Bảng giá ship:
ship
Ngân hàng Vietcombank
0511 00042 2936
LE TRONG HIEU
Chi nhánh VCB Sài Thành
Ngân hàng Techcombank
9563 888 888
LE TRONG HIEU
Chi nhánh TCB Bình Tân
Ví Momo
097 445 7500
LE TRONG HIEU
Gọi ngay

Những cái chung nhất của của mọi loại ống kính

Nhập Coupon MATIN Đã Copy giảm ngay 20.000 đ cho đơn hàng từ 120.000 đ khi đơn hàng có sản phẩm sau: Túi chống sốc lens Matin

Tiêu cự : tiêu cự là con số có đơn vị đi kèm là “milimet-mm”

1 ống kính có thể có 1 tiêu cự duy nhất gọi là ống Fix (hay ống Prime) ví dụ 50mm, 85mm, 200mm những ống prime của Carl Zeiss sản xuất cho Nikon ngàm F

1 ống kính cũng có thể có nhiều tiêu cự khác nhau được giới hạn bới tiêu cự nhỏ nhất và tiêu cự dài nhất gọi là ống Zoom ví dụ 24-70mm (tiêu cự nhỏ nhất là 24mm tiêu cự dài nhất 70mm)

Những ống zoom của Canon

Những cái chung nhất của của mọi loại ống kính

Đối với các máy kĩ thuật số du lịch PnS người ta hay sử dùng khái niệm X để nói về khả năng zoom của 1 chiếc máy, bởi lẽ theo thông thường nhất thì các máy này có tiêu cự nhỏ nhất là 24mm,28mm, hoặc 35mm (so với khổ máy phim) khi nhân với hệ số x sẽ ra được tiêu cự dài nhất của của máy ảnh, nhưng đối với DSLR khái niệm X là gần như vô nghĩa, vì ng ta quan tâm đến ống kính đó có tiêu cự chính xác là bao nhiêu chứ không cần biết nó zoom được hay không, và zoom bao nhiêu lần, ví dụ ống 24-70mm ta lấy 70 chia cho 24 ra được xấp xỉ 3X, với ống 70-200mm ta lấy 200 chia cho 70 cũng xấp xỉ 3X, nhưng 2 ống kính này ko bao giờ chụp chụp dc giống nhau trừ khi để cùng tiêu cự 70, vậy thì đừng bao giờ thắc mắc DSLR này zoom được bao nhiêu X nhé, tuy nhiên 1 ống kính có giá trị X càng nhỏ thì chứng tỏ ống kính đó càng chất lượng, vì nếu hạn chế được tỉ lệ Zoom thì cũng sẽ hạn chế được hiện tượng quang sai vì ống Zoom không có chất lượng đồng đều ở mọi tiêu cự.

Vấn đề chính là câu hỏi “tiêu cự : nó có nghĩa lí gì?” : quay trở lại kiến thức vật lí 1 chút, hãy hình dung cả ống kính là 1 thấu kính duy nhất, và đấy là thấu kính hội tụ, vậy thì tiêu cự càng lớn thì độ phóng đại càng lớn, nhưng kích thước cảm biển là cố định, nên điều đó đồng nghĩa với gọc nhìn càng hẹp, ví dụ giữa tiêu cự 200mm và 70mm thì ở 200mm cho vật thể sẽ được phóng to hơn, có vẻ gần hơn là 70mm.

Nhung-cai-chung-nhat-cua-moi-loai-ong-kieng-9

Khóa học: Học nhiếp ảnh từ cơ bản đến nâng cao (Ưu đãi độc quyền - Giảm 33%)

Tuy nhiên ngoài yếu tố lớn nhỏ, xa gần, chúng ta phải để ý 1 yếu tố nữa đó là yếu tố phối cảnh của ống kiếng, nếu ta điều chỉnh chủ thể sao cho chủ thể có độ lớn gần như không đổi trong khuôn hình thì với ống wide ta thu được nhiều thứ vào hậu cảnh, tiền cảnh hơn là ống tele, do đó tiêu cự càng lớn khả năng xóa phông càng cao là vì thế, nó kéo dãn những vật ở bên ngoài vùng nét, làm cho nó blur hơn.

2 tấm hình sau chủ thể là nhân vật nam trong ảnh, có thể nói là “kích thước” như nhau nhưng chụp ở tiêu cự 12mm và 80mm, rất dễ nhận thấy, tiêu cự càng dài thì hậu cảnh càng to ra và mờ hơn, tiêu cự càng ngắn thì mọi thứ nhỏ đi rõ hơn méo hơn do độ tụ cao hơn.

Nhung-cai-chung-nhat-cua-moi-loai-ong-kieng-3

Nhung-cai-chung-nhat-cua-moi-loai-ong-kieng-2

Như vậy việc lựa chọn tiêu thích hợp khi chụp nó mang 2 ý nghĩa : 1 là độ phóng đại của chủ thể (hoặc khả năng zoom), 2 là bố cục dựa trên tỉ lệ phối cảnh, càng wide càng nhiều chi tiết, càng zoom lại gần càng chặt hơn.

