đối tượng (và chúng ta sẽ cắt bỏ sau), hoặc (ii) chúng ta phải đi xa hơn và sử dụng ống kính có tiêu cự dài hơn, hoặc (iii) sử dụng Photoshop hoặc các phần mềm xử lý ảnh khác để bóp ảnh lại, hoặc (iv) sử dụng ống kính tilt/shift để điều chỉnh góc nhìn.
Mỗi cách trên đều có những nhược điểm của nó, với trường hợp (i) và (iii) thì đó là độ phân giải, trường hợp (ii) thì lại là tính thuận tiện và góc nhìn, trường hợp (iv) thì liên quan đến kỹ thuật, kiến thức và làm giảm chất lượng ảnh.
Bắt buộc phải sử dụng ống kính góc rọng với các không gian gần, đơn giản bởi vì chúng ta không thể di chuyển ra xa hơn để lấy được hết các đối tượng (nếu dùng ống kính bình thường). Một ví dụ phổ biến là chụp ảnh nội thất, hoặc các kiến trúc bên trong khác. Thể loại này có lẽ là cách dễ dàng nhất để chụp ống kính góc rộng thể hiện ưu điểm, một phần bởi bì nó buộc người chụp phải đén gần các đối tượng chụp.
Trong cả hai ví dụ trên, người chụp không thể di chuyển vài bước chân theo bất kỳ hướng nào, và các bức ảnh được chụp không hề có cảm giác chật chội.
Có lẽ luôn tránh sử dụng một kính lọc phân cực với ống kính góc rộng. Một đặc điểm quan trọng của kính lọc phân cực đó là ảnh hưởng của nó phụ thuộc rất nhiều vào góc tương đối của đối tượng với mặt trời. Khi máy ảnh quay 90 độ so với ánh sáng chiếu của mặt trời, chúng ta sẽ phát huy tối đa được hiệu quả của nó; tương tự như vậy, nếu máy ảnh hướng song song với ánh sáng mặt trời, chúng ta sẽ giảm thiểu tối đa hiệu quả của tính phân cực.
Với một ống kính góc siêu rộng, một cạnh của khung hình có thể sẽ gần như đối diện (trực diện) với mặt trời, trong khi cạnh đối diện thì ngược lại. Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ thấy ảnh hưởng của kính phân cực thay đổi trên hình ảnh nhận được, mà kết quả thường là không mong muốn.
Trong ví dụ trên, bầu trời trong xanh thay đổi từ bão hoà sang sáng dọc theo ảnh từ cạnh trái sang phải.
Một trở ngại chung khi dùng ống kính góc rộng đó là sự thay đổi khá mạnh cường độ ánh sáng trên một bức ảnh. Sử dụng một chế độ phơi sáng bình thường, với ánh sáng không đồng đều, có thể làm một vài phần của ảnh bị phơi sáng quá mức, trong khi các phần khác lại phơi sáng không đủ, mặc dù mắt của chúng ta sẽ điều chỉnh độ sáng khác nhau khi nhìn vào hướng khác nhau. Nhưng cần phải quan tâm khi muốn chụp.
Trong ví dụ trên, tiền cảnh có cường độ chiếu sáng thấp hơn bầu trời hoặc ngọn núi xa xa. Đó là do bầu trời bị phơi sáng quá mức và tiền cảnh thì lại thiếu. Hầu hết trong trường hợp này, người chụp ảnh phải dùng thêm kính lọc GND (Graduated Neutral Density Filter) để giải quyết vấn đề ánh sáng không đồng đều này.
Kính lọc GND một phần che khuất một số ánh sáng từ bầy trời tươi sáng, trong khi đó lại lấy thêm sáng cho các vị trí thấp dần trong ảnh. Ở cạnh dưới của ảnh, kính lọc GND cho phép toàn bộ ánh sáng xuyên qua. Ngoài ra, chúng ta sẽ bàn thêm về các loại kính lọc và kỹ thuật HDR (High Dynamic Range) ở các chủ đề riêng để hiểu hơn.
