LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
Tuy là bài chia sẻ cho rêu Cổ Thạch (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) nhưng kiến thức này có thể áp dụng cho những thể loại rêu tương tự.
Sau đây là những khám phá và những kinh nghiệm của mình, mong rằng nó sẽ giúp ích cho bạn trong thể loại chụp rêu biển này.
Mùa rêu Cổ Thạch bắt đầu từ khoản đầu tháng 1 Dương lịch, là lúc rêu đẹp nhất. Rêu đầu mùa màu rất tươi xanh và phủ gần hết các mãng đá trong khu vực bãi rêu.
Rêu sẽ bị tàn phá từ Tết Âm Lịch, vì khách hành hương và du lịch đến Cổ Thạch vào dịp Tết Âm Lịch rất đông sẽ dẫm lên rêu đứng chung quanh cục đá bà Khòm để chụp ảnh lưu niệm.
Nên sau Tết Âm Lịch phần rêu trên đá chung quanh tản đá này sẽ bị tróc ra không còn vẽ đẹp trinh nguyên như ban đầu.
Nhiếp ảnh gia phong cảnh đứng bên ngoài chụp vào và không mang guốc nên không dẫm lên làm tróc rêu. Bạn nên viến thăm trước Tết Âm Lịch để chụp được rêu lúc nó đẹp nhất.
Rêu mọc trên đá và nằm dước nước, nên chỉ khi thuỷ triều cạn thì rêu mới hiện ra để chụp. Chu kỳ thuỷ triều thay đổi khoản 2 tuân 1 lần.
Vd: Cuối tuần này nước cạn thi cuối tuần tiếp theo nước lớn và cuối tuần tiếp theo nữa nước lại cạn, 3 ngày cận ngày cạn nhất là 3 ngày có mực nước lớn dần, hay cạn dần gần đến lấp xấp bãi rêu.
Canh mực nước thực tế khi bạn đến lần đầu tiên, giúp canh mực nước so với bàn rêu mà bạn cần cho việc sáng tác. Nước cạn và nước lấp xấp có cái đẹp riêng tuỳ vào góc chụp mà bạn chọn.
Để dự báo thuỷ triều bạn có thể tham khảo, hay mua phần mềm bằng cách tìm trên google hay app store với những từ khoá sau: “bảng thuỷ triều”, “thuỷ triều câu cá”, “tide chart”, “tide level”, “tide fishing”.
Bạn có thể tham khảo góc chụp có trên mạng, hay vào tham khảo những góc chụp của mình ở linkAndreLuu.com > Địa điểm > Cổ Thạch.
Khi bạn đến, chụp những góc bạn đã tham khảo và biết trước, rồi chụp khảo sát để khám phá những góc ảnh mới, hoặc thể hiện những góc ảnh củ với một cách khác.
Ngoài những thiết bị phong cảnh bình thường như chân máy, dây bấm/remote và filter phong cảnh thì tiêu cự lens ảnh hưởng rất nhiều đến góc chụp của bạn.
Để có thể tiến thật gần nhằm mô tả chi tiết của những sợi rêu mà vẫn có thể làm rõ nét từ tiền cảnh gần đến vô cực thì bạn cần dùng ống siêu rộng như ống mắt cá (fisheye), tiêu cự từ 16mm hoặc rộng hơn.
Ống siêu rộng như 12mm cho phép bạn chụp những bãi rêu rất nhỏ, mà vẫn phủ đầy khung ảnh của bạn, tạo cảm giác nó rất lớn.
Những tiêu cự dài hơn như trên 24mm (tính theo full frame) không thể đặc tả chi tiết thì bạn phải đứng ra xa, lấy cảnh tổng quan. Tiêu cự càng dài, càng phải đứng xa chủ thể mà bạn muốn chụp.
Khi bạn đến điểm chụp mà trời còn tối, lấy nét bằng cách chiếu đèn pin vào chủ thể có thể làm hỏng ảnh đang phơi (long exposure) của những bạn đến trước.
Nếu bạn dùng tiêu cự rộng hơn 24mm (tính trên Full frame) thì bạn có thể dùng CÁCH LẤY NÉT TỐI ƯU ở điểm tối ưu sau lưng bạn (nghịch với chủ thể).
Bởi vì lấy nét tối ưu là lấy nét vào một khoản cách tính bằng mét, nên bạn lấy ở phía trước (hướng chủ thể) hay phía sau (sau lưng bạn) đều như nhau. Tuy nhiên lấy nét phía sau không làm phiền người khác.