Khẩu độ : (có trị số là đường kính vòng khẩu độ chia chia tiêu cự)

1 ống kính có rất nhiếu nấc khẩu độ

Khấu độ được ghi kèm trên than ống là khấu độ to nhất có thể

1 ống kính có thể có 2 khẩu độ to nhất có thể ứng với tiêu cự ngắn nhất và tiêu cự dài nhất của ống đó(việc này nhằm làm tiết kiệm chi phí)

Khi tiêu cự thay đổi thì nếu muốn giữa nguyên giá trị khấu độ thì bắt buộc đường kính vòng khẩu độ phải to hơn, do đó với những ống kính 1 khẩu độ thường đắt tiền hơn do đường kính ống luôn lớn hơn, thấu kính lớn hơn, chế tạo phức tạo hơn để chống hiện tượng chất lượng ảnh kém ở rìa thấu kính trong hình sau là vòng khẩu độ (những ống kính đời mới sau này ko có vòng khẩu độ nữa vì khẩu độ chỉnh trên body và dùng cò lẫy đá khẩu trên ống kiếng)

Nhung-cai-chung-nhat-cua-moi-loai-ong-kieng-1

2 hiệu ứng của khấu đô là :

• Khấu độ càng lớn thì tiền cảnh và hậu cảnh càng bị xóa nhòa hơn.
• Khẩu càng lớn thì hình ánh sang vào nhiều hơn, cho khả năng chụp thiếu sáng tốt hơn (cùng tốc độ cùng iso, khấu lớn hơn thì hình sáng hơn)

1 bước khẩu độ :

Giá trị khẩu độ tăng hoặc giảm Căn 2 thì hình sẽ sáng hoặc tối gấp đôi, trên máy ảnh người ta chia ứng với mối nấc vặn tương ứng với 1/3 bước khẩu độ, (ví dụ : F2.8 -> F4 thì hình tối gấp đôi, nhưng giữa F2.8 và F4 ta có 2 nấc nữa đó là F3.2 và F3.5 ứng với 1/3 bước).

Lá Khẩu/Bokeh :

Trên mỗi ống kính cấu tạo của vòng khẩu độ là sự kết hợp của nhiều lá khẩu, với các ống kính phổ biến tối thiểu là 5 và nhiều nhất hiện nay là 12

Số lựa lá khẩu càng nhiều thì vòng khẩu độ càng gần với hình tròn nhất, sẽ cho ra Bokeh đẹp nhất (lens Canon 50 1.8 và Nikon 50 1.8 sở dĩ rẻ là vì chỉ có 4 lá khẩu và bokeh được xếp hạng vào loại xấu nhất)

Bokeh là gì : Bokeh là vùng ngoài vùng lấy nét bị xóa mờ, 1 bokeh đẹp là 1 bokeh mịn màng, có độ chuyển chứ không bị gãy, gấp khúc lục giác

Để có Bokeh đẹp thì nên sử dụng các ống kính có số lượng là khẩu lớn hoặc tiêu dự dài, ngoài ra cũng tránh dùng các ống normal hoặc wide chụp với hậu cảnh gồm rất nhiều vật thể nhỏ, điều này sẽ làm rác khuôn hình.

Dải lấy nét/khoảng cách ngắn nhất :

Đây là điều mà ít người để ý khi đánh giá 1 ống kiếng, đắt rẻ, xịn hay thường nó dựa vào cái này.

Về khoảng cách lấy nét ngắn nhất : nó chính là khoảng cách ngắn nhất từ chủ thể để máy ảnh mà ống kính có thể lấy nét được, những ống kính tương đương nhau về các thong số khác thì chỉ cần khoảng cách lấy nét ngắn nhất xê xích 10 cm là đủ làm nên khác biệt rất lớn nó thay đổi hoàn toàn bố cục – phối cảnh của 1 bức ảnh chứ không chi đơn giản là sự tiện lợi hơn

Dải lấy nét : đặc tính này phải nói là rất hay nhưng hầu như không ai quan tâm, hãy nhìn lên máy ảnh bấm nút lấy nét (focus) bạn sẽ thấy ống kính nó xoay, xoay từ vô cực đến điểm lấy nét ngắn nhất, đó chỉnh là dài lấy nét

1 ống kính có dải lấy nét ngắn thì sẽ lấy nét nhanh, nhưng lại kém chính xác hơn nhưng ống kính có dải lấy nét dài (đó là lí do vì sao các ống Macro và các ống khẩu lớn có dải lấy nét dài), vậy thì cái nào tốt, xin thưa là cái nào cũng tốt, nếu bạn là người thích chụp đời thường, bắt những góc ảnh thật nhanh, thì chọn lựa 1 ống kính có dải lấy nét ngắn vừa phải sẽ cho hiệu năng cao hơn, nếu bạn chụp tĩnh vật nói chung thì các ống có dải lấy nét dài sẽ cho độ nét chính xác cao hơn.

hãy chú ý khoảng cách từ 10m đến vô cực trên dải lấy nét của 2 lens sau, điều đó giải thích tại sao cũng cũng là lens L, cùng canon, cùng là USM nhưng ống 85 F1.2L lấy nét chậm hơn 135 F2L, nhưng nếu ko như thế thì làm sao nó lấy nét dc ở DOF mỏng khi chụp tại F1.2.

