Bảng giá ship:
ship
Ngân hàng Vietcombank
0511 00042 2936
LE TRONG HIEU
Chi nhánh VCB Sài Thành
Ngân hàng Techcombank
9563 888 888
LE TRONG HIEU
Chi nhánh TCB Bình Tân
Ví Momo
097 445 7500
LE TRONG HIEU
Gọi ngay

4 Bước để đọc thông số một bức ảnh

Nhập Coupon REMOTE-NI Đã Copy giảm ngay 30.000 đ cho đơn hàng từ 150.000 đ khi đơn hàng có sản phẩm sau: Remote điều khiển từ xa NIKON ML-L3

Học cách đọc thông số một bức ảnh là một kỹ năng mà những người yêu thích nhiếp ảnh nên làm.

Khi đó bạn có thể biết bức ảnh được chụp từ những thiết lập thông số nào để mang lại những hiệu ứng đặc biệt trong ảnh.

Với người mới bắt đầu chụp ảnh, kỹ năng này thực sự cần thiết để cải thiện chất lượng ảnh chụp.

4-buoc-de-doc-thong-mot-buc-anh_photoZone-com-vn1

Một khẩu độ rộng được sử dụng trong bức ảnh này để đạt được độ sâu trường ảnh nông (shallow DOF).

Hiểu rõ về máy ảnh

Để bắt đầu “đọc” được ảnh, tối thiểu bạn phải nắm được các kiến thức về khẩu độ, tốc độ màn trập và ISO. Bạn sẽ cần hiểu những yếu tố này ảnh hưởng đến hình ảnh theo nhiều cách khác nhau như thế nào.

Ví dụ: Nếu bạn nhìn thấy một hình ảnh với rất nhiều chuyển động mờ, bạn sẽ biết từ sự hiểu biết của bạn về tốc độ màn trập là: người chụp đã sử dụng tốc độ màn trập chậm.

Khi bạn trở nên thành thạo hơn với các loại ánh sáng và đèn flash rời, bạn thậm chí có thể “đọc” được đối tượng trong ảnh đã được chiếu sáng bằng ánh sáng nhân tạo như thế nào và làm thế nào để tái tạo điều đó.

Bài viết này sẽ tập trung vào ba yếu tố liên quan đến phơi sáng trong nhiếp ảnh (khẩu độ, tốc độ màn trập và ISO) để giúp bạn bắt đầu cuộc hành trình để đọc ảnh của bạn.

4-buoc-de-doc-thong-mot-buc-anh_photoZone-com-vn2

Tốc độ nào đã được sử dụng ở đây – nhanh hay chậm?

Bước 1: Tốc độ màn trập – nhanh hay chậm?

Khóa học: Kỹ thuật nhiếp ảnh: Ánh sáng và hiệu ứng (Ưu đãi độc quyền - Giảm 40%)

Việc xác định trước tiên xem một bức ảnh sử dụng tốc độ màn trập nhanh hay chậm có thể giúp bạn rất nhiều trong việc xác định khẩu độ và ISO sau đó.

Điều đầu tiên bạn sẽ muốn tự hỏi mình khi đánh giá tốc độ màn trập là: nó nhanh hay chậm? Điều này có thể được xác định bằng cách xem xem bức ảnh có nhiều hay ít các vệt mờ nhoè do chuyển động (motion blur).

Lưu ý, các vệt mờ chuyển động này là hiệu ứng do nhiếp ảnh gia cố ý tạo ra để phản ánh chuyển động trong ảnh chứ không phải do máy ảnh bắt hình kém hay máy ảnh bị rung.

Nếu tất cả mọi thứ trong ảnh đều sắc nét và hoàn toàn không có chuyển động mờ, bức ảnh đã được chụp với tốc độ màn trập nhanh. Tuy nhiên, nếu có rất nhiều chuyển động mờ, tốc độ màn trập chậm đã được sử dụng.

