LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
Lấy nét tự động (Auto Focus – AF) là một tính năng vô cùng đáng giá của các dòng ống kính đời mới, ngày xưa việc này giống như là điều không tưởng.
Việc lấy nét tự động giúp ta bắt dính khoảnh khắc, mà nếu lấy nét ta sẽ bỏ lỡ … bài viết này phân tích 1 số trường hợp nên và không nên trong việc lấy nét tự động
Trong quá trình chụp ảnh, bạn thường sử dụng chế độ tự động lấy nét hay lấy nét bằng tay? Thực tế là mỗi kiểu đều có những thuận lợi và cả khó khăn riêng, mỗi chế độ lấy nét sẽ phù hợp với những tình huống chụp khác nhau.
Trước khi các loại máy ảnh được trang bị tính năng lấy nét tự động, cách duy nhất để chụp được một đối tượng chụp sắc nét là lấy nét bằng tay, cách thức này được thực hiện ở mọi lúc mọi nơi, trong tất cả các bối cảnh, chủ thể từ cảnh tĩnh đến những vật chuyển động…
Cùng với sự phát triển của các dòng máy ảnh kỹ thuật số, người dùng hiện nay đã có thể lựa chọn tự động lấy nét hoặc chỉnh tay.
Mặc dù việc lấy nét bằng tay vẫn mang lại hiệu quả tốt nhưng tự động lấy nét (AF) mang đến sự dễ dàng tiện dụng trong việc giúp các đối tượng sắc nét hơn.
Tuy nhiên có một vài trường hợp chế độ lấy nét bằng tay là lựa chọn tốt nhất nhưng cũng có khi bạn nên dùng AF và tránh dùng chế độ chỉnh tay.
Vấn đề này sẽ được lý giải rõ ràng trong bài viết này.
Tốc độ và sự chính xác của hầu hết hệ thống lấy nét tự động AF là lựa chọn dành cho hầu hết các thể loại chụp ảnh tĩnh.
Còn chế độ lấy nét bằng tay có xu hướng là một lựa chọn phù hợp hơn trong những tình huống mà AF không có khả năng mang lại hiệu quả cao.
Nếu bạn đang chụp hình với máy ảnh SLR đặt trên tripod và chụp các hình ảnh trong chế độ Live View, chế độ lấy nét bằng tay sẽ tốt hơn so với tự động.
Một phần do nhiều máy ảnh SLR áp dụng một hệ thống lấy nét tự động nhận diện độ tương phản chậm, nhưng cũng bởi vì chế độ Live View cho phép bạn phóng to những phần quan trọng nhất của khung cảnh để bạn chắc chắn rằng những chi tiết đã được lấy nét chính xác đúng vị trí.
Đối với thể loại chụp hình Macro, hầu hết cac nhiếp ảnh gia đều sử dụng chế độ lấy nét bằng tay.
Khi chụp với khoảng cách cận cảnh, trường ảnh ngắn và DOF nông đòi hỏi điểm nét phải thật chính xác.
Nếu sử dụng chế độ AF, điểm lấy nét rất dễ bị lệch hoặc chọn điểm nét không chính xác.
Để có được hiệu quả cao khi chụp cận cảnh Macro, lời khuyên dành cho bạn là sử dụng chân máy để giảm bớt những dao động, tránh tình trạng rung máy khiến khó làm chủ điểm lấy nét.
Trong chụp ảnh phong cảnh, chế độ lấy nét bằng tay là một lựa chọn hoàn hảo.
Mặc dù chế độ AF cũng mang lại hiệu quả tốt nhưng trong nhiều trường hợp, chế độ tự động dễ bị “đánh lừa” khi không xác định đúng những điểm mà người chụp muốn lấy nét, không thể xác định chính xác được đối tượng quan trọng nhất trong bức hình.
Chính vì vậy chế độ lấy nét bằng tay là phương án tối ưu nhất để làm chủ tác phẩm của mình với điểm lấy nét chính xác ở khoảng cách phù hợp tạo ra độ sâu trường ảnh mà mình mong muốn.
Hệ thống tự động lấy nét thường cần đến lượng ánh sáng và độ tương phản nhất định để có thể hoạt động tối ưu.
Vì vậy chế độ AF có thể “bó tay” hoặc quá trình lấy nét có thể bị sai lệch nếu chụp trong điều kiện ánh sáng yếu và hoặc với độ tương phản thấp.
Ngoài ra tốc độ lấy nét tự động AF trong điều kiện sáng yếu thường rất chậm.
Lời khuyên dành cho bạn trong trường hợp này là sử dụng chế độ lấy nét bằng tay, giúp nắm bắt nhanh chóng điểm lấy nét và có những hình ảnh sắc nét như mong muốn.
Lấy ví dụ: Khi bạn ngồi trong ô tô hoặc máy bay và muốn chụp cảnh bên ngoài qua những ô kính, hệ thống lấy nét tự động không thể nhận biết chính xác được ý đồ của người chụp và thường sẽ tập trung lấy nét vào các đối tượng ở gần (chính là tấm kính cửa sổ).
Trong trường hợp này, bạn nên sử dụng chế độ lấy nét bằng tay để chỉnh nét vào chủ thể nằm sau lớp kính.
Ngoài ra nếu bạn sử dụng kết hợp giữa chế độ lấy nét tay và khẩu độ rộng, giúp giảm độ sâu trường ảnh và tiến gần đến lớp kính (hoặc tấm lưới, hàng rào..).
Bạn sẽ chụp được đối tượng phía sau sắc nét rõ ràng mà gần như loại bỏ được những lớp xen giữa ngăn cách giữa máy ảnh và đối tượng muốn chụp.
Mặc dù vẫn có thể sử dụng lấy nét bằng tay để chụp các đối tượng chuyển động nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn dùng chế độ AF của máy ảnh, đặc biệt khi chụp các chủ thể di chuyển nhanh và bất ngờ.
Thay vì sử dụng chế độ AF cho một lần chụp, chế độ AF liên tục là lựa chọn tốt nhất cho việc chụp các đối tượng di chuyển.
Khi sử dụng AF liên tục, bạn hãy nhấn ½ nút chụp, camera sẽ “khóa chết” chủ thể và liên tục lấy nét tại điểm đó.
Khi một đối tượng đang chuyển động theo hướng có thể dự đoán, bạn có thể sử dụng chế độ lấy nét trước (prefocus) tại một điểm cụ thể và chờ cho đối tượng đi đến và chụp.
Hiện nay hầu hết các nhà sản xuất đều đang cố hắng cải thiện tính năng lấy nét tự động trong quá trình quay video, dẫu vậy để quay phim chụp ảnh một cách chuyên nghiệp nhất thì nên sử dụng chế độ lấy nét bằng tay và tránh được tình trạng lấy nét sai trong quá trình thực hiện video.
Theo: yeunhiepanh.vn