LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
Ống kính Canon EOS 5D Mark II, EF16-35mm f/2.8L II USM, f/3.2, 1/100, 16mm, ISO500.
Cuộc di cư vĩ đại của Cá Mập Voi.
Ít ai trong số chúng ta có cơ hội trải nghiệm những điều kiện khắc nghiệt chứ đừng nói là lặn trong môi trường đó.
Chúng ta đều biết đại dương ẩn chứa trong nó vô vàn bí ẩn, nhưng điều gì xảy ra khi nhiệt độ hạ xuống âm độ C?
Hãy cùng chúng tôi theo chân Raymond Man khám phá thế giới bí ẩn đó để hiểu thêm về công việc nhiếp ảnh dưới nước của anh.
Thấu kính Canon EOS 5D, EF100mm f/2.8 Macro USM, f/16, 1/100sec, 100mm, ISO200.
Một chú Tôm Tích đang bảo vệ trứng của mình.
Chào Raymond! Chúng tôi biết gần đây anh đang chụp ảnh tại Vòng Cực Bắc ở Nga – Xin hãy chia sẻ cho chúng tôi về hành trình đó của anh.
Có một điều lạ lùng mà tôi không thể không nhắc tới, đó là nhiệt độ trên mặt nước lạnh tới -20 đến -30 độ C thì nhiệt độ dưới nước chỉ vào 1 độ C!
Tôi có cơ hội chụp lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp khi các sinh vật giao phối và đẻ trứng, và trong những giây phút đó tôi thấy thật hài lòng với tốc độ của chiếc máy 5D nhờ khả năng ghi hình nhanh thực sự hữu ích.
Thấu kính Canon EOS 5D Mark II, EF100mm f/2.8L Macro IS USM, f/13, 1/160, 100mm, ISO250 .
Sên Biển vẫn hoạt động tích cực bất kể nhiệt độ lạnh căm dưới nước.
Tôi lo rằng máy ảnh sẽ không thể hoạt động ở nhiệt độ như vậy. Được biết, trong một số điều kiện khắc nghiệt như ở Bắc Cực, máy ảnh của bạn sẽ không thể hoạt động được.
Bí quyết là lắp ráp tất cả các thiết bị của bạn ở một nơi ấm áp và lấy ra ngay trước khi lặn. Tôi đã học được rằng nếu nhiệt độ nước là 0 độ C thì cũng không ảnh hưởng đến máy ảnh nhiều.
Tôi đã là một người sử dụng Canon 5D kể từ năm 2006, và đã dùng qua cả ba thế hệ máy ảnh, vì vậy hiểu rất rõ đây thực sự là một chiếc máy ảnh mạnh mẽ.
Chiếc máy đã đồng hành cùng tôi chứng kiến sự thay đổi của đại dương và cùng nhau đối mặt với mọi thách thức. Đây quả thực là đối tác nhiếp ảnh tuyệt vời nhất của tôi!
Ống kính Canon EOS 5D, EF100mm f/2.8 Macro USM, f/11, 1/200sec, 100mm, ISO100.
Một chú tôm Harlequin đang nhấm nháp món ăn yêu thích của nó, những con sao biển.
Thách thức lớn nhất đối với tôi là lặn trong bóng tối mù mịt, không biết bản thân sẽ gặp phải những gì và có thể chụp những đối tượng nào. Càng lặn sâu, không gian lại càng tối nên đôi lúc, bạn bắt đầu cảm thấy hơi lạc.
Vào những lúc như thế vậy, bạn cần phải có một chiếc đèn flash và một nguồn ánh sáng cực mạnh, nhưng tôi phải nói rằng loạt Canon 5D có khả năng nhạy sáng ISO cao thực sự tuyệt vời, là trợ thủ đắc lực giúp bạn chụp hình!
Ống kính Canon EOS 5D Mark II, EF15mm f/2.8 Fisheye, f/6.3, 1/320sec, 15mm, ISO320.
Một con Cá mập voi lớn đến nỗi nó có thể nuốt trọn một người thợ lặn.