Bộ tay treo hắt sáng 5 in 1 80cm
* Tặng Ebook "Thấu hiểu làm chủ máy ảnh" khi đặt hàng

Dưới đây là một số thông tin mà bạn có thể dựa vào đó để biết được tốc độ màn trập là nhanh hay chậm:

– Tốc độ màn trập nhanh: thường đi kèm với khẩu độ lớn và ISO cao

– Tốc độ màn trập chậm: thường sử dụng với khẩu độ nhỏ, ISO thấp hơn, phải cần sử dụng thêm chân máy, các bộ lọc (filter) để hỗ trợ.

Nhưng nhanh như thế nào thì gọi là một tốc độ màn trập nhanh, và ở mức độ nào thì tốc độ màn trập được gọi là chậm?

Để trả lời câu hỏi này, hãy nghĩ về mối tương quan giữa tốc độ màn trập và tốc độ của đối tượng trong ảnh.

Ví dụ: Khi chụp ảnh thể thao hay các hành động tốc độ cao khác, bạn có thể phải chụp ở tốc độ màn trập 1/1000 để đóng băng đối tượng của bạn.

Điều này là do các đối tượng bạn muốn chụp đang di chuyển khá nhanh. Tuy nhiên, nếu bạn chụp ảnh những người đang đi bộ trên các đường phố, bạn sẽ không cần tốc độ màn trập nhanh như vậy, do đối tượng của bạn không di chuyển nhanh.

Dưới đây là ví dụ về tốc độ màn trập chậm và nhanh.

Chú ý sự hiện diện của chuyển động mờ trong các hình ảnh là do tốc độ màn trập chậm hơn được sử dụng, nhưng hành động được đóng băng bởi một tốc độ màn trập nhanh.

Trong những hình ảnh sử dụng tốc độ màn trập chậm, bạn được khuyến cáo sử dụng một chân máy để ổn định máy ảnh và ngăn chặn hiện tượng rung máy.

Bạn không cần phải biết tốc độ màn trập chính xác là bao nhiêu vì bạn có thể tự điều chỉnh và thử nghiệm thực tế để  có được kết quả mong muốn.

Tất cả những gì bạn cần ở đây là xác định xem bức ảnh đã được chụp với tốc độ màn trập chậm hay nhanh, để cung cấp cho bạn một điểm khởi đầu.

4 bước để đọc thông số một bức ảnh

Bức ảnh này được chụp với một chân máy để ngăn chặn các vệt mờ có thể xảy ra do rung máy. Tốc độ màn trập là 3,2 giây.

4-buoc-de-doc-thong-mot-buc-anh_photoZone-com-vn4

Lý do trong ảnh có một tay đua trông sắc nét hơn so với những người khác là bởi vì mặc dù tất cả các tay đua đang chuyển động với cùng một tốc độ, thì tay đua đó đã di chuyển chậm hơn so với nơi đặt máy chụp ảnh. Tốc độ màn trập sử dụng ở đây là 1/6 giây.

4-buoc-de-doc-thong-mot-buc-anh_photoZone-com-vn5

Chú ý rằng tất cả mọi thứ trong bức ảnh này đều sắc nét và không hề có vết mờ chuyển động. Điều này là do ảnh được chụp với tốc độ màn trập nhanh (cụ thể với ảnh này là 1/2000 giây), bởi vì đối tượng chụp là chiếc máy bay đang di chuyển rất nhanh, một tốc độ màn trập nhanh hơn so với thông thường là điều cần thiết.

4-buoc-de-doc-thong-mot-buc-anh_photoZone-com-vn6

Bức ảnh này cũng vậy, mọi thứ đều sắc nét. Ảnh được chụp ở tốc độ 1/1250 giây.

Bước 2: Khẩu độ – lớn hay nhỏ?

Như đã nói ở phần trên, việc xác định được tốc độ màn trập nhanh hay chậm sẽ giúp bạn trong việc xác định khẩu độ. Đây là lý do tại sao.

Nếu bạn đã quen sử dụng tam giác phơi sáng, bạn sẽ biết rằng trong gần như tất cả các trường hợp khi một tốc độ màn trập nhanh được sử dụng, nó được kết hợp với một khẩu độ lớn (số f nhỏ, ví dụ f/2 có khẩu độ lớn hơn f/8).

