Bảng giá ship:
ship
Ngân hàng Vietcombank
0511 00042 2936
LE TRONG HIEU
Chi nhánh VCB Sài Thành
Ngân hàng Techcombank
9563 888 888
LE TRONG HIEU
Chi nhánh TCB Bình Tân
Ví Momo
097 445 7500
LE TRONG HIEU
Gọi ngay

19 Kỹ thuật bố cục nhiếp ảnh từ nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp (Phần 1)

Nhập Coupon 240W2024 Đã Copy giảm ngay 100.000 đ khi đơn hàng có sản phẩm sau: Bộ 2 Softbox đuôi 4 đèn 50x70cm LED 240W

Không có quy tắc bất di bất dịch khi chụp ảnh, tuy nhiên, có một số hướng dẫn sẽ giúp bạn cải thiện bố cục của bức ảnh. Bài viết này của nhiếp ảnh gia Barry O Carroll sẽ bắt đầu với những hướng dẫn cơ bản nhất và nâng cao lên từ từ của Kỹ thuật bố cục nhiếp ảnh.

Trước hết chúng ta phải xác định “bố cục” là gì. Nó chính là cách bố trí các yếu tố khác nhau trong một khung cảnh. Bài viết này không phải là những quy tắc cố định và cứng nhắc. Đây là kinh nghiệm mà nhiều người đã sử dụng trong hàng nghìn năm qua và chúng thực sự giúp các tác phẩm hấp dẫn hơn.

Chúng ta sẽ bắt đầu với kỹ thuật bố cục nổi tiếng nhất: Quy tắc một phần ba.

1. Quy tắc một phần ba

19 Kỹ thuật bố cục nhiếp ảnh từ nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp (Phần 1)

Quy tắc một phần ba rất đơn giản. Bạn chia khung ảnh thành 9 phần bằng nhau với 2 đường kẻ dọc và 2 đường kẻ ngang như hình minh họa trên. Nhiều máy ảnh đã có chế độ hiển thị lưới này trong phần live view. hãy đọc hướng dẫn sử dụng máy ảnh của bạn để bật tính năng này.

Theo quy tắc này, chúng ta cần đặt các yếu tố quan trọng của cảnh vật dọc theo một hay nhiều đường kẻ, hay nơi các đường kẻ giao nhau. Chúng ta thường có xu hướng tự nhiên muốn đặt chủ đề chính nằm ở chính giữa, tuy nhiên, sử dụng quy tắc một phần ba qua thường xuyên sẽ giúp bức ảnh trông cuốn hút hơn.

Trong bức ảnh trên, tôi đã đặt đường chân trời dọc theo đường kẻ một phần ba dưới cùng của khung ảnh và cây lớn nhất, gần nhất được đặt theo đường kẻ dọc bên phải. Hình ảnh sẽ không có hiệu ứng tương tự nếu những cây lớn được đặt ở trung tâm của bức hình.

Khóa học: Kỹ thuật nhiếp ảnh: Ánh sáng và hiệu ứng (Ưu đãi độc quyền - Giảm 40%)

Trong bức ảnh Quảng trường Old Town tại Prague, tôi đã đặt đường chân trời nằm trên đường kẻ ngang một phần ba ở phần trên của khung ảnh. Hầu hết các tòa nhà nằm ở khoảng một phần ba chính giữa và quảng trường chính chiếm một phần ba phía dưới của khung. Các ngọn tháp của nhà thờ được đặt gần đường ngang bên phải của khung hình.

2. Bố cục trung tâm và đối xứng

Có những trường hợp đặt chủ đề chính ở trung tâm khung hình thực sự đem lại hiệu quả cao. Bố cục trung tâm rất phù hợp cho cảnh vật đối xứng. Chúng cũng trông rất đẹp trong khung hình vuông.

Bức ảnh chụp cầu Ha’penny ở thành phố Dublin là một ứng cử viên hoàn hảo cho bố cục trung tâm. Kiến trúc và những con đường là những đối tượng tuyệt vời cho bố cục này.

