LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
Theo The Guardian, bức ảnh về hệ sinh thái biển ở Hòn Yên, Phú Yên, Việt Nam của nhiếp ảnh gia Truong Hoai Vu xuất sắc giành giải á quân. Từ tháng 5-8 hàng năm, san hô của hệ sinh thái đa dạng và phong phú này lộ ra khi thủy triều xuống. Ảnh: Truong Hoai Vu/Hiệp hội Sinh học Hoàng gia Anh.
Bức ảnh về dịch châu chấu tồi tệ ở Borana, Kenya lọt vào danh sách ảnh ấn tượng. Năm 2019, Kenya và hầu hết khu vực Đông Phi trải qua đợt bùng phát dịch châu chấu tồi tệ nhất trong 70 năm qua. Ảnh: Henry Harte/Hiệp hội Sinh học Hoàng gia Anh.
Bức ảnh “gia đình bất hòa”, được chụp ở Córdoba, Tây Ban Nha, lọt vào danh sách ảnh ấn tượng trong cuộc thi. Ảnh: Alfonso Roldán Losada/Hiệp hội Sinh học Hoàng gia Anh.
Bức ảnh “một cuộc tụ tập tí hon” lọt danh sách ảnh ấn tượng. Những con kiến ở Pampanga, Philippines đang tụ tập để thưởng thức một vài giọt siro trên lá. Ảnh: John Ishide Bulanadi/Hiệp hội Sinh học Hoàng gia Anh.
Bức ảnh đoạt giải quán quân, được chụp ở Thane, Ấn Độ, cho thấy mối quan hệ tương hỗ giữa kiến và rệp. Kiến tiêu thụ chất lỏng nhiều đường do rệp vàng tiết ra. Đổi lại, kiến bảo vệ rệp khỏi các sinh vật khác như ve đỏ. Ảnh: Vishwanath Birje/Hiệp hội Sinh học Hoàng gia Anh.
Bức ảnh giành giải á quân – cho thấy Bacillus subtilis được nuôi trên một đĩa dextrose agar. Bacillus subtilis là tên khoa học của trực khuẩn suptilit, còn dextrose agar là môi trường được sử dụng rộng rãi nhất để nuôi nấm và vi khuẩn. Ảnh: Alice Feng/Hiệp hội Sinh học Hoàng gia Anh.
Hình ảnh cho thấy con tắc kè vẫn quyết tâm cắn trả dù bị rắn cây vàng cuốn chặt. Bức ảnh – được chụp ở Bangkok, Thái Lan – lọt danh sách những bức ảnh ấn tượng. Ảnh: Wei Fu/Hiệp hội Sinh học Hoàng gia Anh.
Bức ảnh được chụp ở Tây Bengal, Ấn Độ đã lọt danh sách ảnh ấn tượng. Trong ảnh, con ong bắp cày tiêm nọc độc vào não của con gián, làm tê liệt con gián. Con ong sau đó còn đẻ một quả trứng vào con gián. Ảnh: Ripan Biswas/Hiệp hội Sinh học Hoàng gia Anh.
Hình ảnh – lọt danh sách ảnh ấn tượng – cho thấy một đàn diệc đậu trên tấm pin năng lượng mặt trời lúc chạng vạng ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ảnh: Gu Guanghui/Hiệp hội Sinh học Hoàng gia Anh.