LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
Bài viết phần trước đã cho chúng ta vài nét về lịch sử công ty Nikon và sơ lược về các ống kính MF (lấy nét tay) của hãng.
Đến bài viết này, tác giả sẽ giới thiệu phần còn lại không kém phần thú vị của đế chế ống kính Nikon: hệ ống Phân biệt các ống Nikon AF (tự động lấy nét).
Một việc không thể phủ nhận là hệ sinh thái Nikon từ lúc mới ra mắt từ năm 1959 đến khoảng đầu những năm 1980 đã để lại rất nhiều dấu ấn cho ngành sản xuất máy ảnh SLR và dân chụp hình chuyên nghiệp với những tiến bộ như:
- hệ thống body thiết kế theo dạng module cho phép thay đổi từ ống kính đến kính ngắm, thậm chí có thể lắp được mô tơ lên phim rời hay back (nắp che buồng phim), hệ thống đo sáng tích hợp qua ống kính (TTL)
- hệ thống nhận diện ống kính phức tạp (AI)
- hệ thống đèn flash thông minh, đo sáng ma trận chính xác và đáng tin cậy,…
Nikon đã vấp phải những sự cạnh tranh khốc liệt từ các hãng như Minolta vì họ đã có máy film AF tích hơp trong body (lấy nét tự động) đầu tiên trên thế giới vào năm 1985.
Nikon cho ra mắt chiếc máy SLR đầu tiên của họ với tính năng lấy nét tự động (máy phim lấy nét tự động) , chiếc Nikon F3AF. Tương tự với hệ thống lấy nét ngày nay, chiếc máy này sử dụng cảm biến lấy nét trong thân máy để kích hoạt động cơ trên ống kính.
Tuy nhiên, vì một số ý do mà hệ thống lấy nét này khá chậm chạp và không đáng tin cậy. vì lý do này mà Nikon F3AF và hệ thống ống kính AF của nó ( gồm 2 ống ) được sản xuất rất hạn chế
Đây là thời điểm bùng nổ của các máy ảnh SLR tích hợp AF . Đối thủ truyền kì của Nikon là Canon đã chọn một hướng tiếp cận khác: loại bỏ hệ thống ngàm FD cũ hoàn toàn và thay vào đó hệ thống ngàm EOS với mô tơ vòng lấy nét nhanh, êm và đáng tin cậy.
Nikon lại chọn hướng khác. Vì không muốn bỏ đi số lượng ống kính đồ sộ thời xưa, họ đã cải tiến ngàm để nhét vào đó hệ thống bánh răng để di chuyển các thấu kính. Hệ thống này lấy nét nhờ cảm biến và động cơ lấy nét trên thân máy. Trên máy lúc này có một cái vít nhỏ, nó sẽ khớp với cái vít trên ống kính. Khi lấy nét, mô tơ trên body xoay làm xoay luôn cái vít trên ống kính. Hệ thống này tỏ ra đáng tin cậy hơn hệ thống trên Nikon F3AF.
Tuy không nhanh gọn như của Canon nhưng có tiếng xẹt xẹt cơ khí như Iron man khá vui tai :)))
Dễ nhận thấy trên ống kính đã có xuất hiện chữ AF.
Vào thời gian này, nikon thêm và chức năng tính Khoảng cách (Distance) cho các ống AF của mình. Tên ống kính lúc này sẽ có chữ D phía sau độ mở F.
Chip D này sẽ báo khoảng cách với các body để tính toán các chứ cnăng như đo sáng ma trận 3D, D-TTL và i-TTL khi đo sáng cho đèn flash rời trên máy phim (máy số tự đo trên thân máy nên các bác dùng lens non D trên máy số không cần lăn tăn).
Trên thực tế, sự khác biệt về quang học giữa các ống non D và D gần như không có. 99.99% các ống D là các ống non D gắn thêm chip, về hệ thấu kính không thay đổi. sự khác biệt về đo sáng cũng rất nhỏ, không đáng kể.
(sau này đời nonD và D được tính chung là đời AF-D để phân biệt với đời AF-S và AF-P sẽ nhắc đến ở đoạn sau).
Lưu ý: trên các body Nikon Entry như dòng D3xxx/D5xxx, do không có mô tơ lấy nét bên trong thân máy nên sẽ không AF được với đời ống kính này. Tuy nhiên, vẫn báo sáng, báo nét và ghi file EXIF đầy đủ.
Giai đoạn này mở ra một bước ngoặt lớn cho Nikon, lúc này hãng đã đổi việc sử dụng mô tơ trong thân máy sang tích hợp mô tơ siêu thanh trong ống kính (còn gọi là đời AF-S: Auto Focus with Silent wave motor ). Việc này giúp lấy nét nhanh hơn, êm hơn và tương thích với tất cả body (kể cả dòng D3xxx/D5xxx).
Nikon giới thiệu động cơ lấy nét mới của họ, động cơ AF-P: Auto Focus with Stepping Motor. đây là kiểu động cơ tương tự như động cơ STM của Canon. Động này khi hoạt động gần như im lặng, thích hợp để quay phim. Hiện giờ số lượng ống kính sử dụng động cơ này vẫn còn khá hạn chế.
Lưu ý: động cơ AF-P ko hoạt động với các body D1, D2 series, D200, D100, D5100, D5000, D90, D80, D70 series, D3200, D3100, D3000, D60, D50, D40 và D40X.
Bảng tra cứu tương thích lens – body Nikon
Tra cứu thuật ngữ ghi trên ống kính
Theo mayanhgiare.com