LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
Việc lựa chọn góc máy chụp ảnh món ăn thích hợp xuất phát từ sự quan sát kĩ lưỡng và cả cảm nhận từ bên trong.
Trước khi chụp, hãy xem xét trên khía cạnh thị giác, di chuyển chậm rãi xung quanh món ăn của bạn và chỉ đơn giản quan sát bằng mắt thường.
Hãy nhớ rằng việc xem xét này không thể diễn ra quá lâu, vì món ăn được chuẩn bị sẽ không giữ được vẻ tươi ngon chỉ sau một vài phút.
Chụp ảnh món ăn tương tự như khi chụp ảnh người, mỗi cá nhân đều có những góc tuyệt vời nhất. Hãy cân nhắc việc dùng các loại thực phẩm khác nhau, thay đổi phương thức chế biến và đa dạng về cách trình bày, việc này sẽ mang đến những hiệu quả không ngờ.
Việc sắp xếp những thành phần khác lạ sẽ mang đến cơ hội để có được những góc chụp tuyệt vời.
Vậy đâu là những góc chụp mang đến hiệu quả tốt nhất? Dưới đây là gợi ý về 10 góc chụp tốt nhất để chụp ảnh những món ăn.
Máy ảnh hoàn toàn tập trung vào món ăn. Việc này sẽ tạo nên đồng thời sự cân đối về vẻ bề ngoàivà cảm nhận bên trong cho người xem.
Mẹo: Hãy giới hạn góc ảnh với những cảnh vật xung quanh.
Máy ảnh được đặt trực tiếp từ phía trên và tập trung hoàn toàn vào món ăn. Góc ảnh này giúp tạo nên tấm ảnh hợp thời và sinh động.
Với góc ảnh này, món ăn được đặt trực tiếp lên bề mặt thuỷ tinh trắng, đặt trên một cái hộp xốp. Việc này sẽ giúp tạo nên bối cảnh đồng nhất và không tạo độ bóng.
Trong trường hợp bạn không có đủ điều kiện (không có các đường cạnh nằm ngang, không có tấm kính ảnh, không có bối cảnh), hãy thoát ra khỏi khuôn khổ và chụp từ những góc ảnh khác lạ nhất.
Máy ảnh được đặt nghiêng về phía bên phải, việc này giúp cho món ăn nghiêng ngược chiều kim đồng hồ và tạo cảm giác như đang mời gọi bạn, việc này sẽ thu hút sự chú ý của người xem.
Máy ảnh được đặt nghiêng về phía bên trái, lúc này món ăn sẽ nghiêng theo chiều kim đồng hồ, trông có vẻ như đi ra xa, lôi cuốn người xem thích thú muốn nhìn theo.
Đừng ngại việc chụp cận món ăn. Khi bạn chụp cận, những cảnh vật xung quanh của bức hình sẽ không còn giữ vai trò quan trọng, trong bất kỳ góc máy nào thì món ăn luôn tạo được sự lôi cuốn trực diện tạo ra từ chính bản thân chúng.
Máy ảnh được đặt phía trước món ăn, hướng lên trên một chút, sau đó điều chỉnh đến khi món ăn lắp đầy khung hình. Bức ảnh sẽ giữ được vẻ sinh động và thu hút người xem với những góc nhìn từ gần đến xa.
Hãy xoay máy ảnh, món ăn sẽ trải dài từ một góc của máy ảnh đến phía đối diện, tạo nên không gian chéo.
Khi nhìn xuyên qua ống ngắm, canh sao cho các đường viền của khung ảnh thẳng hàng với bất kì đường cạnh nào mà bạn có thể nhìn thấy được trong vật muốn chụp.
Ví dụ như là: Canh thẳng hàng với 3 đường cạnh song song (trái và phải cạnh của một miếng bánh).
Xoay máy ảnh đến khi 3 đường này song song với cạnh đứng của khung hình. Điều này mang đến sự khác lạ, giúp tạo nên vẻ mới mẻ chưa từng thấy ở một miếng bánh phô mai bình thường.
Đặt máy ảnh hơi nghiêng sang trái. Tại sao? Vì não người thường nhìn lướt mọi vật theo từng phần.
Nếu máy ảnh được nâng lên, góc ở giữa sẽ tạo nên một đường viền ngang, chia bức ảnh thành 2 phần và làm cho mắt người nhìn đi về 2 phía từ chính giữa.
Tuy nhiên, trong trường hợp nếu muốn cho người xem nhìn qua toàn bức ảnh, và chỉ dừng lại tại điểm giữa thì góc “hơi nghiêng” sẽ giải quyết được vấn đề này.
Hãy quên đi quy luật 1/3 (khung ảnh được chia bởi những đường ngang và dọc, đặt chủ thể tại điểm giao nhau, nằm về phía 1/3 phía trên hoặc dưới của khung hình) và những điều bạn đã được học, chỉ cần di chuyển xung quanh vật bạn muốn chụp và cố gắng xem bạn quan sát được gì, canh góc ảnh và bắt đầu chụp.
Hãy giữ đầu óc tỉnh táo, đừng suy nghĩ gì cả. Khi bạn đã cảm nhận được cảm giác ấm áp và thèm ăn từ bao tử của mình, chỉ cần bấm nút “Tách!”, chỉ vậy thôi!
Hi vọng những gợi ý về góc máy chụp ảnh món ăn mới lạ sẽ giúp các bức ảnh của bạn có sự thay đổi tích cực.
Theo chuphinhmonan.com