Hãy tưởng tượng hết người này đến người khác liên tục chiếu đèn pin vào khung ảnh bạn đang phơi làm hỏng hết ảnh của bạn đang chụp thì bạn cảm giác như thế nào.
Bãi rêu Cổ Thạch nằm ở hướng Đông vì thế chụp vào lúc bình mình là đẹp nhất. Khi trời bắt đầu hừng lên, màu sắc sẽ thay đổi từ nâu sang đỏ, cam, vàng trước khi ráng hết màu.
Trong những khoảnh khắc này, mây bay thay đổi tạo ra nhiều hình dạng rất đẹp.Sau khi đã canh được góc đẹp bạn nên canh để bắt được khoảnh khắc đẹp như ý cho góc ảnh của bạn, rồi mới di chuyển để chụp góc kế tiếp.
Phải biết ưu tiên khoảnh khắc nào vào góc ảnh nào để cho việc sáng tác được tối ưu và hiệu quả.
Cạnh bên bãi rêu có một chồi bán nước thường mỡ đèn Neon từ tối, ánh đèn này rất sáng và ám xanh lá rất chát.
Nguyên lý chung là trời càng tối (không có ánh sáng tự nhiên) thì tỉ lệ ánh sáng đèn chiếu vào khung ảnh cao, ánh sáng này phá hư màu sắc của ảnh và bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để cân chỉnh nó (nếu bạn có kỹ năng này).
Để khắc phục vấn đền nhiễu sáng này, bạn nên đợi cho trời hừng lên, lúc đó ánh sáng tự nhiên sẽ chiếm phần nhiều hơn, làm giảm tỉ lệ ánh sáng đèn Neon này.
Tuy nhiên bạn không nhất thiết phải loại bỏ nguồn sáng đèn hoàn toàn, nếu canh đúng tỉ lệ nó cũng tạo ra được những hoa văn trên vân đá rêu thật thú vị như trong ảnh sau
HỪNG ĐÔNG CỔ THẠCH (MOSSY DAWN) 121 giây f/5.6 ISO 800 WB 4800K. Gnd Rev0.9 Sony a7r II, Voigtlander 12mm w/center filter.
DÙNG GRAD ND 3 STOP REVERSE VÀ ND 10 STOP
Grad ND 3 stop reverse để cân bằng vùng trời sáng kéo đến mí đá ở tiền cảnh (qua hàng đá rêu đầu tiên) hiện rõ chi tiết mây và ray đang xẹt ở xa. ND 10 stop làm sóng ở xa mờ như sương vì lúc này mặt trời đả lên khỏi chân trời và rất sáng.Chân máy và Remote để chụp mà không chạm vào máy không làm máy rung và làm nhoè đi chi tiết của ảnh.
Tốc độ 30 Giây, F/8, ISO 400, Custom White Balance 5200 K, tiêu cự 12mm.
Sony a7R II + Voigtlander 12 với center filter (Phiên bản mod AndreLuu để có thể dùng holder và filter size 100 bình thường, và hạn chế phản chiếu khi chụp trực diện mặt trời)
Lấy nét ở khoản 1m ở theo Cách Lấy Nét Tối Ưu.
Bãi rêu sau chợ Cổ Thạch, Tuy Phong, Bình Thuận.
Dùng ISO 400, f/8 và chế độ A (aperture) để xem ánh sáng tự động đo trong máy là bao nhiêu, nếu không đủ ánh sáng thì tạm thời tăng ISO lên 6400 để tính, ghi nhớ vận tốc đó, rồi chuyển qua chế độ M, thiết lập lại vận tốc đó, chụp thử, xem Histogram, điều chỉnh vận tốc cho Histogram vừa đụng cạnh phải.
Rồi bắt đầu hạ ISO xuống đúng ISO ban đầu để không phải chờ lâu khi chụp thử.
Chụp file Raw, chọn 14 bit và Adobe RGB cho dãy sắc độ và dãy màu nhiều tối đa. Cân chỉnh ánh sáng cho khu vực dùng Grad ND, và Brush để giới hạn chỉ ở vùng cần xử lý.
Cân chỉnh màu dùng White Balance và Tint trong Grad ND, và Brush cho từng khu vực để hạn chế ảnh hưởng đến từng vùng cần thiết.
Theo: youcannow.vn