Một ống kính góc rộng cũng dễ bị hiện tượng flare (choá), một phần vì mặt trời có nhiều khả năng sẽ tham gia vào khung hình. Cũng có thể khó khăn để có thể che chắn các bên của ống kính một cách hiệu quả bằng hood của ống kính, vì hood không thể chặn bất kỳ ánh sáng nào trong tầm nhìn của ống kính.
Chú ý rằng, trong bài này không có đoạn nào nói rằng một ống kính góc rộng thì có khoảng nét tốt hơn. Thật không may, đây cũng là một quan niệm sai lầm phổ biến khác. Nếu chúng ta phóng đại đối tượng như nhau (nghĩa là phóng đại ảnh theo cùng 1 tỉ lệ) thì ống kính góc rộng cũng cho khoảng nét như ống kính tele.
Chú ý kỹ thuật: trong trường hợp phóng đại quá lớn, khoảng nét có thể khác đôi chút. Tuy nhiên, đây là trường hợp cực đoan và không liên quan đến nội dung chính của bài viết này.
Lý do mà các ống kính góc rộng có được tiếng tăm trong việc nâng cao khoảng nét không phải vì cấu tạo của ống kính. Mà bởi vì cách nó được dùng thường xuyên nhất. Mọi người hiếm khi đến đủ gần đối tượng để chụp như khi họ sử dụng ống kính có góc nhìn hẹp hơn (để đối tượng xuất hiện như nhau trên cùng khung hình).
Luôn không có một quy tắc nhất định trong nhiếp ảnh nói chung, chúng ta có thể sử dụng ống kính góc rộng hiệu quả nhất khi chúng ta trải nghiệm với 4 nguyên tắc sau đây:
1. Khoảng cách đến đối tượng. Đưa đối tượng đến tiền cảnh và đắm chìm vào đối tượng chính.
Ống kính góc rộng phóng đại tương đối kích thước của các đối tượng gần và xa. Đến gần đối tượng để nhấn mạnh đối tượng bằng chính hiệu ứng này. Các ống kính góc rộng thường có khoảng cách lấy nét tối thiểu, và cho phép chúng ta nhìn thấy nhiều hơn trong không gian hẹp.
2. Bố cục. Cẩn trọng khi đặt các đối tượng ở gần và ở xa để đạt được một tác phẩm rõ ràng.
Ảnh chụp bằng ống kính góc rộng thường bao gồm rất nhiều đối tượng, do đó dễ khiến người xem nhầm lẫn. Thử nghiệm với các kỹ thuật khác nhau để bố cục các chủ đề hợp lý.
Rất nhiều người chụp cố gắng tổ chức làm sao để các đối tượng xuất hiện trong các lớp rõ ràng, và/hoặc hướng mắt nhìn vào tiền cảnh rồi dọc theo hình ảnh. Hoặc một cách đơn giản kết hợp gần xa với một đối tượng gần và một đối tượng ở hậu cảnh.
3. Góc nhìn. Hướng máy ảnh vào đường chân trời, để tránh bị lỗi hội tụ dọc, nếu không nhận thức được chính xác tác động của nó lên đối tượng chụp.
Ngay cả khi một thay đổi nhỏ khi hướng máy ảnh vào đối tượng có thể gây ra một tác động rất lớn. Hãy hết sức chú ý và cẩn thận khi chụp kiến trúc, cây cối và các đối tượng hình học khác.
4. Méo. Hãy nhận biết về việc méo có thể tác động lên đối tượng.
Có hai hình thức phổ biến nhất của vấn đề này là méo barrel và méo cạnh. Méo barrel khi đối các đường thằng không đi qua giữa ảnh. Còn méo cạnh do các đối tượng ở các cạnh cực đoan của khung hình xuất hiện theo hướng từ giữa ảnh đi ra.
Đây là một nội dung trong loạt bài viết cùng tìm hiểu và nâng cao trình độ chụp ảnh!