Ngược lại, tốc độ màn trập chậm hơn đi đôi với khẩu độ nhỏ hơn. Vì vậy, nếu bạn nhìn thấy một bức ảnh có chuyển động mờ, rất có khả năng nhiếp ảnh gia đã sử dụng một khẩu độ nhỏ; hoặc nếu bạn nhìn thấy một bức ảnh mà đối tượng chuyển động được đóng băng, nhiếp ảnh gia có thể đã dùng một khẩu độ lớn cho phép tốc độ màn trập nhanh hơn.

Một cách khác, bạn có thể xác định khẩu độ là bằng cách tìm kiếm bokeh, hay sự cô lập đối tượng (subject isolation – làm nổi bật đối tượng) trong ảnh.

Càng nhiều bokeh hiện diện trong ảnh, đối tượng càng được cô lập rõ rệt hơn. Để đạt được điều này, các nhiếp ảnh gia sẽ sử dụng một khẩu độ lớn.

Ngược lại, nếu tất cả mọi thứ trong ảnh được lấy nét, thì hẳn là bức ảnh đã được chụp với một khẩu độ nhỏ hơn để tăng độ sâu của trường ảnh.

4-buoc-de-doc-thong-mot-buc-anh_photoZone-com-vn7

Tất cả mọi thứ trong bức ảnh này đều được lấy nét với một khẩu độ nhỏ (số f lớn hơn; như trong ảnh này là f/11) để tăng độ sâu trường ảnh.

4-buoc-de-doc-thong-mot-buc-anh_photoZone-com-vn8

Phần hậu cảnh trong bức ảnh này được làm mờ đi rất nhiều, nên chủ thể trở nên nổi bật hơn. Đây là một dấu hiệu cho thấy ảnh được chụp với một khẩu độ lớn (số f nhỏ, trong ví dụ này f/3.5) để làm giảm độ sâu trường ảnh.

Bước 3: ISO

ISO là một trong những thông số không quá quan trọng trong việc xác định các cài đặt có thể đã được sử dụng khi đọc một bức ảnh. Bạn sử dụng ISO để có được các thiết lập cần thiết để tạo ra những shot hình mong muốn.

Ví dụ: Nếu bạn muốn sử dụng tốc độ màn trập chậm nhất có thể, hãy thiết lập ISO về mức thấp nhất mà máy ảnh cho phép. Ngược lại, nếu muốn sử dụng một tốc độ màn trập thật nhanh, hãy tăng ISO lên.

4-buoc-de-doc-thong-mot-buc-anh_photoZone-com-vn1

Bước 4: Độ dài tiêu cự

Độ dài tiêu cự thường bị bỏ qua trong các hình ảnh, nhưng thực sự nó là một yếu tố rất quan trọng. Nó không chỉ đơn giản cho phép một bức ảnh thu được nhiều chi tiết hơn trong khung hình hay là phóng to đối tượng hơn nữa.

Độ dài tiêu cự khác nhau gợi lên cảm xúc khác nhau cho người xem khi nhìn vào một bức ảnh.

Ví dụ: Nếu một ống kính góc rộng được sử dụng, nó đặt người xem vào hiện trường chụp ảnh và khiến họ cảm thấy như họ đang ở đó; còn khi chiều dài tiêu cự đặt người xem ở xa chủ đề, nó gợi lên một cảm xúc trữ tình hơn.

4-buoc-de-doc-thong-mot-buc-anh_photoZone-com-vn2

Điều tuyệt vời là, đối với chiều dài tiêu cự bạn khá dễ để đoán xem tiêu cự nào đã được sử dụng. Về cơ bản, bạn chỉ cần nhớ 3 nhóm tiêu cự sau:

Rộng: <50mm (nghĩa là 14-50mm trên khung hình đầy đủ, 10-35mm trên cảm biến crop hoặc APS-C)

Bình thường: ~ 50mm-85mm (35-56mm trên cảm biến crop)

Chụp xa (tele): 85mm + (130mm trở lên trên cảm biến crop)

Bạn có thể quan sát độ nén của hình ảnh để phân biệt các độ dài tiêu cự khác nhau. Một ống kính góc rộng làm nổi bật phần tiền cảnh và tăng khoảng cách trong khung hình, cũng như mang lại một trường nhìn rất rộng.

