LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
Khi thăm một công trình kiến trúc độc đáo nào đó thì cũng có thể sẽ là lần duy nhất trong đời bạn đến đó. Vì vậy hãy chụp thật nhiều ảnh, từ nhiều góc độ và ở nhiều thời điểm khác nhau trong ngày. Hãy chắc rằng thẻ nhớ của bạn có đủ chỗ để lưu nhiều tấm hình. Trong ảnh là Thành Rome được chụp vào ban đêm, và bạn sẽ thấy nó khác biệt so với các tấm hình tương tự được chụp vào ban ngày.
Khi chụp các công trình kiến trúc, bạn không nên theo những lối mòn chụp ảnh sẵn có. Hãy tìm các góc chụp độ đáo và các khu vực mà bạn thấy ấn tượng theo cách thức riêng của mình. Luôn nhìn lên trên trần nhà để xem có nét gì ấn tượng hay không. Hãy lia máy ảnh lên trên và sử dụng độ mở ống kính thích hợp để chụp. Nếu bạn không dùng flash thì hãy để độ mở ống kính ở khoảng f/4. Nếu đó là trần kính thì hãy để độ phơi sáng thấp hơn một chút để các chi tiết tối màu được thể hiện tốt hơn.
Vị trí đứng chụp là quan trọng khi bạn chụp ảnh các công trình kiến trúc. Hãy luôn tìm các góc và vị trí ấn tượng mỗi khi có thể. Hãy lưu tâm tới quy luật 1/3 trong nhiếp ảnh và tìm hiểu xem bạn có thể phá cách như thế nào. Chẳng hạn bạn chụp một cầu thang hình xoắn ốc, thay vì chụp từ bên dưới lên thì tại sao bạn lại không trèo lên trên đỉnh để chụp từ trên xuống dưới. Khi đó hãy chọn mức ISO khoảng 400, giữ chặt máy ảnh và bạn thỏa sức sáng tác theo cảm hứng của mình.
Bạn không nên chụp các bức ảnh kiến trúc dựa trên góc độ mắt quan sát. Thay vào đó hãy thử chụp ở nhiều góc độ và các điểm quan sát khác nhau. Chẳng hạn bạn có thể đưa máy ảnh sang trái hoặc phải, trên và dưới tầm mắt quan sát mà không nhất thiết phải ngang tầm mắt. Hãy sử dụng các loại ống kính nghiêng để bức ảnh đạt hiệu quả sáng tạo không ngờ.
Phóng to để chụp cận cảnh là cách tốt nhất để chụp các điểm nhỏ ấn tượng trong một toà nhà lớn. Chẳng hạn bạn có thể chụp tay nắm cửa, cửa sổ, viên gạch hoặc các họa tiết trên đường lượn của cầu thang. Hãy sử dụng ISO 400 với độ mở ống kính rộng vừa phải để chụp những chi tiết này.
Chụp ảnh công trình kiến trúc vào nhiều thời điểm khác nhau trong ngày sẽ tạo ra nhiều cảm giác và hiệu quả khác nhau trên cùng một tấm hình. Nếu bạn chụp nhà thờ thì nên chụp lúc dạng tối hoặc bình minh. Còn nếu chụp tòa nhà thì nên chụp ban đêm sử dụng chân máy và chọn góc chụp thích hợp. Khi đó hãy để mức ISO thấp nhất, chọn độ mở ống kính khoảng f/32 (mất khoảng 10 giây máy mới chụp được một ảnh) để có bức ảnh sắc nét hơn. Nếu muốn chụp sắc nét hơn nữa, bạn có thể giảm tối đa độ mở ống kính (tăng độ sâu trường ảnh) và sử dụng các vật cố định (như mặt bức tường) để đặt máy ảnh.
Khi chụp ảnh kiến trúc ở dạng đen – trắng, bạn cần chú ý tới các đường nét gây ấn tượng mạnh trong bức ảnh để tạo ra hiệu ứng tương phản. Hãy qua sát các đường thẳng thu hút mắt vào trung tâm hoặc điểm nhấn của tấm hình. Khi chụp đen trắng, bạn sẽ không phải lo nghĩ nhiều về bầu trời u ám nhưng vẫn nên sử dụng kính lọc màu đỏ hoặc kính phân cực để có độ tương phải tốt hơn.
Việc chỉnh thông số cụ thể cho máy ảnh sẽ tùy thuộc vào vật thể và điều kiện chụp. Tuy nhiên, với công trình kiến trúc, bạn nên sử dụng chân máy để có bức ảnh sắc nét hơn. Ngoài ra, nếu ánh áng không đủ, bạn cần sử dụng độ mở ống kính càng rộng càng tốt. Vào ban ngày, bạn nên để mức phơi sáng giảm đi một chút để giữ lại các chi tiết tối của công trình.
Nếu chụp ban ngày, bạn cần sử dụng kính lọc phân cực giúp giảm bớt ánh sáng chói và tăng độ bão màu màu sắc. Hãy sử dụng loa che nắng (hood) để giữ cho ảnh không bị chói bởi nếu bạn sử dụng ống kính góc rộng thì đây luôn là vấn đề cần lưu tâm. Luôn sử dụng chân máy để có thể đặt mức ISO thấp và độ mở ống kính nhỏ hơn để có bức ảnh chụp công trình sắc nét hơn. Hãy nhớ là chụp thật nhiều và mang theo thẻ nhớ dung lượng cao bên bạn.
Tác giả bài viết: Nguyễn Hoàng