LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
10 “tuyệt chiêu” sẽ giúp bạn làm chủ và chụp được những bức ảnh chuyển động như mong muốn
Khi hiểu về môn thể thao hoặc hoạt động chuyển động định chụp, bạn biết chủ thể sẽ làm gì tiếp sau và chụp đúng khoảnh khắc. Lấy ví dụ đơn giản như thế này, nếu biết bơi, tất nhiên bạn đoán được khi nào người ta chuẩn bị ngoi lên để lấy hơi và sẽ canh đúng lúc để chụp. Nếu như phải chụp đề tài mà bạn không biết thì nên giành thời gian để tìm hiểu, như vậy mới có thể “chộp” được những bức ảnh đẹp.
Khi chụp một trận đấu, bạn phải tinh ý để biết chính xác những mốc quan trọng diễn ra ở đâu, như đua xe chẳng hạn, mốc quan trọng là khi chiếc xe cán đích và bạn phải biết rõ đích ở đâu. Sau đó, pre-focus chỗ này và chỉ cần chờ chủ thể vào trong khung hình rồi bấm máy. Việc này sẽ tăng xác suất có được những tấm ảnh sắc nét đắt giá.
Cố gắng làm sao để tốc độ màn trập càng nhanh càng tốt và tránh dưới 1/500s. Tăng ISO nếu không đủ ánh sáng.
Lia máy theo chuyển động, nếu làm tốt, kỹ thuật này sẽ mang lại một background rất đẹp với hiệu ứng motion – blurred tạo cảm giác tuyệt vời về chuyển động, tốc độ và đầy năng lượng. Đây là kỹ thuật khó và không có cách nào khác ngoài luyện tập nhưng rất đáng để bỏ công bỏ sức. Hãy thử bắt đầu với tốc độ màn trập từ 1/15s đến 1/60s. Nếu như bạn không thích chinh phục thử thách này thì cứ chụp bình thường rồi về làm hiệu ứng này bằng photoshop vậy. Nhưng như vậy đâu có “đã” phải không?
Như đã nói ở trên, ảnh chụp thể thao và chuyển động có thể tiên đoán trước nơi xảy sự kiện, như chỗ bắt đầu, chỗ cán đích,… Vì vậy hãy tìm chỗ “phục kích” phù hợp với bức ảnh muốn chụp và luôn để ý đến background nhé (nhiều khi chỉ vì background xấu mà làm hỏng toàn bộ tác phẩm)
Lựa chọn ống kính lúc nào cũng quan trọng, đặc biệt là trong chụp ảnh chuyển động. Ống kính dùng trong chụp ảnh này cần là những ống kính “hàng khủng”, vừa dài vừa to, giá cả thì đắt và rất đắt (nhưng lại đáng tiền). Bạn cũng nên chuẩn bị thêm cho mình chân máy (monopod thôi nhá), không có cái này thì hơi bị “oải” khi cầm máy và cái ống kính to sụ kia nhỉ, nhất là trong những sự kiện kéo dài (vài giờ chẳng hạn)
Điều rất cực kỳ quan trọng là phải thông thạo máy của mình. Phải hiểu “em nó” như chính một phần của cơ thể mình thì mới sử dụng linh hoạt được. Làm sao mà tập trung được hoàn toàn khi phải dừng lại để nghĩ xem nút này để làm gì, muốn làm cái kia thì bấm nút nào phải không? Vậy nên đừng để điều này ảnh hưởng đến tác phẩm vĩ đại của mình nhé bạn.
Thật tuyệt vời khi chộp ngay được bức ảnh mình muốn chỉ trong một lần bấm máy, để tận hưởng điều này, hãy để chế độ chụp liên tục. À, và một điều nữa, dù biết là thẻ nhớ hiện nay dung lượng rất nhiều nhưng nếu bạn để chế độ 10 ảnh/ 1 giây thì nó cũng nhanh đầy lắm nhé!
Ông bà ta đã nói “văn ôn võ luyện” và rõ ràng muốn có kỹ năng chụp ảnh ngày càng tiến bộ thì bạn phải luyện tập. Với chụp ảnh chuyển động, phản ứng phải thật nhanh nhạy, chính xác nên những kỹ thuật như lia máy phải thật điêu luyện và thành thục. Vậy nên hãy ra ngoài chụp, chụp và chụp thật nhiều và nhiều hơn nữa. Đừng lo sợ khi những bức ảnh mới đầu không như ý muốn, “có công mài sắt có ngày nên kim” thôi.
Một tác phẩm của Eadweard Muybridge
Bạn nên bắt đầu từ những tác phẩm của Eadweard Muybridge. Ông đã mất đầu thế kỷ 20 nhưng những nghiên cứu của ông về sự chuyển động thì còn ứng dụng được cho đến ngày hôm nay và chắc là cả sau này nữa. Qua những tác phẩm gồm chuỗi hình ảnh chuyển động tuyệt vời của động vật và con người (đi, chạy, nhảy) của ông biết đâu bạn sẽ tìm được một phong cách cho riêng mình. Nếu muốn tham khảo những tác phẩm hiện đại hơn, hãy nghía qua “những đứa con tinh thần” của các nhà nhiếp ảnh thể thao như Bob Martin, Tom Jenkins và Eamonn McCabe.Một tác phẩm của Eadweard Muybridge
Nguồn tin: Sưu tầm