LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
- Máy ảnh và ống kính: Bạn có thể sử dụng bất cứ máy ảnh nào từ những chiếc máy ảnh chuyên nghiệp cho tới những chiếc máy ảnh du lịch có khả năng gắn được dây bấm mềm. Với thể loại time- lapse này, bạn có thể lựa chọn bất cứ ống kính nào tùy theo bố cục của khung hình để có thể tùy chỉnh theo ý muốn.
- Chân máy ảnh: là thiết bị không thể thiếu trong suốt quá trình chụp, hãy cố gắng cố định chân máy để đảm bảo tính chuyên nghiệp cũng như dể dàng xử lý hậu kỳ ở giai đoạn cuối cùng.
- Timer-remote: có tác dụng tạo ra các time interval (tạm gọi là những khoảng thời gian đều nhau) mà máy sẽ chụp ví dụ như sau mỗi 1 giây, 5 giây 5 phút, 10 phút máy ảnh sẽ chụp một tấm. Ngoài ra, timer remote còn có màn hình LCD giúp bạn tùy chọn được số lượng frame cần chụp và theo dõi quá trình chụp (đã chụp/còn bao nhiêu frame). Một số máy ảnh cao cấp có tích hợp sẵn khả năng này. Đối với máy ảnh Sony E-mout bạn có thể cài app Time-lapse.
- Dây bấm mềm (Wired remote): trong một số trường hợp, bạn có thể sử dụng dây bấm mềm rồi khóa nút chụp để máy chụp liên tục nhằm hạn chế tối thiểu thời gian delay giữa các frame, giúp chuyển động giữa các frame mướt hơn.
- Interval timer shooting: Đây là tính năng có sẵn trong một số dòng máy ảnh Nikon như D300, D300s, D7000… rất tiện lợi và gọn gàng.
Sau khi đã chuẩn bị cho mình những thiết bị cần có, bạn bắt đầu chuyển sang thiết lập các thông số trên máy ảnh của mình
– Đầu tiên, bạn đưa máy ảnh về chế độ M, set các thông số tốc độ, khẩu độ, ISO, WB (cân bằng trắng) phù hợp với điều kiện ánh sáng của môi trường và theo ý tưởng của mình đề ra. Chú ý là phải giữ các thông số đó cố định trong suốt thời gian chụp.
– Điều chỉnh máy ảnh về chế độ lấy nét tay và cố định nó lên chân máy ảnh vững chắc, tránh những tình huống rung ngoài ý muốn trong suốt quá trình chụp.
– Điều chỉnh độ trễ giữa các khung hình (Interval time) trên dây bấm mềm hoặc trên trên máy ảnh (đối với máy cài app hoặc máy tích hợp sẵn), set số khung hình. Tùy thuộc vào độ dài của video mà bạn thiết lập số khung hình cần chụp. Ví dụ bạn cần làm đoạn video 10 giây với thông số 30fps thì số khung hình bạn cần chụp là 300 hình.
– Chỉ nên chụp JPEG chứ đừng chụp RAW vì sẽ rất tốn dung lượng thẻ nhớ, tốn pin, máy buffer chậm và lưu file không kịp.
– Bạn không nên để auto WB vì điều này có thể làm cho màu sắc giữa các bức hình khác nhau, gây cảm giác khó chịu cho người xem.
– Tốc độ chụp phải nhanh hơn Interval time. Tốc độ chụp ảnh hưởng đến những hiệu ứng trong đoạn video ví dụ ở tốc độ khoảng1/30s sẽ làm đoạn video có hiệu ứng blur, ở tốc độ 1-2s sẽ tạo hiệu ứng vệt sáng.
– Interval time sẽ ảnh hưởng tới tốc độ của đoạn video thành phẩm, tùy thuộc bạn muốn “tua nhanh” đoạn video lên bao nhiêu lần.
– Chuyển động ban ngày: Interval time 1s, tốc độ chụp 1/100s hoặc 1/20s (để tạo hiệu ứng Blur)
– Phơi đêm: Interval time 2s tốc độ 1,6s (tạo vệt sáng) hoặc interval time 1s tốc độ 0,5s (tạo Blur mạnh).
