LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
Định nghĩa cơ bản về Độ sâu trường ảnh: đó là vùng sắc nét chấp nhận được trong một bức ảnh mà sẽ xuất hiện trong vùng lấy nét.
Trong mọi bức ảnh đều luôn có một vùng nhất định của bức ảnh, ở phía trước hoặc phía sau của đối tượng chụp, sẽ xuất hiện trong vùng lấy nét. Vùng này sẽ thay đổi khác nhau ở mỗi bức ảnh. Một số bức ảnh có thể có vùng lấy nét rất nhỏ, khi đó người ta gọi là DoF nông. Khi vùng lấy nét rất lớn, bức ảnh có DoF sâu.
Có 3 yếu tố chính sẽ ảnh hưởng đến cách bạn kiểm soát Độ sâu trường ảnh, đó là: khẩu độ (f-stop), khoảng cách từ đối tượng đến máy ảnh, và chiều dài tiêu cự của ống kính máy ảnh. Dưới đây là một số giải thích và trả lời cho các câu hỏi phổ biến về DoF.
Khẩu độ (Aperture) đề cập đến độ mở của ống kính để cho phép ánh sáng đi qua và tiếp xúc với cảm biến máy ảnh. Ống kính đã được định sẵn các khẩu độ khác nhau để kiểm soát lượng ánh sáng đi qua ống kính và bạn chỉ có thể điều chỉnh độ mở của ống kính ở các mức định sẵn này, gọi là các f-stop. Sử dụng khẩu độ (f-stop) của ống kính là cách đơn giản nhất để kiểm soát độ sâu trường ảnh khi bạn thiết lập các thông số cho bức ảnh của bạn.
Bạn cần nhớ: độ mở lớn tương đương với số f-stop nhỏ sẽ cho DoF nông, ngược lại, khẩu độ nhỏ có f-stop lớn và cho DoF sâu.
Ví dụ, nếu bạn cài đặt khẩu độ f/2.8 thì sẽ có DoF rất nông, còn nếu đặt f/11 thì DoF sẽ rất sâu.
Bức ảnh bên trái được chụp ở tốc độ 1/250 giây với khẩu độ f/5.0 đã mang lại DoF nông, hậu cảnh phía sau bị mờ đi để làm nổi bật đối tượng trong ảnh. Bức ảnh bên phải chụp ở tốc độ 1/5 giây và khẩu độ f/32 nên có DoF sâu và hậu cảnh phía sau sắc nét hơn.
Khi đối tượng chụp càng gần với máy ảnh thì DoF càng nông, do đó, di chuyển cách xa đối tượng của bạn sẽ giúp tăng độ sâu trường ảnh.
Độ dài tiêu cự (Focal Length) là khả năng mà một ống kính có thể phóng to một chủ thể ở xa. Tiêu cự càng dài thì DoF càng nông.
Ví dụ, đối tượng của bạn ở cách xa 10 mét, nếu bạn chọn tiêu cự 50mm và khẩu độ f/4 thì vùng DoF sẽ nằm trong khoảng từ 7,5 -14,7 m và DoF tổng thể sẽ là 7,2 mét. Nếu bạn phóng to lên tiêu cự 100mm từ cùng một khoảng cách đến đối tượng, độ sâu của trường ảnh thay đổi từ 9,2-10,9 m và DoF tổng thể chỉ đạt 1,7 m. Nhưng nếu bạn di chuyển đến khoảng cách 20m từ đối tượng và vẫn sử dụng tiêu cự 100mm, độ sâu của trường ảnh sẽ gần giống như khi bạn ở khoảng cách 10 m và sử dụng tiêu cự 50mm.
Hình ảnh của một con thiên nga ẩn trong đám cỏ cao được chụp từ khoảng cách 5 m, với tiêu cự 300 mm chỉ cho độ sâu trường ảnh khoảng 5cm.
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn chỉ có một máy ảnh “ngắm và chụp”, hoặc không biết làm thế nào để thay đổi các thiết lập này?
