LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
Thông thường, các nhiếp ảnh gia hay lựa chọn phong cách chụp tĩnh đối với đồ ăn. Lúc này, họ có nhiều thời gian để căn chỉnh góc máy, khẩu độ, tốc độ, iso và nhất là ánh sáng. Sao cho, bức hình chụp ảnh món ăn thật rõ nét và mượt mà.
Tuy thế, để tạo hiệu ứng triệt để cho một sản phẩm chụp ảnh món ăn, đòi hỏi nhiếp ảnh gia luôn có óc sáng tạo và sự nhạy bén khi tiếp xúc với từng loại món ăn khác nhau. Chẳng hạn như tạo ra một bức Food Cinemagraph, giúp cho bức ảnh trở nên sống động và chân thực hơn.
Không chỉ để đem đến phần “nhìn” mà còn đem đến phần “vị” khi tiếp xúc với sản phẩm chụp ảnh món ăn. Vì vậy, Food Cinemagraph ra đời.
Cinemagraph là một dạng ảnh động, được lưu dưới dạng file .gif (Graphics Interchange Format, tạm dịch: định dạng trao đổi hình ảnh).
Giống như các ảnh động GIF thông thường, Cinemagraph chứa hình ảnh có các yếu tố di chuyển.
Tuy nhiên, điểm khác nhau giữa Cinemagraph và ảnh GIF truyền thống có thể dễ thấy: Cinemagraph cân đối giữa phần chuyển động và phần không chuyển động, nghĩa là một phần của phần động lặp đi lặp lại, ngược lại với phần tĩnh.
Còn GIF dường như cho bạn xem lại một thước phim quay chậm. Dễ hiểu vì sao Cinema graph từ khi ra đời đã lấy lòng được hầu hết các nhiếp ảnh gia và những người đam mê nghệ thuật.
Trong chụp ảnh món ăn, kĩ thuật Food Cinemagraph được áo dụng khiến sản phẩm chụp món ăn trở nên sống động và chân thực hơn bao giờ hết.
Bạn không chỉ đơn thuần chiêm ngưỡng một bức ảnh tĩnh, với kĩ thuật chụp Food Cinemagraph thì ở đó dòng socola nóng đang chảy lên miếng bánh được rắc đường, máy đánh trứng đang đánh bông lớp kem trắng xốp mịn, hay miếng đùi gà nướng đang nghi ngút khói.
Những chuyển động của những bức ảnh Food Cinemagraph ngay lập tức thu hút tầm mắt của người thưởng thức và đạt được hiệu quả vị giác tối đa.
Nếu bạn quá quen với phần mềm Flixel, Photoshop, Photoscape, GIF animator thì để dựng một bức Food Cinemagraph không phải quá khó khăn. Nhưng bạn cần lưu ý 3 bước để làm một bức Food Cinemagraph hoàn hảo.
Bản chất của Food Cinemagraph vẫn là đoạn video, sau đó được tách ảnh ra từ các phần mềm chỉnh sửa ảnh, chọn được khung hình chuẩn và đẹp nhất rồi ghép lại với nhau.
Khung hình đầu tiên và cuối cùng của Food Cinemagraph phải giống nhau để tạo ra sự chuyển động liên tục để bức ảnh Food Cinemagraph của bạn ăn khớp. Món ăn chắc chắn sẽ không gây khó dễ cho bạn trong quá trình quay.
Tuy vậy bạn vẫn nên sắm một chân máy để hạn chế tối đa rung, lắc khi chụp một bức ảnh Food Cinemagraph. Chỉ cần một chuyển động nhỏ lệch quỹ đạo thì khung hình Food Cinemagraph của bạn sẽ trở nên rời rạc ngay lập tức.
Quy luật chính của Food Cinemagraph chính là các chuyển động lặp đi lặp lại có tính quy luật.
Ưu điểm của Food Cinemagraph đó là các chuyển động của món ăn hay con người đều diễn ra trong thời gian ngắn, quỹ đạo hẹp nhưng tốc độ nhanh, vì thế đòi hỏi bạn phải nắm bắt chuyển động nhanh và kiểm soát tốt được tình hình.
Cinemagraph đòi hỏi sự tinh tế 1 thì Food Cinemagraph đòi hỏi sự tinh tế 10. Do vậy các chuyển động trong Food Cinemagraph không nên dồn dập và quá nhiều.
Trong một bức Food Cinemagraph bạn nên chọn một chuyển động mà bạn muốn người xem tập trung và ở đó hàm chứa được bản sắc riêng của món ăn.
Điều đó mới tạo nên một Food Cinemagraph chính hiệu chứ không phải một đoạn video quay chậm và hỗn loạn.
Một vài chia sẻ trên đây hy vọng giúp các bạn hiểu hơn về kỹ thuật chụp Cinemagraph nói chung, và Food Cinemagraph nói riêng.
Chúc bạn có một bức Food Cinemagraph thành công!
Theo: chuphinhmonan.com