Hiệu ứng này càng tăng lên khi độ dài tiêu cự càng giảm – tức là góc nhìn rộng hơn. Ngược lại, một ống kính tele sẽ mang lại bức ảnh với độ nén hình nhiều hơn và làm cho các khoảng cách trong khung hình trông ngắn hơn.

Trường nhìn sẽ giảm, và các ảnh hưởng của khẩu độ, đặc biệt là ở các mức khẩu độ lớn, sẽ rõ rệt hơn. Đó là lý do khẩu độ f/2.8 ở tiêu cự 16mm trông khác so với f/2.8 ở tiêu cự 200mm, nếu đối tượng của bạn được giữ cùng kích thước trong khung hình.

Dưới đây là một bảng nhỏ với các ví dụ của cùng một cảnh chụp từ cùng một điểm, nhưng với độ dài tiêu cự khác nhau.

4-buoc-de-doc-thong-mot-buc-anh_photoZone-com-vn9

Thông thường, các thể loại nhiếp ảnh khác nhau sẽ sử dụng các bộ thiết lập máy ảnh khác nhau.

Ví dụ: hầu hết ảnh chụp phong cảnh sẽ sử dụng khẩu độ nhỏ hơn, ISO thấp, và tốc độ màn trập chậm hơn; trong khi bắn súng thể thao chẳng hạn, thường sẽ sử dụng ISO cao hơn, khẩu độ lớn hơn, và tốc độ màn trập nhanh hơn.

Như vậy bạn đã được giới thiệu nhanh cách làm thế nào để đọc ảnh. Hãy nhớ rằng, việc biết các thiết lập chính xác là gì không quan trọng, nhưng biết làm thế nào để có được một dự đoán gần đúng sẽ tốt hơn so với không biết bất cứ điều gì.

Nếu kiên trì rèn luyện, bạn sẽ trở nên thành thạo hơn trong việc đọc ảnh, và sẽ có thể đoán chính xác hơn. Bạn càng hiểu khẩu độ, tốc độ màn trập, ISO, thì bạn càng đọc ảnh tốt hơn.

Theo: ictnews.vn

BẢO HÀNH 1 đổi 1
Toàn bộ sản phẩm
MIỄN PHÍ
Đổi trả lần đầu
11 NĂM UY TÍN
Hoạt động từ 2013

Cảm nhận và chia sẻ

Sản phẩm nên mua

Close
Close
Giờ làm việc: 9h30-17h00, Thứ 2-Thứ 7
(Nghỉ trưa 12h-13h | Chủ nhật nghỉ)
(Liên hệ 082.988.0009 trước khi đến)
Đặt hàng online trên website để được ưu tiên chuẩn bị đơn trước.
Sản phẩm thêm vào giỏ được là Còn hàng.
Close
Khu vực nhận hàng
(Quận) TP.HCM
GIÁ SHIP Thời gian giao Thanh toán
Đơn hàng
< 50k
Đơn hàng
50k - 149k
Đơn hàng
150k - 249k
Đơn hàng
>= 250k
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Tân Bình, Tân Phú, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Gò Vấp, Bình Tân, Thủ Đức 25k 15k Free Free 24-48 giờ Khi nhận hàng
Nhà Bè, Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, Cần Giờ 30k 20k 15k Free 24-72 giờ Khi nhận hàng
Các khu vực tỉnh thành khác Phí vận chuyển sẽ được tính dựa theo khối lượng.
Vui lòng tham khảo bảng phí vận chuyển tại đây.
2-4 ngày Khi nhận hàng
hoặc chuyển khoản
Lưu ý:
  • Khách hàng được 30 NGÀY bảo hành 1 ĐỔI 1. Xem quy định bảo hành Tại đây.
  • Miễn phí vận chuyển cho đơn hàng trên 150k và giao hàng tại nội thành HCM.

Giỏ hàng

Tổng cộng:
250,000đ
    Tặng Ebook Thấu hiểu làm chủ máy ảnh khi đặt hàng
    Mua hàng không cần đăng nhập
    Tiến hành đặt hàng