LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
Đây được coi là hai “nguyên liệu” chính quyết định tới việc liệu một bức ảnh đồ ăn có “ngon mắt” hay không?
Hãy cùng tìm hiểu về yếu tố ánh sáng trong kỹ thuật chụp ảnh thú vị này.
Kỹ thuật chụp ảnh đồ ăn sử dụng ánh sáng tự nhiên tạo nên những bức ảnh rất sống động.
Với kỹ thuật chụp ảnh đồ ăn, ánh sáng tự nhiên mang lại cho người chụp 3 lợi ích cực lớn đó là: rẻ, tiện và đẹp.
Ngoài ra ánh sáng tự nhiên là loại ánh sáng đem lại cảm giác chân thực nhất về món ăn, ví dụ màu đỏ sẽ thành màu đỏ và màu xanh sẽ đúng là màu xanh.
Tuy nhiên ánh sáng tự nhiên cũng có những quy tắc nhất định của nó.
Ở Việt Nam hoặc các xứ có sương mù, thông thường ánh sáng vào lúc sáng sớm sẽ có tình trạng hơi mù, điều này ảnh hưởng tới chất lượng ảnh.
Kỹ thuật chụp ảnh đồ ăn với ánh sáng tự nhiên cần chọn thời điểm cho cường độ sáng thích hợp.
Thứ nữa, ánh sáng tự nhiên là loại ánh sáng dàn trải rất lớn, có cường độ mạnh. Để có được ánh sáng vừa đủ, nên tránh những thời điểm ánh sáng chiếu mạnh.
Trong kỹ thuật chụp ảnh đồ ăn, đừng bao giờ chụp hình ngoài trời vào giữa trưa, vì ánh sáng vào thời điểm này vô cùng gay gắt và và tạo thành những vùng tương phản mạnh.
Điều đó là một yếu tố không tốt cho bức ảnh.Thậm chí nó còn làm mất chi tiết ở những vùng sáng của ảnh.
Trong chụp ảnh nói chung và kỹ thuật chụp đồ ăn nói riêng, ánh sáng cửa sổ là loại ánh sáng mà các nhiếp ảnh ưa thích nhất.
Về bản chất đây là ánh sáng tự nhiên lọt qua khung cửa sổ, vậy nên nó sẽ trở thành một cái đèn studio khổng lồ không tốn điện.
Có thể tùy chỉnh hướng theo ý thích bằng cách sử dụng các loại chắn sáng, che sáng tùy theo sự sáng tạo của người chụp.
Nếu muốn có ánh sáng “tây”, tức là ánh sáng theo phương xiên ngang, hãy đặt đĩa thức ăn ngang với cửa sổ hoặc cao hơn một chút.
Trong kỹ thuật chụp ảnh đồ ăn ánh sáng cửa sổ là loại ánh sáng nhiếp ảnh ưa dùng nhất.
Nhược điểm của ánh sáng cửa sổ thường chỉ làm sáng một bên món ăn.
Vì thế trong kỹ thuật chụp ảnh đồ ăn, nhiếp ảnh thường dùng thêm 1 đèn kết hợp để giảm độ tương phản xuống hoặc 1 tấm hắt sáng cũng sẽ cho kết quả tương tự.
Kinh nghiệm là hãy tìm một cái cửa sổ hướng Bắc hoặc Nam. Vì cửa sổ đặt ở hai hướng này nhận được hầu hết ánh sáng mềm mại trong suốt một ngày dài, điều đó sẽ làm cho bức ảnh trong đẹp hơn.
Kỹ thuật chụp ảnh đồ ăn với ánh sáng studio cho bức ảnh đẹp đến ngỡ ngàng.
Trong kỹ thuật chụp ảnh đồ ăn, có những lúc người chụp cần dùng đến ánh sáng studio (ánh sáng nhân tạo) chẳng hạn như muốn chụp một tô mì lúc nửa đêm.
Hoặc một đĩa thức ăn với khung cảnh là cái quán hoàn toàn vắng khách vào lúc 1h sáng. Lúc đấy ánh sáng tự nhiên sẽ là một màu đen tối u ám. Và cần phải bù sáng bằng ánh sáng do mình tạo ra.
Về ánh sáng studio, với những người chụp không chuyên chỉ cần hai cái đèn với dù phản sáng là đủ. Thậm chí nếu ánh sáng ở chỗ chụp đẹp, có thể dùng duy nhất 1 đèn với các dụng cụ hắt sáng để lấy được ánh sáng tự nhiên.
Kỹ thuật chụp ảnh đồ ăn sử dụng ánh sáng studio khi trời tắt nắng.
Nhược điểm của ánh sáng studio là dễ xảy ra hiện tượng xuất hiện những điểm sáng nhỏ không mong muốn trên ảnh.
Để khắc phục hiện tượng này, hãy chụp phản chiếu qua 1 tấm card trắng thay vì chụp trực tiếp vào món ăn, sẽ đem lại kết quả như ý cho tấm ảnh.
Theo: vietq.vn