Mount chuyển ngàm (Hợp kim) M42-Nikon for body Nikon
* Tặng Ebook "Thấu hiểu làm chủ máy ảnh" khi đặt hàng

Cảnh vật có hình ảnh phản chiếu cũng là một cơ hội tuyệt vời để sử dụng tính đối xứng trong sáng tác của bạn. Trong bức ảnh này, tôi đã sử dụng kết hợp bố cục một phần ba và bố cục đối xứng để tạo nên bức ảnh. Cái cây ở vị trí bên phải của khung hình ngả bóng xuống mặt hồ tạo nên tính đối xứng hoàn hảo. Bạn có thể kết hợp một số quy tắc bố cục vào cùng một bức ảnh.

3. Bố cục tiền cảnh và chiều sâu

Thêm vào tiền cảnh là cách tuyệt vời để tạo cảm giác chiều sâu. Những bức ảnh tất nhiên là 2D, nhưng cảm giác 3D sẽ tăng lên khi thêm vào các yếu tố tiền cảnh, hậu cảnh.

Trong bức ảnh một thác nước ở Hà Lan này, những tảng đá trên sông là nơi cung cấp tiền cảnh hoàn hảo. Kỹ thuật này đặc biệt hiệu quả với ống kính góc rộng.

Bức ảnh này được chụp ở bến tàu của Dublin, Ireland. Trụ dây xích trên bến tàu đóng vai trò tiền cảnh, kết hợp với các công trình kiến trúc và cây cầu ở phía xa… giúp tạo cảm giác chiều sâu cho bức ảnh. Trụ dây xích trong ảnh chỉ cách nhiếp ảnh gia vài mét khi anh ta chụp bức ảnh này.

4. Tạo khung bên trong khung

‘Khung hình bên trong khung hình’ là một cách hiệu quả để khắc họa chiều sâu của cảnh vật. Hãy tìm các đồ vật như cửa sổ, mái vòm hay những cành cây nhô ra để tạo ra một khung hình. ‘Khung hình’ này không nhất thiết phải bao bọc toàn bộ cảnh vật.

Trong bức ảnh chụp quảng trường St Mark ở Venice, mái vòm đóng vai trò tạo khung cho nhà thờ St Marks và lầu chuông ở phía cuối quảng trường. Việc sử dụng góc nhìn qua khung hình là một đặc điểm phổ biến của tranh vẽ trong thời kỳ Phục hưng để miêu tả chiều sâu.

Như bạn có thể thấy, quảng trường hoàn toàn yên tĩnh, trống rỗng khi chụp. Đây là lợi ích của việc thức dậy sớm lúc 5 giờ sáng. Sáng sớm là khoảng thời gian ra ngoài chụp ảnh yêu thích của nhiều nhiếp ảnh gia.

Khung không chỉ là những kiến trúc do con người tạo nên mà có thể dùng cả các cành cây hay cửa sổ. Bức ảnh này được chụp tại hạt Kildare ở Ireland. Lần này, tôi đã sử dụng thân cây bên phải và các nhánh cây để tạo ra một khung ảnh bao gồm cả cây cầu và nhà thuyền. Mặc dù ‘khung ảnh’ này không bao gồm toàn bộ khung cảnh, nó vẫn tạo nên một cảm giác về chiều sâu.

Sử dụng ‘khung trong khung’ là một cơ hội tuyệt vời để tạo khung ảnh từ chính môi trường xung quanh.

5. Đường thẳng dẫn hướng

Đường dẫn hướng giúp dẫn dắt người xem, thu hút sự chú ý của họ vào những điểm quan trọng. Bất cứ điều gì từ những con đường, bức tường hay hoa văn có thể được sử dụng làm đường dẫn hướng. Hãy xem những ví dụ dưới đây.

Trong bức ảnh tháp Eiffel này, tôi đã sử dụng các hoa văn để làm đường dẫn hướng. Các đường thẳng trên mặt đất dẫn dắt người xem đến tháp Eiffel ở xa. Bạn cũng sẽ nhận thấy tôi đã sử dụng tiêu điểm trung tâm cho bức ảnh này. Sự đối xứng của môi trường xung quanh khiến tiêu điểm này trở nên nổi bật.