Độ sâu trường ảnh(DOF) :

Độ sâu trường ảnh/DOF/Dept of Field : chính là khoảng nét của 1 bức ảnh.

Quay lại kiến thức vật lí 1 chút thì theo như chúng ta biết trên sách vở thì ảnh của 1 vật qua thấu kính chỉ có tại 1 vị trí duy nhất mà nó sắc nét, cho nên nếu suy ngược lại thì tại vị trí đặt sensor cố định, thì ứng với thong số tiêu cự và khoảng cách lấy nét thì cũng chỉ có 1 vị trí duy nhất nét, tuy nhiên mọi thứ không tuyệt đối như lý thuyết và mắt người cũng thể, trên thực tế mắt của chúng ta do chỉ phẩn biệt được giới hạn nên trong 1 khoảng nào của vùng xung quanh điểm nét ta vẫn coi đó là nét, do vậy mới có khải niệm Độ sâu trường ảnh/DOF.

khoảng cách lấy cho phép ảnh nét và điểm nét nhất

Nhung-cai-chung-nhat-cua-moi-loai-ong-kieng-6

DOF bị ảnh hưởng tiêu cự ống kính , khẩu độ.

Chú ý : đừng bao giờ nhầm DOF với Bokeh, nhìu người vẫn cho rằng DOF dày tương đương với Bokeh không mịn, hay phông ko xóa mờ, Bokeh là vùng out nét vùng này đẹp hay ko còn tùy thuộc vùng này xa hay gần điểm nét, còn DOF là chỉ nói về những vùng gần điểm nét.

DOF dày và mỏng nó khác nhau ở chỗ này đây, vùng gần điểm nét có sự thay đổi rõ rệt trong khi bạn thấy vùng bokeh ở phía xa không ảnh hưởng nhiều

Nhung-cai-chung-nhat-cua-moi-loai-ong-kieng-5

Filter :

Filter là 1 miếng kính che trước ống kiếng, nó có thể chỉ để bảo vệ ống kính hoặc làm hiệu ứng cho ống kiếng, và tôi đưa mục filter vào đây để những bạn mới bắt đầu làm quen với máy ảnh biết nó là cái gì, còn để đi sâu hơn về filter thì xin phép hẹn mọi người 1 ngày khác chúng ta sẽ nói cả ngày về filter.

tinhte.com

DJI công bố những bức ảnh đẹp nhất cuộc thi SkyPixel 2017 - góc nhìn của loài chim
Việt Nam có hai tác phẩm của hai nhiếp ảnh gia Trung và CaoKyNhan đoạt giải nhất và giải ba…
BẢO HÀNH 1 đổi 1
Toàn bộ sản phẩm
MIỄN PHÍ
Đổi trả lần đầu
12 NĂM UY TÍN
Hoạt động từ 2013

Cảm nhận và chia sẻ

Sản phẩm nên mua

Close
Close
Giờ làm việc: 9h30-17h00, Thứ 2-Thứ 7
(Nghỉ trưa 12h-13h | Chủ nhật nghỉ)
(Liên hệ 082.988.0009 trước khi đến)
Đặt hàng online trên website để được ưu tiên chuẩn bị đơn trước.
Sản phẩm thêm vào giỏ được là Còn hàng.
Close
Khu vực nhận hàng
(Quận) TP.HCM
GIÁ SHIP Thời gian giao Thanh toán
Đơn hàng
< 50k
Đơn hàng
50k - 149k
Đơn hàng
150k - 249k
Đơn hàng
>= 250k
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Tân Bình, Tân Phú, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Gò Vấp, Bình Tân, Thủ Đức 25k 15k Free Free 24-48 giờ Khi nhận hàng
Nhà Bè, Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, Cần Giờ 30k 20k 15k Free 24-72 giờ Khi nhận hàng
Các khu vực tỉnh thành khác Phí vận chuyển sẽ được tính dựa theo khối lượng.
Vui lòng tham khảo bảng phí vận chuyển tại đây.
2-4 ngày Khi nhận hàng
hoặc chuyển khoản
Lưu ý:
  • Khách hàng được 30 NGÀY bảo hành 1 ĐỔI 1. Xem quy định bảo hành Tại đây.
  • Miễn phí vận chuyển cho đơn hàng trên 150k và giao hàng tại nội thành HCM.

Giỏ hàng

Tổng cộng:
250,000đ
    Tặng Ebook Thấu hiểu làm chủ máy ảnh khi đặt hàng
    Mua hàng không cần đăng nhập
    Tiến hành đặt hàng