LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
1 máy ảnh, 4 lens, 5 lens, tripod, bắt đầu là như vậy. Sau đó bạn sẽ nhận ra mình cần thêm một dây đeo khác, một tripod tốt hơn, một đèn flash, một công cụ chỉnh sửa hữu ích hơn như Lightroom hay Photoshop. Tiếp đó, bạn sẽ muốn thêm màn hình mới, rồi ổ cứng mới, một bàn Wacom để chỉnh sửa ảnh, một túi máy ảnh xịn hơn,… Sau đó, bạn tiếp tục muốn thêm một bộ chống nước cho máy ảnh, kĩ thuật chụp mới hay hơn, một trang chia sẻ ảnh chuyên nghiệp. Cứ như vậy, bạn cứ muốn trang bị thêm cho mình mãi không ngừng, ít nhất là chừng nào bạn chưa cảm thấy hết hứng thú với máy ảnh.
Macro, phong cảnh, nhiếp ảnh đường phố, chân dung, du lịch, động vật, kiến trúc, thể thao, thời trang,… Mọi thể loại nhiếp ảnh đều khiến bạn cảm thấy vô cùng thích thú và tuyệt vời.
Có rất nhiều thứ bạn cần học để có được những bức ảnh đẹp và làm chủ thiết bị của mình. Thế nhưng khi mới học bạn chỉ cần nắm bắt 6 yếu tố cơ bản dưới đây:
Và một khi bạn nắm vững rồi, hãy đừng bỏ qua chúng mà luôn nhớ vận dụng, kết hợp với nhau. Tất cả các nhiếp ảnh gia giỏi đều làm như vậy.
“Hiểu biết của tôi về nhiếp ảnh là giỏi nhất, mọi người đều thua kém. Ảnh của tôi nghệ thuật nhất, đẹp nhất”.
Đó là những gì mà một số nhiếp ảnh gia thường cảm thấy khi họ vượt qua hay đạt một vài danh hiệu gì đó. Nhưng sự thật rằng, kiến thức về nhiếp ảnh rất rộng lớn và có rất nhiều nhiếp ảnh gia khác giỏi hơn rất nhiều mà họ không hề biết tới.
Điều này xảy ra khi bạn nhận ra nhiếp ảnh khó đến như thế nào. Có những giới hạn nhất định về kinh nghiệm, khả năng, thiết bị,… khiến những bức ảnh của bạn không thể được như ý muốn. Những lúc này, đừng nản lòng mà hãy tiếp tục cố gắng.
Ơ-rê-ca! Nhiếp ảnh là toàn bộ câu chuyện về ánh sáng. Bạn cần phải làm chủ ánh sáng, ánh sáng ấm, ánh sáng lạnh, ánh sáng màu, gắt, đổ bóng,… Mọi loại ánh sáng khác nhau mang đến màu sắc và bức ảnh hoàn toàn khác nhau.
Đây là một bước đi rất tự nhiên, nhưng rất nhiều người phải mất một thời gian mới có thể nhận ra điều này. Thông thường, mọi người thường chú ý tới thiết bị, các mẹo chụp ảnh,… và rất nhiều thứ khác. Hãy luôn nhớ rằng ánh sáng luôn là yếu tố quan trọng nhất.
Khi đã nắm vững các yếu tố cơ bản, bạn sẽ muốn học hỏi thêm từ các nhiếp ảnh gia khác. Có rất nhiều tài liệu để bạn tham khảo, rất nhiều diễn đàn để bạn tham khảo các cách chụp mới, rất nhiều cảm hứng mới, ý tưởng mới.
Khi bạn đã chụp, thử đủ các đề tài nhiếp ảnh, bạn sẽ nhận ra đâu là đề tài mà mình thích, mình muốn chụp. Lúc này, bạn sẽ trở nên kiên định và tập trung vào một đề tài cụ thể mình thích. Bạn sẽ tạo một profile trên các trang chia sẻ ảnh một cách tập trung hơn thay vì up mọt loạt ảnh như trước đó.
Nguồn: Digital Photography Life