Đường dẫn hướng không nhất thiết phải thẳng như hình minh họa bức ảnh trên. Các đường dẫn cong cũng rất thú vị, hấp dẫn. Trong bức ảnh trên, con đường dẫn hướng mắt của người xem qua bên phải khung hình trước khi rẽ sang trái. Tôi cũng sử dụng quy tắc một phần ba khi chụp ảnh này.

6. Đường chéo và tam giác

Người ta thường nói rằng hình tam giác và đường chéo có thể thêm “kịch tính” cho bức ảnh. Vậy “kịch tính” có nghĩa là gì? Nó khá khó giải thích, vì phụ thuộc vào cảm nhận.

Các đường ngang và dọc cho thấy sự ổn định. Nếu bạn nhìn thấy một người đừng trên một mặt phẳng nằm ngang, anh ta sẽ trông khá ổn định. Nếu chụp người đàn ông này trên một đường dốc, ông ta sẽ trông ít ổn định hơn. Nó tạo nên một sự căng thẳng thị giác nhất định. Chúng ta không nên sử dụng đường chéo trong cuộc sống hằng ngày của mình. Chúng tạo nên sự bất ổn vô thức. Nhưng kết hợp tam giác và đường chéo vào hình ảnh có thể tạo ra cảm giác “kịch tính”.

Hình ảnh về cây cầu Samuel Beckett tại Dublin kết hợp nhiều hình tam giác và đường chéo vào cảnh. Cây cầu chính nó là một hình tam giác (nó trông giống như một cây đàn hạc Celtic khi nhìn từ bên mặt). Ngoài ra, còn có một số hình tam giác “ẩn” trong cảnh vật. Các đường dẫn hướng bên phải của khung cùng tất cả tam giác đều gặp nhau tại cùng một điểm. Cả hai kỹ thuật đã được kết hợp để tạo nên hình ảnh: đường dẫn và đường chéo.

Trong bức ảnh của khách sạn Hotel de Ville ở Paris, tam giác và đường chéo tạo nên cảm giác năng động. Chúng ta không thường thấy tòa nhà nghiêng như vậy trong cuộc sống hằng ngày. Nó ảnh hưởng đến cảm giác cân bằng của chúng ta. Nó tạo nên sự căng thẳng thị giác.

7. Hoa văn và bề mặt

Con người thường bị thu hút bởi các hoa văn. Chúng rất trực quan hấp dẫn và hài hòa. Hoa văn có thể là các mẫu do con người tạo ra các nhịp tròn chồng lên nhau hay tự nhiên như cánh của một bông hoa. Kết hợp hoa văn vào ảnh chụp của bạn là cách tốt để tạo ra một bố cục dễ chịu.

Hai bức ảnh này được chụp ở Tunisia. Trong tấm này, nhiếp ảnh gia đã dùng hoa văn trong những viên đá lát đường để dẫn ánh nhìn vào tòa nhà mái vòm. Tòa nhà mái vòm cũng hòa hợp với hoa văn tròn bên dưới.

Bức ảnh này làm người ta cảm nhận được bề mặt của công trình đá trên mặt đất. Cấu trúc này ít gặp hơn so với hoa văn trong bức ảnh đầu tiên, nhưng sự pha trộn giữa ánh sáng và bóng tối trên bề mặt là rất dễ chịu. Ngoài ra, còn có bề mặt thú vị trên tường và mái nhà hành lang. Bạn cũng có thể nhận thấy kiến trúc này tạo nên một bố cục ‘khung trong khung’ xung quanh người đàn ông và quán cafe ở phía bên kia mái vòm.

8. Quy tắc số lẻ

Quy tắc số lẻ nói rằng một hình ảnh sẽ trông hấp dẫn hơn nếu có số lượng lẻ các đối tượng. Theo lý thuyết mà nói, số lượng chẵn các đối tượng trong ảnh sẽ khiến người xem bị phân tâm vì không biết nên tập trung vào ai. Số lượng lẻ được cho là tự nhiên và dễ nhìn hơn.

