LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
Tiếp theo Phần 1. Bài viết này giới thiệu những điểm ngắm hoa đào nổi tiếng hơn, những điểm đó được tham quan vào giữa đến cuối tháng 4.
Chúng ta sẽ xem xét các kỹ thuật nhiếp ảnh bạn có thể sử dụng để chụp hoa đào vào ban đêm, và xem những khác biệt giữa chúng và hoa đào bạn thấy vào ban ngày. (Người trình bày: Takashi Nishikawa, Atsushi Malta, Masami Goto, Tatsuhiko Bin)
Hoa đào buổi tối có thể được khắc họa chi tiết trước hoặc sau hoàng hôn, mặc dù không quá tối
Một điểm ngắm hoa đào ở Kyoto nổi tiếng đối với người dân địa phương (nhưng ít nổi tiếng hơn đối với du khách nước ngoài) là cây hoa đào duy nhất được chiếu sáng vào ban đêm ở đền Kaizoji ở Ine Bay.
Hai bên có những nhà thuyền dường như nổi trên mặt nước, nó tạo thành một phong cảnh đẹp như tranh nhất là vào ban đêm.
Chìa khóa để có được ảnh đẹp nhất chụp nhà thuyền và cây hoa đào trong một ảnh duy nhất là chụp từ bờ đối diện.
Vì bạn sẽ không thể khắc họa chi tiết khi trời hoàn toàn tối, hãy thử chụp dùng phơi sáng thấp lúc chạng vạng. Cài đặt cân bằng trắng thành “Daylight” làm cho ảnh hóa ra quá xanh, do đó “Auto” được sử dụng để giữ lạnh màu hơi xanh.
Lúc chạng vạng, cài đặt cân bằng trắng thành “Daylight” hoặc “Auto” sẽ tạo ra hoàn thiện đẹp hơn nữa.
EOS 5D Mark II/ EF70-300mm f/4-5.6L IS USM/ FL: 79mm/ Aperture-priority AE (f/8, 10 giây, EV-1,0)/ ISO 400/ WB: Auto.
Ảnh của Takashi Nishikawa/ Địa điểm: Ine-cho, Yosa-gun, Quận Kyoto.
Thời điểm ngắm hoa đẹp nhất: Giữa tháng 4/ Thời gian chụp: 7:00 pm.
EOS 5D Mark II/ EF70-300mm f/4-5.6L IS USM/ FL: 79mm/ Aperture-priority AE (f/8, 10 giây, EV-1,0)/ ISO 400/ WB: Shade.
Ảnh của Takashi Nishikawa.
Nếu cân bằng trắng được cài đặt thành “Shade”, ảnh sẽ gần với thực tế hơn về độ màu, và tông màu ấm ở hoa đào sẽ tăng. Tuy nhiên, ấn tượng chung của ảnh sẽ giảm.
Đặt đối tượng một cách đối xứng kế bên nhau để làm cho cả hai đối tượng nổi bật.
Không dễ bị gió ảnh hưởng, là lý tưởng cho ảnh sử dụng hình ảnh phản chiếu trên mặt nước.
Tôi muốn tạo ra một tấm ảnh ấn tượng chụp hoa đào ban đêm, do đó tôi hướng mặt ngay về tòa lâu đài và cây hoa đào phản chiếu dưới nước, và lập bố cục ảnh bằng cách tìm điểm đối xứng của chúng.
Bằng cách đó, tôi có thể thể hiện cả hai đối tượng một cách ấn tượng trong ảnh. Thời điểm chụp lý tưởng là vào ban đêm, sau hoàng hôn, khi hình ảnh phản chiếu dưới nước nổi bật hơn.
Mặc dù điểm chính là hình ảnh phản chiếu dưới nước của tòa lâu đài và cây hoa đào, ảnh sẽ có vẻ bình thường nếu chụp từ một góc xem chéo. Ngoài ra, ảnh sẽ có vẻ rối nếu có du khách ở bên trái, do đó tôi để phần đó ra ngoài khung hình.
EOS 5D Mark II/ EF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 24mm/ Aperture-priority AE (f/8, 13 giây, EV±0)/ ISO 320/ WB: White Fluorescent Light.
Ảnh của Atsushi Malta/ Địa điểm: Motoshiro-cho, Joetsu-shi, Quận Niigata.
Thời điểm ngắm hoa đẹp nhất: Giữa tháng 4/ Thời gian chụp: 7:30 pm.
EOS 5D Mark II/ EF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 28mm/ Aperture-priority AE (f/8, 10 giây, EV+0,3)/ ISO 200/ WB: White Fluorescent Light.
Ảnh của Atsushi Malta.
Ảnh này được chụp với cùng hiệu ứng gương. Mặc dù những đường thẳng của cái hào khắc họa ấn tượng phối cảnh và nó vẫn tạo thành một ảnh đẹp, đây là một bố cục rất thường được sử dụng–không phải là lựa chọn phù hợp nhất nếu bạn muốn tạo ra một tấm ảnh độc đáo!
Mạnh dạn che bầu trời bằng con đường rợp bóng hoa đào, và để cho những tia sáng xiên của ánh ban mai làm toát nên cảm giác ba chiều.
Vì có nhiều du khách khi hoa đào nở rộ, hãy nhắm chụp vào sáng sớm khi còn ít người. Mặc dù chụp cảm giác rộng mở và độ sâu trong cảnh bằng một ống kính góc rộng là một ý hay, tôi khuyên dùng góc tele một chút để chụp hoa dày đặc hơn và làm nổi bật vẻ đẹp của hoa đào.
