LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
Đã gần 2 thế kỉ phát triển, nhiếp ảnh đã mang lại cho con người một công cụ để diễn đạt những suy nghĩ và ghi lại những khoảng khắc bất tử.
Cùng với máy ảnh, ống kính đã liên tục phát triển với vô vàn các công nghệ và hình thù khác nhau.
Trong khi hầu hết các lens được làm ra giúp tạo ra các hiệu ứng tương đối dễ chịu và phù hợp với cảm quan chung của con người thi có một vài lens được làm ra với mục đích show off hoặc thể hiện sức mạnh kĩ thuật, khả năng chế tác gây gấn tượng là chính.
Petzval Portrait
Dòng lens cho lomography này bắt đầu được hồi sinh trở lại vào những năm 2013 với trào lưu lomo.
Phiên bản đầu tiên của nó được thiết kế vào năm 1840 bởi Joseph Petzval.
Với cấu trúc thấu kính tiêu sắc(triệt tiêu CA) và waterhouse aperturer, nó cho ra hiệu ứng mờ ảo ở các góc của ảnh và hiệu ứng bokeh creamy đặc trưng.
Nikkor 6mm f/2.8 Fisheye
1 Lens kinh dị từ Nikon, được thiết kế vào năm 1973, nó cho góc chụp lên tới 220 độ tức là chụp được cả những thứ đằng sau lens :)).
Với khối lượng 5kg, nó là 1 trong các lens wide có trọng lượng bá đạo nhất trên hành tinh
Carl Zeiss Planar 50mm f/0.7
Nếu với các lens 50mm thì f1.2 đã là độ mở quá lớn thì Zeiss 50mm f0.7 này còn bá hơn.
Được phát triển vào năm 1966 cho NASA có thể quan sát được các vùng nằm ở xa trên mặt trăng, chỉ có 10 lens được sản xuất và NASA đã mua 6, Zeiss giữ 1 bản làm kỉ niệm và đạo diễn Stanley Kubrick mua 3 cái còn lại.
Carl Zeiss Apo Sonnar T* 1700mm f/4
Thêm 1 cách tiêu tiền nếu chúng ta có quá nhiều tiền không biết chi vào đâu. Lens này được Zeiss triển lãm năm 2006 trong Photokina.
Nó được 1 fan của thể loại ảnh động vật hoang dã đặt riêng sản xuất và chủ nhân của nó tới từ Qartar. Giá của nó hiện vẫn là 1 ẩn số nhưng chắc chắn sẽ là 1 ẩn số lớn, lớn về mặt con số là chắc chắn :))
Sigma 200-500mm f/2.8
Với hình dáng khẩu bazooka, lens này được Sigma thiết kế để chụp thể thao, đặc biệt đi kèm zoom 2x để zoom xa được tới 1000m. Và kì dị ở đây là nó cần pin riêng để cấp cho bộ phận lấy nét =))).
Canon 5200mm f/14
Với cân nặng 90kg, Canon 5200mm f/14 xứng đáng ngự ở vị trí sư tổ, nó cho phép chúng ta chụp được các vật ở xa khoảng 50km. Chỉ có 3 lens như thế này được sản xuất và giá cũng dễ chịu ở mức 50.000$.
Leica Noctilux-M 50mm f/0.95
Tuy không phải là lens có độ mở lớn nhất nhưng nếu Canon 50mm f1.2 ở 1.2 cho ảnh khá haze và gần như mất nét thì lens này từ Leica cho ảnh khá nét ở f0.95, Leica còn ca tụng nó vượt qua cả khả năng nhìn của mắt người.
Meyer Optik Trioplan f/2.8
Bokeh bong bóng của Meyer Optik Trioplan f/2.8
Được biết tới qua hiệu ứng bokeh bong bóng đặc trưng, lens này được thiết kế vào 1916 bởi Hugo Mayer và sau khi xuất xưởng, nó giữ 1 vị trí đặc biệt ko thể nhầm lẫn với bất kì 1 lens nào khác về bokeh này.
Lensbaby Composer Pro 50
Với cấu trúc đặc biệt, lens Composer Pro 50 cho ra các bức ảnh với hiệu ứng hút bokeh, tuy nhiên nó cho phép chúng ta chọn điểm để hút chứ không phải mặc đinh là giữa ảnh.
Canon 1200mm f/5.6
Tuy không sở hữu các kỉ lục như các lens khác nhưng lens Canon 1200mm này là không thể không đề cập tới.
Xuất hiện lần đầu tiên vào thế vận hội Olympic 1984 tại Los Angeles nhưng chỉ có ko tới 100 lens được sản xuất. Giá của 1 lens này cũ giờ tầm 180.000$ nhưng hiếm gặp trên thị trường.
Không kể tới cân nặng khonarg 60kg của lens thì cái giá 2 triệu đô la cho 1 lens là mức không tưởng và chỉ dành cho các ông hoàng bà chúa.
Được đánh giá với chất lượng khá tốt nhưng mức giá này đưa Leica 1600mm trở thành lens đắt nhất trong lịch sử của nhiếp ảnh
Theo: library.chimkudopro.com