Ngay cả với một máy ảnh “ngắm và chụp”, vẫn có nhiều cách để kiểm soát độ sâu trường ảnh. Trong menu cài đặt của máy ảnh chọn chế độ Scene, tìm kiếm một biểu tượng có hình đầu người, đó là chế độ chụp chân dung. Chế độ này sẽ cho bạn DoF nông. Cũng trong menu Scene, hãy tìm biểu tượng có hình núi, đó là chế độ chụp phong cảnh, khi đó bạn sẽ có DoF sâu hơn.
Nếu bạn là một người mới bắt đầu chụp ảnh bằng máy ảnh DSLR, có một số cách đơn giản giúp bạn có thể kiểm soát độ sâu trường ảnh. Bằng cách lựa chọn chế độ ưu tiên khẩu độ, bạn có thể thiết lập khẩu độ để có được độ sâu trường ảnh mà bạn muốn, và máy ảnh sẽ tự động thiết lập tốc độ màn trập.
Có, nhưng vì việc thay đổi khẩu độ sẽ làm ảnh hưởng đến tốc độ màn trập, kết quả có thể không đáp ứng các yêu cầu của bạn cho bức ảnh cần chụp. Ví dụ, nếu bạn đang cố gắng tăng độ sâu trường ảnh bằng cách giảm kích thước khẩu độ, bạn cũng sẽ cần phải tăng (làm chậm) tốc độ màn trập và điều này có thể làm cho ảnh của bạn bị mờ nhòe. Bạn cần hiểu rõ cơ chế điều chỉnh các thiết lập này để tăng khả năng kiểm soát DoF của bạn.
Không, độ sâu trường ảnh thường chiếm khoảng 1/3 ở phía trước và 2/3 phía sau tiêu điểm của bạn, nhưng khi tiêu cự tăng lên thì khoảng cách này sẽ cân bằng hơn.
Kiểm soát được độ sâu trường ảnh là một trong những kỹ năng quan trọng nhất để có được những bức ảnh đẹp, bởi khi đó bạn có thể biết rõ cách điều chỉnh vùng lấy nét theo ý bạn muốn, vùng ảnh nào muốn lấy nét và vùng nào muốn để mờ.
Chọn được DOF đúng cách sẽ có thể tạo ra sự khác biệt
Sử dụng DoF nông là một cách tốt để làm cho chủ đề của bạn nổi bật so với hậu cảnh và rất phù hợp để chụp ảnh chân dung. DoF nông cũng hữu ích khi chụp động vật hoang dã, khi mà bạn muốn chủ thể được phân biệt với môi trường xung quanh. Lựa chọn DoF nông cũng rất hữu ích khi chụp ảnh động vật hoang dã trong những tình huống ánh sáng yếu, và tăng kích thước khẩu độ sẽ cho bạn nhiều ánh sáng hơn. Độ sâu trường ảnh cũng có hiệu quả đối với nhiếp ảnh thể thao khi bạn muốn tách riêng các vận động viên khỏi hậu cảnh để tạo sự chú ý đến họ. Điều này cũng sẽ giúp cung cấp cho bạn một tốc độ màn trập đủ nhanh để đóng băng các chuyển động của vận động viên.
Bức ảnh này chụp ở tiêu cự 300mm và F/5.6 cho một DOF rất nông và điều này cho phép bạn đặt tiêu điểm lấy nét vào mắt của chú chim. Để ý rằng chú chim này nổi bật so với hậu cảnh đã được làm mờ.
Trong chụp ảnh phong cảnh, điều quan trọng là càng có nhiều phần của cảnh được lấy nét càng tốt. Bằng cách sử dụng một ống kính góc rộng và khẩu độ nhỏ, bạn sẽ có thể tối đa hóa độ sâu trường ảnh để có được khung cảnh của bạn trong vùng lấy nét lớn.
