LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
Trước khi tìm hiểu 10 Kỹ thuật bố cục là gì, chúng ta phải xác định nghĩa của ‘bố cục’ là gì.
Bố cục là việc sắp xếp hình ảnh theo một thứ tự, quy định hay trật tự nào đó một cách hợp lí nhất để người xem có thể cảm nhận được ý tưởng, nội dung mà người chụp muốn truyền đạt. Như mình đã đề cập, đây không phải là những quy tắc mà bạn phải răm răp làm theo mà đó chỉ là những hướng dẫn.
Chúng ta sẽ bắt đầu với kỹ thuật bố cục nổi tiếng nhất: Quy tắc một phần ba.
Một trong những quy tắc nổi tiếng nhất về bố cục nhiếp ảnh và một trong những điều quan trọng nhất bạn phải học trong nhiếp ảnh là quy tắc 1/3 trong chụp ảnh nghệ thuật.
Đây cũng là một trong những cách dễ nhất để cải thiện ngay lập tức các kỹ thuật nhiếp ảnh của bạn và chụp các hình ảnh cân bằng và hấp dẫn trực quan.
Quy tắc này được hiểu như sau: Như ở hình phía trên, bạn chia đều khung hình ra thành chín phần bằng nhau tạo bởi bốn đường thẳng gồm ngang và dọc. Các đường này có tên là đường chính và giao điểm của chúng được gọi là điểm vàng trong nhiếp ảnh. Hiện giờ trên các máy ảnh thông thường hay thậm chí là điện thoại cũng có chế độ hiện thị các đường kẻ trên chính màn hình chụp để thuận tiện cho người sử dụng. Nếu bạn đặt chủ thể vào một trong bốn điểm trên , hoặc ít nhất đặt nằm theo các đường chính thì chủ thể sẽ trở nên nổi bật hơn rất nhiều so với việc xếp vào chính giữa bức ảnh thông thường.
Đôi khi, việc đặt chủ thể ở trung tâm khung hình hoạt động rất tốt. Khung cảnh đối xứng là hoàn hảo cho kiểu sắp xếp bố cụ này. Chúng cũng trông thực sự tuyệt vời trong khung hình vuông.
Cảnh có phản chiếu cũng là một cơ hội tuyệt vời để sử dụng tính đối xứng trong bố cục của bạn. Trong bức ảnh này, nhiếp ảnh giađã sử dụng sự kết hợp của quy tắc một phần ba và đối xứng để tạo nên bố cục của khung cảnh. Cây được đặt lệch tâm về bên phải của khung hình nhưng phản chiếu của mặt nước nên sự cân xứng. Bạn thường có thể kết hợp nhiều nguyên tắc bố cục trong một bức ảnh.
Tiền cảnh thú vị là cách tuyệt vời để tạo cảm giác chiều sâu cho phong cảnh. Những bức ảnh thông thường sẽ được tạo cảm giác như 3D khi nó được tăng thêm chiều sâu, nhiều khi nhờ vào các yếu tố tiền cảnh, hậu cảnh.
Trong bức ảnh ở trên, những tảng đá phía trước chính là yếu tố cung cấp tiền cảnh hoàn hảo. Kỹ thuật này đặc biệt hiệu quả với ống kính góc rộng.
Bạn có thể tăng chiều sâu bức ảnh bằng những khung hình sẵn có bên ngoài như ô cửa sổ, cây cối, hoặc bất kỳ thứ gì làm thành khung xung quanh chủ thể. Bố cục kiểu khung nằm trong khung là cách hiệu quả để tăng chiều sâu hậu cảnh cho bức ảnh chân dung. Hãy thử tìm kiếm các yếu tố như cửa sổ, vòm hoặc các nhánh cây nhô ra để tạo khung một cách tự nhiên cho cảnh. “Khung hình” không nhất thiết phải bao quanh toàn bộ cảnh mới có hiệu quả.
Các đường giúp dẫn dắt người xem tập trung sự chú ý vào các yếu tố quan trọng. Bất cứ thứ gì từ mặt đường, tường hoặc hoa văn đều có thể được sử dụng làm đường dẫn. Hãy xem các ví dụ dưới đây.
Các đường dẫn không nhất thiết phải thẳng như trong hình trên. Trên thực tế, các đường cong cũng rất hấp dẫn. Trong trường hợp này, đường dẫn hướng người xem nhìn về phía bên phải của khung hình trước khi chuyển sang bên trái về phía cái cây. Mình cũng sử dụng quy tắc một phần ba khi lập bố cục ảnh.
Người ta thường nói rằng yếu tố tạo hình theo kiểu hình tam giác và đường chéo có thể thêm “kịch tính” cho bức ảnh. Vậy “kịch tính” có nghĩa là gì? Nó khá khó giải thích, vì còn phụ thuộc vào cảm nhận.