Ngoài ra, tôi tìm một góc ở đó toàn bộ bầu trời có vẻ bị lấp đầy bởi hoa đào.
Khi chụp ở địa điểm này, hoàn thiện của ảnh sẽ khác nhau tùy vào thời tiết, thời điểm chụp, và cách ánh sáng đi vào khung hình.
Cụ thể là khi chụp vào sáng sớm ở điều kiện thời tiết tốt, những cái bóng mờ tạo thành bởi những tia nắng xiên sẽ mang lại hoàn thiện khác lạ cho ảnh của bạn. Những cái bóng trên đường cũng giúp thể hiện cảm giác ba chiều dễ dàng hơn.
EOS 5D Mark III/ EF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 88mm/ Aperture-priority AE (f/16, 1/20 giây, EV+1,0)/ ISO 400/ WB: Daylight.
Ảnh của Masami Goto/ Địa điểm: Tachibana, Kitakami-shi, Quận Iwate.
Thời điểm ngắm hoa đẹp nhất: Cuối tháng 4/ Thời điểm chụp: 7:00 am.
EOS 5D Mark III/ EF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 73mm/ Aperture-priority AE (f/16, 1/10 giây, EV+1,0)/ ISO 200/ WB: Daylight.
Ảnh của Masami Goto.
Với bầu trời đầy mâu, toàn bộ ảnh có vẻ dẹt. Và không có độ sâu mà con đường mang lại hay cảm giác ba chiều do hoa đào mang lại, sẽ có tạo ra ảnh có dạng đường hầm với hoa đào.
Hiệu ứng nén của ống kính tele nhấnmạnh số lượng hoa đào, cho phép bạn chụp được ảnh đẹp với ánh sáng ban đêm.
Cây đào khoảng 350 tuổi có hoa với những màu sâu. Những bông hoa này, được gọi là “hoa đào Fudo (Fudozakura)”, bao quanh bởi hoa cải dầu, như thế bạn có thể chụp chúng từ các góc khác nhau.
Hoa đào Fudo rất nổi tiếng, với không khí ấn tượng của chúng, và đẹp nhất khi chụp dưới ánh sáng ban đêm. Tôi sẽ khuyên chọn góc và thời điểm một cách cẩn thận cho ảnh này.
Với ảnh này tôi tìm cách tạo ra một tác phẩm tập trung vào sự kết hợp giữa cây hoa đào với đền thờ phía sau.
Tôi sử dụng ánh sáng ban đêm hiệu quả nhất và hiệu ứng nén của ống kính tele để nhấn mạnh số lượng hoa. Ngoài ra, tôi đảm bảo tái tạo màu sắc của những bông hoa đẹp, dùng một kính lọc PL để tránh mất chi tiết màu trắng.
EOS-1Ds Mark III/ EF70-300mm f/4-5.6L IS USM/ FL: 252mm/ Aperture-priority AE (f/9, 1/80 giây, EV-0,7)/ ISO 200/ WB: 6,000K.
Ảnh của Tatsuhiko Bin/ Địa điểm: Nakata-machi, Koriyama-shi, Quận Fukushima.
Thời điểm ngắm hoa đẹp nhất: Cuối tháng 4/ Thời điểm chụp: 5:00 pm.
EOS-1Ds Mark III/ EF70-300mm f/4-5.6L IS USM/ FL: 269mm/ Aperture-priority AE (f/16, 1/40 giây, EV-1,0)/ ISO 250/ WB: 5,200K.
Ảnh của Tatsuhiko Bin.
Đền thờ nổi bật quá, làm cho hoa đào thiếu ấn tượng. Tôi sẽ khuyên xem lại vị trí chụp và góc chụp để làm cho hoa đào nổi bật hơn.
Những vùng màu xanh dương được đều cập ở Phần 1.
Sinh năm 1965 ở Quận Nara, Nishikawa tốt nghiệp Khoa Phát Thanh Truyền Hình và Điện Ảnh trường Arts Osaka Professional Total Creative School.
Ông tự học nhiếp ảnh, và làm việc tại một công ty sản xuất video thương mại và phòng in ảnh chuyên nghiệp trước khi trở thành nhiếp ảnh gia tự do. Là thành viên của Japan Nature Scenery Photograph Association (JNP).
Sinh năm 1968. Malta hiện nay chụp ảnh đêm như công việc cả đời, và hoạt động trong loạt ảnh trên báo/trực tuyến, tạp chí, tuần san, triển lãm ảnh, và các trang web liên quan đến chụp phong cảnh đêm.
Sinh năm 1955 tại Hokkaido, Goto bắt đầu chụp ảnh núi Daisetsuzan vào năm 1978 cùng với công việc chụp ảnh quảng cáo.
Vào năm 1984, ông bắt đầu đi khắp Hokkaido với vai trò nhiếp ảnh gia tự do, ghi nhận và chụp ảnh phong cảnh thiên nhiên ở đó. Hiện nay ông chụp phong cảnh trên khắp Nhật Bản, trọng tâm là các khu vực Hokkaido và Tohoku.
Sinh tại Tokyo vào năm 1958. Bin chủ yếu chụp phong cảnh tự nhiên ở các làng núi ở Nhật Bản, và cung cấp ảnh cho lịch, quảng cáo và các tạp chí khác nhau.
Theo: snapshot.canon-asia.com