LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
Ngân hà trông nó thế này (Trên thực tế hoặc qua ảnh của người khác nó đẹp hơn thế này )
Trên thực tế chúng ta hoàn toàn có thể nhìn thấy Milky Way bằng mắt thường, vấn đề là đa phần chúng ta sống ở Thành phố, hoặc ở vùng nhiều ánh, còn ở vùng nông thôn thì lại không để ý. Nếu bạn đi đến một nơi nào đó ít ô nhiễm sáng hãy dành vài phút nhìn lên bầu trời và tìm kiếm MW, nếu may mắn hôm đó có MW thì bạn hoàn toàn có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Ảnh chụp bởi Huỳnh Lê Viễn Duy
1. Thiết bị cần thiết:
2. Vị trí, điều kiện và thời điểm chụp Milky Way:
Vị trí: Vì chụp thể loại này sử dụng ISO cao, bạn nên tìm đến nơi cách xa thành phố, nhà cửa, đường xá có đèn chiếu sáng, mục đích là để tránh ô nhiễm sáng
Điều kiện để chụp được Milky Way:
Thời điểm chụp: Ở Việt Nam thì chụp Milky Way thuận lợi nhất là từ tháng 3 đến hết mùa hè đối với khu vực Miền Trung, còn Miền Nam và Miền Bắc thì các bạn xác định mùa nào khô ráo, không có mưa, mây mù…Theo âm lịch thì các bạn nên chụp vào các ngày cách xa ngày 15 (ngày rằm) để tránh chị Hằng
3. Cách xác định vị trí Milky Way khi không có phần mền Stellarium:
Khi không dùng phần mềm Stellarium thì khó khăn của bạn sẽ là không xác định trước được mấy giờ MW mọc lên, thời gian nào có mặt trăng, mặt trăng có nằm ở vị trí MW hay không…Đó là những điều quan trọng nhất, còn việc xác định vị trí MW thì không khó, bạn chịu khó nhìn sao trời sẽ biết nó nằm đâu, thậm chí khi bạn tới địa điểm có thể chụp MW (vùng không bị ô nhiễm sáng) thì nhìn lên trời bạn sẽ nhìn thấy ngay MW bằng mắt thường. Vị trí sáng nhất của Milky Way được xác định như sau:
Nhìn vào hình trên bạn dễ dàng nhìn thấy MilKy Way nằm ở giữa 2 chùm sao mình đánh dấu các ngôi sao bằng chấm vàng, và nó vuông góc với chùm sao hình cái móc câu (tên khoa học là gì thì mình bó tay). Vị trí sáng nhất của của MW cũng nằm giữa 2 chòm sao này.
Ở Việt Nam thì MW sẽ mọc ở hướng Đông Nam và di chuyển về hướng Tây Nam
1. Bố cục khung ảnh trong bóng tối: việc này là hơi khó khăn nếu bạn không có đèn pin, tuy nhiên cho dù có đèn pin thì trong đa phần trường hợp bạn phải chụp test “mù”, tức là hướng máy về đối tượng chụp thử, xem lại ảnh, rồi di chuyển máy từ từ cho đúng với bố cục mong muốn. Bạn yên tâm là chụp Milky Way không giống như bình minh hay hoàng hôn khoảnh khắc trôi qua nhanh, chụp MW thời gian kéo dài vài giờ đống hồ, thậm chí là từ tối cho đến khi trời sáng, nên cứ bình tĩnh mà bố cục khung ảnh
2. Thiết lập máy ảnh:
Với body Fullframe: Bạn lấy 500 chia cho tiêu cự lens là ra thời gian phơi (tính bằng giây) dài nhất có thể mà sao không tạo thành vệt. Vì sao lấy số 500? Đó chẳng qua là cách tính liên quan tới tốc độ quay của trái đất, bạn không cần phải quan tâm
Ví dụ:
* Sử dụng lens tiêu cự 15mm: 500/15 = 33s. Vậy với lens tiêu cự 15mm thì bạn có thể phơi sáng 33s là tối đa
* Sử dụng lens tiêu cự 24mm: 500/24 = 21s. Vậy với lens tiêu cự 24mm thì bạn có thể phơi sáng 21s là tối đa
Với body Crop: Bạn lấy 500 chia cho tiêu cự lens, sau đó chia cho hệ số Crop là ra thời gian phơi. Thông thường các máy DSLR Crop của Canon thì hệ số crop là 1.6, của Nikon là 1.5
Ví dụ: Với máy DSLR Crop Canon, hệ số crop 1.6
* Sử dụng lens tiêu cự 15mm: 500/15/1.6 = 21s. Vậy với lens tiêu cự 15mm trên máy crop hệ số 1.6 thì bạn có thể phơi sáng 21s là tối đa.
* Sử dụng lens tiêu cự 24mm: 500/24/1.6 = 13s. Vậy với lens tiêu cự 15mm trên máy crop hệ số 1.6 thì bạn có thể phơi sáng 13s là tối đa.Vì thế bạn nên chọn lens càng wide càng tốt
Bạn bỏ qua vấn đề đo sáng trong thể loại chụp này, vì kiểu gì máy cũng báo là thiếu sáng nghiêm trọng, mặc kệ nó, cứ chụp thôi :v . Tuy nhiên đừng bỏ qua biểu đồ Histogram khi xem lại ảnh, hãy bảo đảm là đồ thị Histogram nằm ở chính giữa cho đủ sáng nhé! Trong trường hợp thiếu sáng hay thừa sáng, hãy tùy chỉnh thông số theo thứ tự ưu tiên ISO, sau đó mới tới tốc độ chụp
Không có một kỹ thuật xử lý hậu kỳ cố định, tùy vào sở trường, sở thích của mỗi người. Mình không giỏi hậu kỳ, có lẽ mọi người sẽ có cách làm hay hơn nhiều, tuy nhiên với kinh nghiệm của riêng mình thì mình thực hiện hậu kỳ cơ bản là như sau:
Vì mình dùng Canon nên sử dụng DPP để xuất file RAW thành file TIF 16 bit màu. Sau đó dùng Camera Raw trong Pts để xử lý file TIF kia, những thứ cần tùy chỉnh là:
Xong phần trong Camera Raw thì xuất file ra Pts, tinh chỉnh trong Curves một tí. Nếu có chụp 2 tấm thì dùng Layer Mask để chồng hình…
Nguồn: tinhte.vn – Huỳnh Lê Viễn Duy