– Thác nước: Interval 1s tốc 1/100s hoặc 0,5s (tạo Blur)
– Mây trôi: Interval 3-5s tốc 1/60s
– Hoa nở: Interval 3-5phút, tốc 1/60s
– Công trường đang thi công: interval time 5-10s, tốc 1/60s
– Sau khi đã chụp đủ những khung hình cần thiết, khâu cuối cùng và cũng quan trọng không kém là ghép chúng lại thành 1 đoạn video ấn tượng. Trước khi ghép chúng lại với nhau, bạn có thể chỉnh sữa sơ qua những hình ảnh đó để loại bỏ một số chi tiết thừa, cắt cúp khung hình theo đúng ý đồ bằng một số phần mềm thông dụng theo ý muốn và tất nhiên, chúng phải được xử lý trên cùng một thông số.
– Đảm bảo rằng bạn đang sử dụng một phần mềm có khả năng biên tập video. Bạn có thể tham khảo phần mềm Adobe Premiere pro.
-Đối với Adobe Premiere, các bạn import tất cả các frame hình đã chụp theo kiểu image sequence. Chọn Menu FILE – Import (Ctrl-I): truy cập tới folder chứa sequence ảnh, chọn bất cứ ảnh nào và tick ô Numbered Stills, rồi nhấn Open. Sau đó, bạn có thể kéo clip vào Timeline để dựng (edit) được rồi.
-Các bạn có thể cắt ghép video, chèn nhạc, hiệu ứng hình ảnh theo ý thích.
Bây giờ chỉ việc Export movie và cùng xem lại thành quả lao động của mình.
– Đầu tiên, tuổi thọ của màn trập sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Để có được 1 giây video Time-lapse, bạn cần chụp đến 30 tấm ảnh (30fps). Và nếu video của bạn dài 1 phút thì con số đó là 1800 lần bấm máy.
– Thú chơi này sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức của bạn. Khác với việc quay video thông thường, bạn cần sử dụng rất nhiều thời gian để có thể hoàn thành một đoạn video có thời gian vài phút.
– Là thể loại nhiếp ảnh đòi hỏi bạn phải nắm vững những kiến thức nhiếp ảnh cơ bản để có thể làm chủ được các thông số trên máy ảnh như tốc độ chụp (exposure time), khẩu độ (aperture), độ nhạy sáng (ISO), cân bằng trắng (White Balance).
– De-focus: bạn có thể xoay vòng lấy nét thật nhẹ từng chút một sau mỗi frame ảnh, điều này sẽ giúp cảnh quay dần chuyển từ rõ nét thành bokeh. Khi bạn xoay đều tay bao nhiêu, thì sự chuyển đổi này càng mượt mà bấy nhiêu, làm tăng thêm tính nghệ thuật cho đoạn video của bạn.
– Đối với những lens khẩu lớn (f/1.4 – f/2.8), khi bạn mở khẩu tối đa và de-focus thì bokeh sẽ rất to và frame ảnh hầu như mất hết chi tiết. Do đó, khi sử dụng thủ thuật de-focus, tốt nhất bạn nên chỉnh khẩu tầm 4 – 5.6 là vừa đủ.
– Zoom cảnh quay khi dựng phim: từ 1 cảnh rộng, zoom vào cảnh cận sẽ giúp chủ thể của khung hình nổi bật hơn. Thực hiện bằng cách: chụp 1 shot rộng và 1 shot cận cùng hướng về 1 chủ thể, khi dựng phim thì tăng kích thước (resize) shot cảnh rộng sao cho chủ thể của nó bằng đúng kích thước với shot cận cảnh. Thao tác này phải diễn ra thật nhanh (1/6 – 1/3 giây) để đảm bảo không làm chậm tiết tấu vốn đã rất nhanh của 1 clip Time-lapse.
– Bạn không cần phải chụp liên tục từ chiều đến tối để có được một đoạn video chuyển trời. Thay vào đó, bạn có thể chia nhỏ chúng ra thành nhiều đoạn, mỗi đoạn vài giây với các mức WB tương ứng. Sau đó bạn có thể ghép chúng lại theo trình tự thời gian, bạn cũng sẽ tạo ra một đoạn video với cảm giác chuyển mượt mà.
Theo binhminhdigital