LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
ảnh minh họa
Để chụp được những bức ảnh như thế, nhiếp ảnh gia Sarah Wong đã làm việc với Đại học VU ở Amsterdam. Đây là nơi hỗ trợ những trẻ em gặp khúc mắc về giới tính. Trong số đó, nhiều em đã sử dụng các loại thuốc trì hoãn dậy thì đến khi các em có thể tự quyết định được mình muốn sống cuộc sống như thế nào. Tuy nhiên, những bức ảnh này đều được chụp tại nhà riêng, trường học hay bất kỳ nơi nào khiến các em thoải mái.
Wong đã chia sẻ những bức ảnh này bằng một cuốn sách mang tên Inside Out: Portraits Of Cross-Gender Children (Từ trong ra ngoài: Chân dung của trẻ em chuyển giới) được xuất bản vào năm 2011. Cùng với phần hình ảnh của Wong, phần nội dung được chấp bút bởi Ellen de Visser, một phóng viên y khoa hiện đang cộng tác với tờDutch Volkskrant.
Trang Huffington Post đã có một buổi phỏng vấn với Wong về dự án lần này cũng như về những trải nghiệm trong khi thực hiện.
Đây là những trẻ em chuyển giới ở Hà Lan, tuổi từ 5 đến 17. Tôi bất đầu chụp những bức ảnh này từ năm 2003 khi nhận được yêu cầu của ba mẹ các em. Khi đó, tôi đang làm một nhiếp ảnh y khoa và vừa hoàn thành một cuốn sách ảnh về một bệnh viện nhi đồng. Khi được gặp các em, các em chuyển giới đã chạm vào trái tim tôi.
Mục đích của tôi là giúp các em tìm thấy niềm vui. Với những bức chân dung này, tôi muốn các em tìm thấy sức mạnh của riêng mình mà không cần đến sự trợ giúp của câu từ. Không phải là một cậu bé mặc váy hay một cô bé chơi bóng. Khi mọi người xem ảnh, họ sẽ hỏi “Đáng yêu thât, nhưng chúng là ai vậy?” Những bức ảnh này không chỉ mang lại hình ảnh đáng yêu của các em mà còn mang đến một nhận thức mạnh mẽ: đây là con người thật của các em. Cuối cùng thì, chúng ta cũng như nhau cả thôi – những linh hồn mong mỏi hạnh phúc và đầy trắc ẩn.
Các em có những trải nghiệm rất tốt tại VU, đa phần là vì các loại thuốc trì hoãn dậy thì. Điều đáng sợ nhất với các em chuyển giới chính là việc cơ thể mình phát triển theo một hướng sai. Một bé trai không bao giờ muốn có ngực còn một be gái lại không mong mình mọc râu. Các loại thuốc đó mang đến cho các em thêm thời gian suy nghĩ, và để các em có thể phát triển như những người “bình thường” khác.
Là một nghệ sĩ, các tác phẩm của bạn có thể có nhiều ảnh hưởng đến quan điểm của công chúng. Bản thân tôi vốn là một người luôn hào hứng với các vấn đề như bản dạng hay tình thương. Tôi luôn thấy mình làmột nhà tâm lý hay một người điều tra nhân khẩu hơn là một nhiếp ảnh gia.
Ngay khi còn trẻ, khoảng 21 tuổi ở trường nghệ thuật, tôi đã nhận ra hình ảnh của mình có thể ảnh hưởng đến quan điểm của công chúng. Tôi rất thích các nhiếp ảnh gian Magnum như Robert Capa hay Henry Cartier Bresson.
Việc xã hội nhìn thấy những bức ảnh này là rất quan trọng. Không có điều gì là khác biệt ở những đứa trẻ này. Chúng ta đều như nhau cả: chúng ta đều là những linh hồn muốn sống hạnh phúc và mang lại ý nghĩa sống cho chính chúng ta cũng như cho những người khác.
Chính trong quá trình chụp ảnh này mà tôi nhận ra được những bức ảnh này có ý nghĩa như thế nào với các em. Các em đã có thể thể hiện con người thật của mình. Những bức ảnh này chẳng khác nào bằng chứng sống cho các em.
Nhưng quan trọng nhất, nhiếp ảnh luôn hướng về cảm xúc và cái tôi của người nghệ sĩ. Và trong suốt dự án này, cái tôi của tôi ngày một hao mòn bởi tôi chỉ là người phục vụ cho các em. Tôi rất thích việc hình ảnh của mình có thể phục vụ cho một mục đích to lớn hơn. Tuy vậy, khi ấy, tôi không thể tổ chức triễn lảm chúng vì danh tính của các em. Nhưng giờ khi các em đã lớn hơn, tôi đang tìm kiếm một chỗ thích hợp. Quan điểm công chúng và xã hội cũng đã thay đổi nhiều.
Tôi thật sự hy vọng mọi người sẽ có cái nhìn đồng cảm. Điều đó có nghĩa là nhìn bằng tráu tim chứ không phải bằng những xúc cảm cá nhân.
Nếu bạn nhìn một ai đó đau khổ, bạn sẽ không thể tiếp sức mạnh cho họ. Vị bác sĩ đầu tiên giúp đỡ các em cũng là một người tiên phong. Lý do ông muốn giúp các em chuyển giới là vì ông có một cái nhìn đồng cảm với các em – bằng ánh mắt của một con người chứ không phải của một bác sĩ.