Các đường ngang và dọc cho thấy sự ổn định. Nếu bạn nhìn thấy một người đừng trên một mặt phẳng nằm ngang, anh ta sẽ trông khá vững trãi. Nếu chụp người đàn ông này trên một đường dốc, trông ông ta sẽ khác hẳn. Nó tạo nên một sự căng thẳng thị giác nhất định. Chúng ta không nên áp dụng chụp ảnh kiểu đường chéo trong cuộc sống hằng ngày. Chúng tạo nên sự bất ổn vô thức. Nhưng kết hợp tam giác và đường chéo vào hình ảnh có thể tạo ra cảm giác ‘kịch tính’.
Hình ảnh về cây cầu Samuel Beckett tại Dublin kết hợp nhiều hình tam giác và đường chéo vào cảnh. Cây cầu chính nó là một hình tam giác (nó trông giống như một cây đàn hạc Celtic khi nhìn ngang từ phía bên). Ngoài ra, còn có một số hình tam giác ‘ẩn’ trong cảnh vật. Các đường dẫn hướng bên phải của khung cùng tất cả tam giác đều gặp nhau tại cùng một điểm. Cả hai kỹ thuật đã được kết hợp để tạo nên hình ảnh: đường dẫn và đường chéo.
Trong bức ảnh của khách sạn Hotel de Ville ở Paris, tam giác và đường chéo tạo nên cảm giác năng động. Chúng ta không thường thấy hình ảnh một tòa nhà nghiêng như vậy trong cuộc sống hằng ngày. Nó ảnh hưởng đến cảm giác cân bằng của chúng ta. Nó tạo nên sự căng thẳng thị giác.
Con người thường bị thu hút bởi các hoa văn. Chúng rất trực quan và gợi lên sự hài hòa. Hoa văn có thể là các mẫu do con người tạo ra giống như các cánh hoa xòe xếp chồng lên nhau. Phối hợp hoa văn vào ảnh chụp của bạn là cách tốt để tạo ra một bố cục dễ chịu người xem.
Quy tắc số lẻ nói rằng một hình ảnh sẽ trông hấp dẫn hơn nếu có số lượng lẻ các đối tượng. Theo lý thuyết mà nói, số lượng chẵn các đối tượng trong ảnh sẽ khiến người xem bị phân tâm vì không biết nên tập trung vào ai. Số lượng lẻ được cho là tự nhiên và dễ nhìn hơn.
Thành thật mà nói, mình nghĩ rằng có rất nhiều trường hợp không rơi vào quy tắc số lẻ này, nhưng quy tắc này chắc chắn sẽ được áp dụng trong một số tình huống nhất định. Nếu có 4 đứa con, bạn sẽ quyết định để đứa nào đứng ngoài bức ảnh? Về phần cá nhân mình, mình sẽ chọn cách tăng số lượng khách hàng tiềm năng trong tương lai càng cao càng tốt.
Lấp đầy khung hình với chủ đề bạn chọn, để lại ít hoặc không có không gian xung quanh, cách này có thể rất hiệu quả trong một số tình huống nhất định. Nó giúp người xem tập trung vào chủ đề chính mà không có bất kỳ sự phân tâm nào. Nó cũng cho phép người xem quan sát chi tiết của một đối tượng mà không thể quan sát được nếu chụp từ xa.
Trong bức ảnh chụp sư tử này, bạn sẽ nhận thấy rằng mình đã chụp cận cảnh khuôn mặt, thậm chí cắt xén luôn một phần đầu và bờm. Điều này giúp người xem tập trung thực sự vào các chi tiết như mắt hay bề mặt lông sư tử. Bạn cũng có thể nhận thấy rằng mình đã sử dụng quy tắc một phần ba trong bức ảnh.
Một lần nữa, mình lại hoàn toàn mâu thuẫn với chính bản thân mình! Trong hướng dẫn số 9, mình đã bảo bạn rằng lấp đầy khung ảnh là một bố cục đẹp. Bây giờ mình sẽ cho bạn biết điều ngược lại cũng vẫn tốt, tùy vào ý đồ của bạn.
Để lại rất nhiều khoảng không gian trống xung quanh chủ thể của bạn có thể tạo thêm sự hấp dẫn. Nó tạo ra cảm giác của sự đơn giản. Giống như lấp đầy khung ảnh, nó giúp người xem tập trung vào chủ thể chính mà không gây ra phân tâm.
Bức ảnh này chụp một tượng thần Hindu khổng lồ, thần Shiva ở Mauritius là một ví dụ điển hình của việc tạo không gian trống. Bức tượng rõ ràng là tiêu điểm chính nhưng mình lại để rất nhiều không gian trống bầu trời quanh nó. Điều này giúp thu hút ánh nhìn vào bức tượng trong khi giúp bức tượng có ‘không gian để thở’. Bố cục này cũng tạo nên cảm giác tinh giản. Cảnh vật không có gì phức tạp. Chỉ là bức tượng được bầu trời bao quanh. Mình cũng đã sử dụng quy tắc một phần ba để đặt bức tượng ở phần bên phải của khung.
Tham khảo petapixel, duytom