LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
Như chúng ta đã biết, bệnh thường gặp của máy ảnh và ống kính là bị mốc do khí hậu ẩm và bảo quản chưa đúng hoặc sơ sài. Nấm mốc là một loại vi khuẩn phát triển mạnh trong môi trường có độ ẩm từ 60% trở lên.
Nếu nấm phát triển trên thân máy thì sẽ làm cho các mạch điện do bị ẩm sẽ bị ăn mòn dẫn đến hoạt động chập chờn, lâu ngày có thể hư hỏng. Nếu nấm phát triển trên ống kính thì ống kính sẽ bị loang lổ như rễ tre làm cho ảnh bị giảm chất lượng, bị halo hoặc rất mờ.
Do là một loại vi khuẩn nên ở môi trường thuận lợi chúng sẽ lan ra và có thể lây nhiễm cho các thiết bị khác nếu chúng ta để gần nhau. Khi tồn tại trên bề mặt thấu kính các dung dịch mà chúng tiết ra sẽ ăn mòn lớp hóa chất phủ ống kính, nếu lâu ngày thì dù có lau cũng không thể hết được vì lớp hóa chất này đã bị ăn mòn.
Khi mới phát hiện máy ảnh hoặc ống kính bị nấm mốc chúng ta nên đem bảo hành hoặc bảo dưỡng càng sớm càng tốt, điều này sẽ tránh cho thiết bị của chúng ta bị hư hỏng nặng hơn hoặc lây cho các thiết bị khác.
Chúng ta sẽ tháo ống kính ra và vệ sinh sạch sẽ, nếu nấm mốc nhẹ thì chỉ cần lau sơ là sạch ngay, còn nếu bị nặng thì sẽ lau bằng hóa chất nặng hơn, khi bị nấm ăn mòn lớp phủ thì dù lau sạch nhưng bề mặt thấu kính sẽ vẫn bị tỳ vết như vết sẹo trên mặt người đẹp vậy.
Giải thích về thắc mắc là khi lau như vậy có thể gây mòn lớp phủ? Chúng tôi xin khẳng định đó là nhận định sai lầm vì lớp này được phủ trên bề mặt rất chắc chắn và nếu để lâu sẽ bị tác hại như phần trên đã trình bày. Tuy nhiên các ống kính đời mới có lớp phủ tuy chất lượng cao hơn nhưng rất mỏng.
Có những thông tin cho rằng sau khi lau, ống kính sẽ dễ bị mốc lại. Điều này đúng vì khi lắp các thấu kính, nhà sản xuất có tráng một lớp keo mỏng ngoài viền ống kính để cố định và ngăn không cho bụi lọt vào, khi lau ống kính thì các kỹ thuật viên chỉ gắn thấu kính vào vị trí cũ mà không có lớp keo nên không khí sẽ lưu thông dễ dàng và vi khuẩn mốc sẽ len lỏi vào theo dễ dàng hơn.
Điều này cho thấy tác dụng của việc bảo quản để thiết bị đừng bị nhiễm nấm mốc là việc làm rất quan trọng.
Theo nhiều thông tin thì máy ảnh và ống kính phải được bảo quản trong môi trường có độ ẩm từ 45% đến 50%. Ở môi trường thông thường tại Tp HCM có độ ẩm từ 65% trở lên.
– Bảo quản bằng cách cho thiết bị vào thùng kín có gạo rang bên trong, gạo rang lên sẽ khô và háo nước nên sẽ hút hết hơi ẩm trong thiết bị, phương pháp này cũng tương tự phương pháp dùng hạt hút ẩm và đồng hồ đo độ ẩm
Ưu điểm của phương pháp này là rẻ tiền.
Hạn chế là không biết được độ ẩm là bao nhiêu, độ ẩm có đạt ở mức cần thiết hay chưa? Điều này có thể khắc phục bằng cách mua thêm một đồng hồ đo độ ẩm để theo dõi, khi độ ẩm vượt ngưỡng thì ta có thể thay mới hoặc rang lại.
Phương pháp chống ẩm chuyên dụng và rẻ tiền
– Bảo quản bằng cách sưởi bằng đèn trái ớt là cách mà nhiều người cũng hay sử dụng, bằng cách bỏ thiết bị vào tủ có một hoặc hai đèn trái ớt và sưởi ấm liên tục.
– Bảo quản bằng cách sưởi bằng tivi, phương pháp rất hiệu quả có thể tiêu diệt cả nấm mốc do khi tivi hoạt động thì CRT phát ra một lượng từ trường nhất định. Người ta làm một cái tủ nhỏ có đáy bằng lưới và để sát trên tivi, mỗi ngày tivi hoạt động sẽ có tác dụng sưởi ấm thiết bị.
– Bảo quản bằng cách để thiết bị trong tủ chống ẩm, đây là phương pháp có vẻ khoa học nhất, vì có đồng hồ đo và nguyên l ý hoạt động rõ ràng, và cũng tốn tiền nhất vì giá thành của tủ từ 100USD đến vài trăm USD. Khi cài đặt độ ẩm phù hợp thì tủ sẽ tự động duy trì ở độ ẩm đó nên chúng ta không bận tâm lắm cho việc theo dõi.
Giá thành tủ chống ẩm tỉ lệ thuận với kích thước
Theo: youcannow.vn