LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
Có người đã từng nhận xét chụp ảnh chân dung dễ mà khó. Điều này đôi khi cũng đúng, nhất là với người đang chập chững bước vào nhiếp ảnh. 20 mẹo vặt dưới đây có thể tương trợ cho bạn trên con đường đầy đam mê và cũng nhiều khó nhọc.
Nếu bạn thấy có điều gì thú vị, đừng vội thỏa mãn với chỉ một cú chụp góc rộng. Hãy nghĩ về sự tinh túy của những gì bạn đang chụp và hãy tiếp cận mỗi lúc gần hơn cho tới khi bạn cô lập và nắm bắt điều đó. Đừng xấu hổ. Người ta luôn hạnh phúc để cho bạn thấy những gì tốt nhất thuộc về họ.
Khi có những vật thể phía sau hậu cảnh của chủ thể, nếu không để ý, chủ thể sẽ bị cạnh tranh và mờ nhạt.
Mỗi lần đưa máy ảnh lên mắt, hãy kiếm tìm các đường dẫn, những yếu tố tiền cảnh, khung – bất cứ những gì bạn có thể sử dụng để mang lại sự sống động cho ảnh. Ảnh chỉ thể hiện không gian 2 chiều nhưng hết sức tuyệt vời nếu người xem có cảm giác như ở không gian 3 chiều.
Nếu không có chân chống tripod mà muốn chụp với ống tele và tốc độ chậm, bạn hãy dùng túi máy ảnh để làm bệ cho máy. Nếu chụp với tốc độ thật chậm, nên dùng chế độ máy tự bấm để tránh rung.
Đừng bấm máy chỉ với tư thế đứng, hãy ngồi, quỳ, nằm… Những góc độ từ các tư thế này rất có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể.
Tạo ra đốm sáng trong mắt chủ thể với một miếng phản sáng nhỏ, chẳng hạn một tấm gương mờ, mặt tráng bạc của dĩa CD…
Khi dùng đèn flash trong nhà, hãy di chuyển chủ thể tránh xa tường để ngăn ngừa bóng đổ quá gắt. Một tấm gel màu cam nhạt phủ trên mặt đèn flash có thể tạo ra không gian màu ấm áp và khiến sắc thái mẫu tốt hơn.
Những cảnh đường phố thay đổi liên tục. Hãy tìm một điểm mà bạn thích, thoải mái, chờ đợi, ngắm nhìn tất cả cho tới khi những yếu tố cần thiết hợp lại với nhau.
Khi chủ thể trao đổi với những người khác hay với thú nuôi, hãy quan sát hành vi của họ và suy nghĩ về những gì họ có thể làm để biểu lộ bản chất của mối quan hệ.
Khi nhìn chủ thể qua ống kính, hãy lướt một vòng quanh bối cảnh để chọn các mẫu trang trí có thể là tương phản hay đồng hợp với chủ thể.
Chụp chân dung một người có văn hóa khác biệt cần phải làm gấp đôi trách nhiệm – phải nắm được cá tính của họ đồng thời chuyển giao tính cách đó theo con đường nhân văn chung.
Nếu đi du lịch nước ngoài, hãy học ít nhất vài câu giao tiếp bằng ngôn ngữ địa phương. Lúc đó khả năng tiếp nhận, kỹ năng ảnh và cả những trải nghiệm của bạn sẽ được nâng cao.
Đi ra ngoài phố, bắt chết, chụp mờ và chụp lia máy những hình ảnh của những chiếc xe đi ngang qua.
Khi chụp chân dung chủ thể cùng với môi trường xung quanh, hãy bỏ ra thời gian để tìm hiểu những gì chủ thể thực sự quan tâm đến và nói chủ thể thể hiện điều đó ra với bạn.
Khi lần đầu tới một bối cảnh mới, hãy ghi lại tất cả những đặc điểm tạo ra ấn tượng với bạn. Cố gắng tìm ra những cách để nhét chúng vào bố cục của ảnh.
Hãy cẩn thận khi dùng ống kính góc rộng để chụp một nhóm người. Những người ở bìa ngoài có thể bị biến dạng, méo.
Nếu trẻ con muốn nhìn qua ống kính, hãy để chúng làm. Chúng sẽ thoải mái và hợp tác hơn. Chỉ nên cẩn thận những ngón tay dơ chạm vào mặt kính. Tham gia vào các hoạt động của trẻ. Sắp xếp khéo léo để chúng chơi gần đó, bố cục ảnh, chờ thời điểm thích hợp bấm máy.
Để tránh quá nặng về kết cấu khi chụp phom dáng người, hãy cố gắng dùng cách chụp soft-focus và không nét một chút.
Khi bạn ở nhà hoặc nơi làm việc của chủ thể, hãy mang càng ít máy móc thiết bị càng tốt, nhằm hạn chế sự phiền toái của chủ nhân với sự xuất hiện của bạn.
Mẹo này sẽ dành cho bạn viết ra trên những thử nghiệm của mình với chiếc máy ảnh trong lĩnh vực chân dung. Và biết đâu, con số sẽ không dừng lại ở 20.
Nguồn tin: Sưu tầm.