Bức ảnh này được chụp ở tiêu cự 50mm và khẩu độ F/16. Tiêu điểm lấy nét được thiết lập ở mức 8 mét khiến mọi thứ từ khoảng cách 4 mét đến vô cùng đều nằm trong vùng lấy nét.
Có một số trang web trên mạng cung cấp cho bạn một biểu đồ các mức DoF cho máy ảnh và ống kính của bạn. Ngoài ra, có một số ứng dụng có sẵn cho người dùng điện thoại thông minh có thể tính toán DoF ngay khi bạn đang ở nơi chụp ảnh. Hầu hết các máy ảnh có một nút preview DoF mà sẽ cho phép bạn xem trước DoF thông qua kính ngắm. Đây có lẽ là phương pháp dễ nhất và nhưng không được nhiều người sử dụng. Sử dụng nút này có thể khiến bạn thấy hình ảnh hơi tối hơn bên ngoài do nhìn qua kính ngắm tuy nhiên bạn không phải lo lắng vì hình ảnh của bạn sẽ được phơi sáng đúng cách, miễn là bạn đã thiết lập phơi sáng chính xác.
Có! Bạn có thể dùng công cụ gọi là khoảng siêu nét hyperfocal distance. Khi bạn lấy nét ở khoảng siêu nét, độ sâu trường ảnh sẽ mở rộng từ một nửa khoảng cách tới tâm điểm của bạn đến vô cùng. Sử dụng một máy tính DoF để tìm khoảng siêu nét này. Nếu bạn không có máy tính DoF, một nguyên tắc nhỏ là đặt tiêu điểm vào 1/3 khoảng cách đến khung cảnh. Sử dụng khẩu độ khoảng f/11 hoặc cao hơn với một ống kính góc rộng sẽ tối đa hóa độ sâu của trường ảnh.
Do hầu hết ảnh macro được chụp bằng ánh sáng yếu và có tiêu cự dài hơn, độ sâu trường ảnh thường là rất nông. Điều chỉnh ống kính của bạn với khẩu độ nhỏ nhất có thể, và bạn sẽ cần tăng ISO lên để phơi sáng thích hợp cho ảnh cũng như tối đa hóa độ sâu trường ảnh. Tuy nhiên, trong nhiều bức ảnh macro, DoF của bạn có thể rất nhỏ. Với khoảng nét rất hẹp như vậy thì bạn sẽ cần sử dụng chân máy, vì ngay cả những chuyển động nhỏ nhất của máy ảnh cũng sẽ di chuyển đối tượng macro của bạn ra ngoài vùng DoF.
Bức ảnh này được chụp với tiêu cự 120 mm và khẩu độ F8 vẫn có DOF rất nông khi ống kính chỉ cách 15 cm từ điểm lấy nét trên bông hoa ở phía trước.
Bokeh (boh-ke) bắt nguồn từ tiếng Nhật có nghĩa là mờ (blur). Hiệu ứng này được tạo ra bởi các khu vực ngoài vùng lấy nét, tức là nằm ngoài vùng DoF. Bokeh thường được dùng để chỉ những hình tròn dễ chịu tạo ra bởi hình dạng của ống kính khi mở. Bokeh được tạo ra khi chụp với khẩu độ mở rộng, chẳng hạn như f/2.8, bokeh cũng có thể được tạo ra với khẩu độ nhỏ hơn nếu hậu cảnh đủ xa.
Bokeh trong bức ảnh này xuất hiện bởi khoảng cách từ đối tượng đến hậu cảnh, trong đó hậu cảnh nằm ngoài vùng DoF.
Tăng độ sâu trường ảnh:
– Thu hẹp khẩu độ của bạn (số f-stop lớn hơn)
– Đi xa ra khỏi chủ đề
– Rút ngắn chiều dài tiêu cự
Giảm độ sâu trường ảnh:
– Mở rộng khẩu độ của bạn (số f-stop nhỏ hơn)
– Di chuyển gần hơn đến chủ đề
– Kéo dài tiêu cự của bạn
Đông Phong
Theo Digital Photography School