Thành thật mà nói, tôi nghĩ rằng có rất nhiều trường hợp không rơi vào quy tắc số lẻ này, nhưng quy tắc này chắc chắn sẽ được áp dụng trong một số tình huống nhất định. Nếu có 4 đứa con, bạn sẽ quyết định để đứa nào đứng ngoài bức ảnh? Về phần cá nhân mình, tôi sẽ chọn cách tăng số lượng khách hàng tiềm năng trong tương lai càng cao càng tốt.

Bức ảnh trên là một ví dụ của quy tắc số lẻ. Tôi cố tình đóng khung ảnh gồm ba nhịp tròn. Tôi nghĩ hai nhịp tròn sẽ không hiệu quả và sẽ làm phân tán sự chú ý của người xem. Cũng đã có ba người trong cảnh vật này. Bức ảnh này cũng sử dụng các mẫu hoa văn và ‘khung trong khung’.

Trong bức ảnh hai người chèo thuyền ở Venice, bạn sẽ thấy rằng tôi đã bỏ qua các toàn quy tắc về số lẻ. Đúng là sự chú ý của bạn có thể chuyển đổi qua lại giữa hai người chèo thuyền. Tuy nhiên, đây là một cuộc trò chuyện giữa hai người, có qua có lại. Vì lý do đó, tôi nghĩ rằng số chẵn là phù hợp với trường hợp này.

9. Lấp đầy khung ảnh

Lấp đầy khung hình với chủ đề bạn chọn, để lại ít hoặc không có không gian xung quanh, cách này có thể rất hiệu quả trong một số tình huống nhất định. Nó giúp người xem tập trung vào chủ đề chính mà không có bất kỳ sự phân tâm nào. Nó cũng cho phép người xem quan sát chi tiết của một đối tượng mà không thể quan sát được nếu chụp từ xa.

Trong bức ảnh chụp sư tử này, bạn sẽ nhận thấy rằng tôi đã chụp cận cảnh khuôn mặt, thậm chí cắt xén luôn một phần đầu và bờm. Điều này giúp người xem tập trung thực sự vào các chi tiết như mắt hay bề mặt lông sư tử. Bạn cũng có thể nhận thấy rằng tôi đã sử dụng quy tắc một phần ba trong bức ảnh.

Trong bức ảnh Nhà thờ Đức Bà ở Paris, tôi đã để lại ít không quan quanh các cạnh của tòa nhà. Điểm nhấn của bức ảnh nay là giới thiệu chi tiết kiến trúc của mặt tiền phía trước tòa nhà.

10. Để lại không gian trống

Một lần nữa, tôi lại hoàn toàn mâu thuẫn với chính bản thân mình! Trong hướng dẫn số 9, tôi đã bảo bạn rằng lấp đầy khung ảnh là một bố cục đẹp. Bây giờ tôi sẽ cho bạn biết điều ngược lại cũng vẫn tốt, tùy vào ý đồ của bạn.

Để lại rất nhiều khoảng không gian trống xung quanh chủ thể của bạn có thể tạo thêm sự hấp dẫn. Nó tạo ra cảm giác của sự đơn giản. Giống như lấp đầy khung ảnh, nó giúp người xem tập trung vào chủ thể chính mà không gây ra phân tâm.

Bức ảnh này chụp một tượng thần Hindu khổng lồ, thần Shiva ở Mauritius là một ví dụ điển hình của việc tạo không gian trống. Bức tượng rõ ràng là tiêu điểm chính nhưng tôi lại để rất nhiều không gian trống bầu trời quanh nó. Điều này giúp thu hút ánh nhìn vào bức tượng trong khi giúp bức tượng có ‘không gian để thở’. Bố cục này cũng tạo nên cảm giác tinh giản. Cảnh vật không có gì phức tạp. Chỉ là bức tượng được bầu trời bao quanh. Tôi cũng đã sử dụng quy tắc một phần ba để đặt bức tượng ở phần bên phải của khung.

