LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
LE TRONG HIEU
Tuy nhiên, việc vệ sinh thân máy, ống kính, cảm biến của máy ảnh DSLR trên thực tế không quá khó khăn, chỉ cần một vài dụng cụ đơn giản và cẩn thận một chút là chúng ta đã có thể tự làm được. Bài hướng dẫn sau đây của trang công nghệ CNET sẽ giúp bạn nắm được các bước và một số lưu ý để vệ sinh toàn bộ chiếc máy ảnh DSLR của mình:
Đầu tiên, chúng ta sẽ bắt đầu lau thân máy ảnh, chỉ cần sử dụng một chiếc khăn mềm để lau sơ qua. Còn đối với các vết bẩn cứng đầu, chúng ta có thể sử dụng một chút rượu biến tính và một chiếc bàn chải đánh răng cũ để chà ra. Bạn cũng phải lưu ý phải cẩn thận khi sử dụng rượu biến tính trên các bề mặt da vì nó có thể loại bỏ lớp chất keo giữ cố định lớp da này trên thân máy.
Sau khi làm sạch phần thân máy, có hai khu vực tiếp theo mà bạn sẽ muốn làm sạch là ống kính và cảm biến. Đây là hai bộ phân rất quan trọng và nhạy cảm, vì vậy việc vệ sinh cần được tiến hành thận trọng.
Trước hết, bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ sau, có thể mua được từ bất cứ cửa hàng máy ảnh nào:
– Bóng thổi bụi
– Khăn mềm chuyên dụng để lau màn hình cảm ứng
– Nước lau ống kính
Tiếp theo, tìm một nơi sạch sẽ và có đủ ánh sáng ở trong nhà để bắt đầu việc vệ sinh máy. Nếu có thể, bạn nên hạn chế sử dụng tách rời thân máy và ống kính bởi việc này có thể làm tăng khả năng bụi vào ống kính.
Bụi và các hạt nhỏ khác có thể lọt vào và bám trên ống kính của bạn. Do đó việc cần làm ở đây là phải loại bỏ các mảnh vụn nhỏ này mà không làm trầy xước ống kính. Bước đầu tiên, chúng ta có thể sử dụng bóng thổi bụi để loại bỏ bụi càng nhiều càng tốt mà không cần chạm vào ống kính. Lưu ý là chỉ sử dụng bóng thổi bụi mà không cần dùng thêm bàn chải. Nếu bạn vẫn thấy các hạt bụi bẩn trên ống kính, thì lúc này sẽ cần sử dụng nước lau ống kính kèm theo khăn lau chuyên dụng, rồi cẩn thận và nhẹ nhàng lau sạch ống kính của bạn. Chú ý rằng không được phun hoặc đổ trực tiếp nước lau ống kính mà tốt nhất là tẩm vào khăn lau rồi mới dùng để vệ sinh ống kính.
Nên cất giữ một bộ dụng cụ vệ sinh như trên ngay trong túi máy ảnh của bạn để có thể sử dụng bất cứ lúc nào. Thêm vào đó, nếu bạn không sử dụng máy ảnh trong một thời gian dài thì nên cất nó vào trong một chiếc túi kín để bảo vệ nó khỏi bụi bẩn.
Một mẹo nhỏ khác là bạn có thể sử dụng một bộ lọc UV cho ống kính của mình, để giúp ngăn chặn các tia cực tím tiếp xúc với bộ cảm biến của máy ảnh, thường được dùng trong việc chụp ảnh ở môi trường có ánh sáng tự nhiên như ảnh phong cảnh.
Trừ khi bạn liên tục thay đổi ống kính trên chiếc máy ảnh của mình, còn không sẽ không cần phải mở ra bên trong máy ảnh để làm sạch bộ cảm biến thường xuyên. Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện một số lỗi bất thường trên hình ảnh, thì nhiều khả năng là đã có một số hạt bụi lọt vào bên trong thân máy ảnh và bám vào cảm biến.
Trước khi làm sạch cảm biến, bạn nên nhìn kỹ vào bên trong máy ảnh xem có hạt bụi bẩn nào không. Lý do là bởi khi bạn bật máy ảnh lên, bộ cảm biến sẽ được tích điện và có thể hút các hạt này. Do đó, khi bạn tắt máy để vệ sinh, các hạt này có thể rơi ra bên trong thân máy. Lúc này cần dùng kính phóng đại và nhíp để tìm và loại bỏ các hạt bên trong thân máy.
Để tiếp cận được tới cảm biến, bạn cần kích hoạt chức năng vệ sinh bằng tay của máy ảnh để lật mở gương và sau đó tháo ống kính ra. Bây giờ, bạn có thể sử dụng bóng thổi bụi để loại bỏ bất kỳ hạt bụi nào trên cảm biến. Khi đã hoàn thành, bật máy ảnh lên để hạ gương xuống, gắn ống kính vào và đóng gương hoặc thấu kính lại.
Chú ý bạn cần phải đảm bảo rằng pin trong máy được sạc đầy trước khi khởi động chế độ vệ sinh bằng tay bởi vì gương hoặc thấu kính có thể bị kẹt nếu máy ảnh mất nguồn hoặc bị tắt.
Nếu bóng thổi bụi không thể loại bỏ được bụi bám trên cảm biến, thì bạn cũng đừng ham sạch mà sử dụng bàn chải hoặc khăn lau để làm việc đó. Bởi cảm biến là một bộ phận rất nhạy cảm, chỉ một thao tác sai có thể làm hỏng bộ phân quang học này. Thay vào đó, cách tốt nhất là đem máy ảnh của bạn đến các cửa hàng máy ảnh gần nhất, để các nhân viên chuyên nghiệp giúp bạn làm sạch toàn bộ chiếc DSLR của mình, kể cả cảm biến bên trong.
Chúc các bạn thành công!
Tiến Tùng
Theo CNET