LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
Một vấn đề thường gặp trong ảnh phong cảnh đó là bầu trời thường sáng hơn nhiều so với mặt đất bên dưới và điều này cũng làm camera bị “ngô” khi cố gắng đo sáng đúng bầu trời và vô tình làm cho mặt đất bị thiếu sáng. HIện tượng này được goi là heavy bottom, và dịch 1 cách khôi hài là “năng mộng”.
Vấn đề đo sáng này thường được các nhiếp ảnh gia giải quyết bằng cách sử dụng kính lọc GND. Ta để phần tối của kính lọc che phủ bầu trời và phần chuyển (từ phần tối sang phần trong suốt) nên được đặt dọc theo đường chân trời.
Kính lọc ND sẽ chặn bắt ánh sáng đi vào từ phần trời, như vậy sẽ cân bằng cường độ sáng của cả 2 phần trời và đất trong khung cảnh.
Vấn đề này cũng tương tự như mục 6, nguyên nhân cũng do sự bất cân bằng giứa độ sáng của bầu trời và mặt đất, nhưng khác một điều là, trong trường hợp này, hệ thống đo sáng của máy “chuộng” tiền cảnh hơn và đo sáng đúng cho tiền cảnh nhưng vô tình làm cháy sáng bầu trời.
Cũng tương tự như mục trước, ND filter là một cách giải quyết đơn giản cho vấn đề này, hoặc thử 1 diều mới mẻ hơn, HDR (high dynamic range)
HDR là thể loại ảnh được tạo ra khi kết hợp 2 hay nhiều tấm hình chụp với hệ số đo sáng khác nhau, ví dụ như 1 tấm đo sáng đúng cho bầu trời, 1 tấm đo sáng đúng cho mặt đất. Sau đó những tấm ảnh này được “dung hợp” nhờ 1 chương trình chỉnh ảnh hoặc một chương trình HDR chuyên dụng.
Một vấn đề cần luu ý trong HDR là những tấm ảnh phải khớp với nhau, nên có lẽ tripod là một công cụ cần thiết lúc này.
Một vấn đề khác hay gặp đó là, sau khi bù trừ sáng cho 1 tấm ảnh, ta lại quên đặt bù trừ sáng về không trước khi bắt đầu chụp tấm ảnh khác.
Vấn đề này được giải quyết bằng các tập thói quen kiểm tra các thông số, setting của máy, như đã nói ở các mục trước.
Nhưng nếu máy cảu bạn vẫn cho ra những tấm ảnh sáng hoặc tối hơn so với ý đồ, khi đang đặt chế độ bù trừ, hãy kiểm tra lại giá trị bù trừ.
Khi bạn quá tập trung đến việc chỉnh sáng sao cho highlight không bị cháy và tầng shadow không bị biến thành “lỗ đen vũ trụ” thì rất dẽ quên đi việc tốc độ không dủ nhanh để bắt được khoảnh khắc.
Việc này thường xuyên xảy ra khi chụp trong nhà dưới điều kiện ánh sáng thấp, hoặc chụp những buổi biểu diễn âm nhạc.
Một vài trường hợp, bạn chỉ việc đơn giản là mở khẩu ra để có thể tăng tốc độ lên. Nhưng thường bạn sẽ phải tăng độ nhạy sáng.
Nhiều nhiếp ảnh gia rất ngại việc tăng độ nhạy sáng, bởi vì họ sợ tấm ảnh sẽ bị nhiễu (noise), nhưng miễn là bạn chụp trong phạm vi cơ bản và không dùng đến phần mở rộng của máy thì tấm ảnh vẫn ok thôi. Thà ta có 1 tấm ảnh noise 1 tẹo nhưng sắc nét còn hơn 1 tấm ảnh mờ tịt.
Một giải phát khác cho vấn đề này là sử dụng flash để cung cấp thêm 1 ít sáng, cho phép ta tăng tốc độ lên.
Flash thì “ổn” khi dùng để chụp chân dung trong nhà cho bạn và người thân, nhưng khi chụp 1 show âm nhạc, thì nó lại gây khó chịu cho những người xung quanh, trong trường hợp này thì bạn không còn sự lựa chọn nào khác ngoài “bám víu” lấy độ nhạy sáng cao và khẩu độ lớn.
Nếu bạn đã từng chụp ảnh trong nhà với điều kiện sáng thấp mà không có tripod thì cách duy nhất là độ nhạy sáng cao.
Và nếu như bạn quên không chỉnh lại độ nhạy về giá trị thấp hơn thì bạn sẽ thấy máy đề nghị những thông số khẩu độ nhỏ bất thường và tốc độ thì cao bất thường.
Thậm chí, nếu bạn chụp ở chế độ tự động hoặc bán tự động thì có một vài trường hợp, máy không thể chụp được vì tốc độ tối đa vẫn không dủ và không còn khẩu độ nào để giảm nữa.
Ngược lại, khi di chuyển từ nơi “dạt dào” ánh sáng sang 1 nơi thiếu sáng thì, máy sẽ phải chụp với tốc độ rất chậm do độ nhạy sáng thấp, và nếu như không có tripod thì tấm ảnh sẽ dễ bị mờ do chuyển động và out nét.
Dịch Shinno.
Nguồn DCW.