LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
Phương pháp chụp ảnh ngược sáng (Silhouettes) là một trong những cách hiệu quả để tạo điểm nhấn vào phong cảnh hoặc động vật hoang dã. Sự kết hợp giữa hình mẫu sắc nét trên một phông nền đẹp đã đánh bại được nhiều phương pháp chụp hình khác. Một bức ảnh chụp bằng phương pháp Silhouettes có thành công hay không phụ thuộc vào vẻ đẹp hay sự sống động của phông nền phía sau. Tuy nhiên, yếu tố thực sự quan trọng tác động mạnh tới người xem vẫn là chủ thể ở các tư thế khác nhau phía trước phông nền. Khi chủ thể được tạo hình đẹp, mang tính nghệ thuật, bức ảnh sẽ thực sự tuyệt vời. Nếu chủ thể ngược sáng lại thiếu tính rõ ràng, mất nét, dễ gây nhầm lẫn thì bạn sẽ không thể có được những bức hình đẹp
Dưới đây là một số gợi ý.
Một khung hình đẹp, tất nhiên, không phải lúc nào cũng dễ tìm, chính vì vậy mà người cầm máy phải vô cùng kiên nhẫn. Các nhiếp ảnh gia chuyên về phong cảnh thường phải dành nhiều thời gian kiếm hình ảnh sắc nét và sinh động trong tự nhiên. Đôi khi, cần chút sáng tạo, ví dụ hình những cây bách uy nghiêm dọc bờ biển Monterrey, bang California (Mỹ). Người xem bị quyến rũ bởi sự tao nhã của những nhánh cây trên nền trời tươi sáng. Phông nền tuy chưa hẳn rực rỡ nhưng các bố trí thân cây lệch đi một chút về phía phải theo quy tắc một phần ba cũng khiến bức hình thành công.
Thử so sánh hai bức hình. Bức bên trên, sự đơn giản đã tạo ra sự hấp dẫn, trong khi đó, ở hình dưới, cành cây lại quá lộn xộn, phức tạp và không có điểm nhấn. Mặc dù bầu trời màu sắc tuyệt vời, nhưng ấn tượng cho người xem cũng không nhiều.
Người cầm máy đã tìm được chủ thể sắc nét trên nền một bầu trời tươi sáng. Hiếm khi nào bạn “bắt” được khoảnh khắc này – tính nghệ thuật được kết hợp cùng lúc với một nền trời sinh động.
Tuy vậy, không hẳn tất cả những bức hình ngược sáng thành công đều cần màu sắc tươi sáng làm nền. Ở ảnh trên, thân cây trơ trụi trong sương mù ở núi Great Smokies (Mỹ), nền sau là ánh sáng, nhưng không hẳn là sự tương phản sáng tối, vì thế, tác giả có thể giữ lại những nét tinh tế trên vỏ cây. Trong trường hợp này, ánh sáng khuyếch tán đã tạo ra được sự hiệu quả nhất định.
Kỹ năng này rất quan trọng khi chụp ngược sáng. Một chủ thể tối ở giữa khung hình sẽ tạo ra những bất lợi nhất định cho việc đo sáng. Như ở ảnh trên, bạn nên đo sáng vào phần nền trời không có cây trong khung ảnh, đẩy tốc độ màn trập xuống một nửa để lấy ánh sáng, ấn nút “Auto Exposure lock” để chốt tham số phơi sáng, rồi sắp xếp bố cục hình ảnh như ý muốn và chụp lại. Ngay sau khi chụp, tham số phơi sáng sẽ mở như cũ và bạn trở lại phương thức chụp thông thường. Tất nhiên, không phải điều kiện ánh sáng nào cũng giúp cho một bức ảnh Sihouette hoàn hảo. Tốt nhất là nên chọn hậu cảnh và chủ thể chênh sáng nhiều một chút. Nếu chênh quá ít, khi giảm sáng để chủ thể đen hơn thì hậu cảnh cũng bị tối quá làm mất chi tiết.
Núi có thể đóng vai trò như một mẫu chụp ngược sáng sắc nét, nhưng như đã đề cập, chúng phải mang tính nghệ thuật hay hấp dẫn theo một cách nào đó.
Động vật hoang dã cũng có thể làm mẫu ngược sáng tuyệt đẹp, ví dụ, hình chụp con kền kền Thổ Nhĩ Kỳ tại miền Nam California chờ đêm xuống trên nền mặt trời dần lặn cũng làm say đắm lòng người.
Theo Photographic