LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
Độ phóng đại của bất kỳ ống kính nào cũng được xác định bởi tiêu cự. Đối với chụp ảnh macro, chúng ta thường quan tâm đến mức độ cận cảnh có thể tiếp cận với chủ thể. Hai yếu tố này, bao gồm tiêu cự và khoảng cách lấy nét tối thiểu, xác định tỷ lệ phóng đại tối đa của ống kính, đôi khi được gọi là “tỷ lệ tái tạo”. Bạn tiếp cận chủ thể với một ống kính có tiêu cự xác định càng gần, thì tỷ lệ phóng đại bạn đạt được sẽ càng cao.
Theo định nghĩa truyền thống, ống kính macro là một ống kính có tỷ lệ độ phóng đại tối đa ít nhất là 1:1, hoặc “1x” trong thông số kỹ thuật ống kính. Điều này có nghĩa là một chủ thể có thể được tái tạo ở kích thước hoàn chỉnh trên cảm biến hình ảnh của máy ảnh: một đối tượng 10 mm có thể được chiếu lên cảm biến là một hình ảnh 10 mm khi ống kính gần đối tượng đó. Tỷ lệ phóng đại tối đa là 1:2 hoặc “0.5x” có nghĩa là kích thước tối đa mà một hình ảnh của cùng một đối tượng 10 mm có thể được chiếu lên cảm biến là 5 mm, hoặc chỉ là bằng một nửa so với kích thước thật.
Ống kính Macro được thiết kế đặc biệt để tạo hiệu suất quang học tối ưu ở khoảng cách lấy nét cực ngắn và thường là sắc nét nhất ở cự ly gần, tuy nhiên điều này không có nghĩa là loại ống kính này chỉ được dùng để chụp ảnh macro. Nhiều ống kính macro cũng có khả năng tạo hiệu suất tuyệt vời khi chụp đối tượng bình thường ở khoảng cách bình thường.
Một đặc tính quan trọng khác của ống kính macro được dùng để quay phim khoảng cách gần là có độ sâu trường ảnh rất hẹp. Vì vậy bạn cần phải lấy nét rất cẩn thận để ghi được các chi tiết như ý với tiêu điểm hoàn hảo. Chân máy có thể giúp cho việc lấy nét dễ dàng hơn trong mọi tình huống. Bạn có thể thay đổi khẩu độ một chút để đạt độ sâu trường ảnh phù hợp với đối tượng. Độ sâu trường ảnh thấp có thể là một lợi thế khi làm nổi bật chi tiết sắc nét trên phông nền mờ ảo.
Thông số kỹ thuật của ống kính “khoảng cách lấy nét tối thiểu” có thể gây nhầm lẫn. Khoảng cách lấy nét tối thiểu được đo từ chủ thể đến điểm lấy nét phía sau của ống kính, là mặt phẳng cảm biến hình ảnh trên thân máy. Thuật ngữ “khoảng cách chụp” được sử dụng để mô tả khoảng cách giữa chủ thể và phần mặt trước của ống kính.
Mỗi ống kính đòi hỏi một khoảng cách tối thiếu tính từ chủ thể cần thiết để chụp được chủ thể đó. Khoảng cách này được gọi là khoảng lấy nét tối thiểu. Nếu bạn chụp chủ thể gần hơn khoảng cách này, bạn sẽ không thể lấy nét chủ thể một cách chính xác.
Ở mặt trước của ống kính, khoảng lấy nét tối thiểu được trình bày theo hệ mét (m) và feet (ft). Khoảng lấy nét tối thiểu của các ống kính SELP1650 ở trên dao động từ 0,25 m (25 cm) đến 0,30 m (30 cm) tùy vào tiêu cự. Nếu bạn chụp chủ thể ở khoảng cách gần hơn khoảng lấy nét tối thiểu, bạn sẽ không thể lấy nét chủ thể một cách chính xác và không thể bấm đóng màn trập.
Trong tình huống bạn muốn chụp chủ thể càng gần càng tốt, chẳng hạn như muốn chụp cận cảnh bông hoa, trước tiên, bạn đến gần chủ thể hết mức rồi di chuyển ra xa một chút để tìm ra khoảng cách mà chủ thể vẫn sắc nét.
Ví dụ, nếu một ống kính được quy định có khoảng cách lấy nét cực tiểu là 0,2 m (20 cm), tùy thuộc vào độ dày của thân máy và độ dài của ống kính, thì khoảng cách chụp của bạn chỉ là một vài cm khi lấy nét tại khoảng cách lấy nét cực tiểu để có thể chụp macro 1:1. Vì gần chủ thể có thể làm cho ánh sáng khó truyền qua (đèn flash macro chuyên dụng và đèn hỗ trợ flash dạng vòng có thể khắc phục vấn đề ánh sáng này), việc lấy nét có thể gặp khó khăn nếu chủ thể hoặc máy ảnh di chuyển nhẹ và bạn có thể xóa đối tượng ở khoảng cách gần như vậy. Nếu những vấn đề này xảy ra, bạn cần phải chọn một ống kính macro có tiêu cự dài hơn để tăng khoảng cách chụp trong trường hợp như thế.
Theo sony.com.vn