Một thách thức khác mà tôi phải đối mặt là bộ đồ lặn giữ cho cơ thể khô ráo.
Bộ đồ này làm hạn chế cử động và khiến tôi kém nhanh nhẹn hơn nhiều. Bạn chắc chắn phải đeo găng tay, điều đó khiến việc nhấn màn trập khá bất tiện.
Tuy nhiên, mấy trở ngại này chả còn là vấn đề nữa ngay khi bạn nhìn thấy một cá voi beluga đang đến gần!
Thấu kính Canon EOS 5D, EF100mm f/2.8 Macro USM, f/16, 1/60sec, 100mm, ISO200.
Chú Cua Sứ sống giữa rặng san hô và và sử dụng chùm râu đặc biệt của nó để bắt thức ăn.
Tôi thích thực hiện những đoạn video ngắn. Có một điều về nhiếp ảnh/quay phim dưới nước là bạn chỉ có thể tác nghiệp trong một khoảng thời gian giới hạn.
Nhưng tôi mê độ nhanh nhạy ở chiếc máy ảnh này lắm, vì cho đến nay, nhờ nó mà tôi chưa bao giờ bỏ lỡ bất kỳ cơ hội chụp ảnh nào, bất chấp tốc độ các sinh vật biển di chuyển trong môi trường sống tự nhiên của chúng.
Bên cạnh thuận lợi thì cũng có thách thức, đó là rất khó để lấy được nét khi bạn quay video dưới nước, đặc biệt là khi máy ảnh được đặt trong bao chống thấm nước, không cho phép lấy nét bằng tay.
Tôi thích cách mình có thể giữ vững máy và quay video chỉ với một cú nhấp, và kết quả chưa bao giờ làm tôi thất vọng.
Công nghệ phát triển thật đáng kinh ngạc, bạn hầu như không còn cần đến những thiết bị cồng kềnh, nặng nề nữa và chất lượng hình ảnh thì không hề bị ảnh hưởng.
Ống kính Canon EOS 5D Mark III, EF100mm f/2.8L Macro IS USM, f/32, 1/160, 100mm, ISO320.
Một chú Cá ngựa Pygmy mà tôi chụp được. Nó chỉ to 1 cm!
Đến cuối cùng, tất cả các nhiếp ảnh gia dưới nước đều tìm cách kể những câu chuyện thông qua công việc của mình về vẻ đẹp của thế giới đại dương và các sinh vật sống.
Chúng tôi muốn mọi người hiểu được giá trị và trân trọng vẻ đẹp tự nhiên đó.
Tôi cũng từng giúp chính phủ xây dựng một thư viện hình ảnh về đa dạng sinh học để phục vụ cho các trường đại học, và sản xuất nhiều phim tài liệu giáo dục về đại dương dành cho mọi tầng lớp khán giả, đó là sự đóng góp của tôi vào việc bảo vệ môi trường.
Một ngày nào đó tôi cũng muốn chụp chim cánh cụt ở Nam Cực nữa, chúng quá là đáng yêu!
Ống kính Canon EOS 5D Mark II, EF16-35mm f/2.8L II USM, f/8, 1/125sec, 16mm, ISO400.
Raymond Man là một nhiếp ảnh và chuyên gia video hàng đầu trong lĩnh vực nhiếp ảnh đại dương.
Ông được giới chuyên môn đánh giá cao vì đã sản xuất ra loạt phim tài liệu về thế giới dưới nước đã đoạt giải thưởng cao.
Ông cũng đồng sản xuất với hãng CCTV Trung Quốc và quay bộ phim tài liệu đầu tiên về hệ sinh thái của Trung Quốc, có tên “Cuộc sống hoang dã ở Trung Quốc” và phiên bản phim của nó có tên “Mật mã của tự nhiên”, đã giành được giải Popular Science Film – Phim Khoa học được yêu thích (vị trí thứ 4) tại Golden Rooster Awards năm 2013.
Do đó trở thành các bộ phim khoa học trong nước đầu tiên vinh dự nhận giải thưởng.
Theo: snapshot.canon-asia.com