Xem thêm phần 2 tại https://shop.photozone.com.vn/19-ky-thuat-bo-cuc-nhiep-anh-tu-nhiep-anh-gia-chuyen-nghiep-phan-2/

Theo boredpanda,
Hoàng Vũ, Phong Trần biên dịch

19 Kỹ thuật bố cục nhiếp ảnh từ nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp (Phần 2)
Không có quy tắc bất di bất dịch khi chụp ảnh, tuy nhiên, có một số hướng dẫn sẽ giúp…
BẢO HÀNH 1 đổi 1
Toàn bộ sản phẩm
MIỄN PHÍ
Đổi trả lần đầu
11 NĂM UY TÍN
Hoạt động từ 2013

Cảm nhận và chia sẻ

Sản phẩm nên mua

Mount chuyển ngàm Leica L39-FX for body Fujifilm FX
240.000 đ
Đèn quay phim Kino Led Panel LP-128 siêu sáng chuyên nghiệp
2.100.000 đ
Top 10
Túi tam giác đựng máy ảnh cao cấp
239.000 đ
Size nhỏ239.000 đ
Size lớn259.000 đ
Hắt sáng 5 in 1
-37%
159.000 đ
Loại 80cm159.000 đ
Loại 110cm199.000 đ
Top 2
Bộ đèn LED Ring 45cm 18inch LJJ-45 siêu sáng LiveStream chỉnh màu (3200 - 5600K), kèm remote điều khiển + chân đèn
-31%
489.000 đ
Nắp đuôi lens viewfinder phản chiếu soi nét Sony NEX (E-mount)
150.000 đ
Túi đựng máy ảnh Mirrorless M1 nhỏ gọn
-18%
149.000 đ
Màu đỏ149.000 đ
Màu xanh dương149.000 đ
#Còn nữa...
Dù phản đen bạc
150.000 đ
Loại 80cm150.000 đ
Loại 125cm200.000 đ
Bộ phông PVC hồng chụp ảnh sản phẩm (60 x 130cm), kèm khung treo chữ T (68 x 75cm)
-25%
298.000 đ
Bút vệ sinh Lenspen LP-1
24.000 đ
Hood HB-45 for Nikon AF-S DX NIKKOR 18-55mm f/3.5-5.6G VR
80.000 đ
Đèn LED siêu sáng công suất dành cho phòng chụp
280.000 đ
30W280.000 đ
60W350.000 đ
#Còn nữa...
Túi đựng máy ảnh chữ nhật Nikon N6
198.000 đ
Hotshoe Thumb up đỡ ngón cái giữ chắc máy ảnh Mirrorless
92.000 đ
Sạc pin máy ảnh Canon 5D, 6D, 7D, M10, 50D, 60D, 70D, 77D, 80D, 450D, 500D, 600D, 650D, 700D, 750D, 760D, 800D
98.000 đ
Close
Close
Giờ làm việc: 9h30-17h00, Thứ 2-Thứ 7
(Nghỉ trưa 12h-13h | Chủ nhật nghỉ)
(Liên hệ 082.988.0009 trước khi đến)
Đặt hàng online trên website để được ưu tiên chuẩn bị đơn trước.
Sản phẩm thêm vào giỏ được là Còn hàng.
Close
Khu vực nhận hàng
(Quận) TP.HCM
GIÁ SHIP Thời gian giao Thanh toán
Đơn hàng
< 50k
Đơn hàng
50k - 149k
Đơn hàng
150k - 249k
Đơn hàng
>= 250k
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Tân Bình, Tân Phú, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Gò Vấp, Bình Tân, Thủ Đức 25k 15k Free Free 24-48 giờ Khi nhận hàng
Nhà Bè, Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, Cần Giờ 30k 20k 15k Free 24-72 giờ Khi nhận hàng
Các khu vực tỉnh thành khác Phí vận chuyển sẽ được tính dựa theo khối lượng.
Vui lòng tham khảo bảng phí vận chuyển tại đây.
2-4 ngày Khi nhận hàng
hoặc chuyển khoản
Lưu ý:
  • Khách hàng được 30 NGÀY bảo hành 1 ĐỔI 1. Xem quy định bảo hành Tại đây.
  • Miễn phí vận chuyển cho đơn hàng trên 150k và giao hàng tại nội thành HCM.

Giỏ hàng

Tổng cộng:
250,000đ
    Tặng Ebook Thấu hiểu làm chủ máy ảnh khi đặt hàng
    Mua hàng không cần đăng nhập
    Tiến hành đặt hàng