Bảng giá ship:
ship
Ngân hàng Vietcombank
0511 00042 2936
LE TRONG HIEU
Chi nhánh VCB Sài Thành
Ngân hàng Techcombank
9563 888 888
LE TRONG HIEU
Chi nhánh TCB Bình Tân
Ví Momo
097 445 7500
LE TRONG HIEU
Gọi ngay

Camera trên smartphone có thực sự cần nhiều ống kính đến thế không?

Nhập Coupon BKL300BI Đã Copy giảm ngay 100.000 đ khi đơn hàng có sản phẩm sau: Bộ 2 đèn Studio Led BKL-300Bi công suất thực 300W chỉnh màu (3200 – 5600K) kèm Softbox cầu 65cm

Trước đây, mỗi khi nhìn vào những concept smartphone với 4-5 chiếc ống kính, chúng ta thường suýt xoa, và cảm thấy hơi “rợn tóc gáy” bởi hội chứng “sợ lỗ”.

Vậy mà, các hãng smartphone cũng lại đang đua nhau gắn cho chiếc smartphone của mình càng nhiều “mắt” càng tốt. Vậy thực sự một cụm camera trên smartphone có cần tới nhiều ống kính đến thế?

Nếu là một chiếc điện thoại đúng nghĩa, câu trả lời sẽ là KHÔNG. Nhưng, chiếc smartphone hiện nay đã được định nghĩa vượt ra xa khỏi chức năng nghe gọi cơ bản rồi. Và một đối tượng không nhỏ người dùng sẽ coi đây là chiếc máy ảnh cá nhân nhỏ gọn luôn mang theo trong túi. Do đó, nhu cầu chụp một tấm hình đẹp, thậm chí là tấm hình chuyên nghiệp bằng smartphone cũng ngày càng trở nên phổ biến hơn.

Xu hướng camera trên smartphone

Xét về xu hướng của các nhà sản xuất smartphone, nếu như trước đây các hãng luôn sáng tạo về thiết kế, hay một thời “đua” cấu hình từ các hãng smartphone Trung Quốc, thì bây giờ là sân chơi của những nhiếp ảnh gia trên smartphone. Khi các yếu tố đã bắt đầu trở nên bão hoà (cạn ý tưởng về thiết kế smartphone, cấu hình cũng đã lên cao “ngất ngưởng” chẳng kém gì một chiếc PC,…), các nhà sản xuất lại tiếp tục sáng tạo ở bên trong máy để cải tiến về cụ camera cho thật “ngầu”.

Có thể nhìn thấy, với những chiếc smartphone mới ra mắt, hầu như không có chiếc máy nào từ tầm trung trở lên mà lại chỉ có 1 ống kính cả. Mức tiêu chuẩn hiện nay thường là 3 camera trở lên với 1 ống kính chính có độ phân giải cao, 1 ống kính tele và 1 ống kính chụp góc rộng. Tham vọng của các nhà sản xuất smartphone vẫn là rút ngắn khoảng cách giữa smartphone với máy ảnh chuyên nghiệp tới gần nhất có thể.

Tuy vậy, giới hạn lớn nhất lại nằm ở độ dày của chiếc điện thoại. Cấu tạo vật lý của những ống kính quang học trên các thiết bị chụp hình chuyên nghiệp thường có kích thước lớn, khó có thể đặt vừa với khung điện thoại, đặc biệt là những ống kính zoom. Do đó, giải pháp của các hãng ở đây là kết hợp nhiều camera với tiêu cự cố định và có các chức năng khác nhau để có thể kết hợp lại thành một tấm hình có chất lượng tốt nhất.

Khóa học: Chỉnh sửa ảnh với Camera Raw từ A đến Z (Ưu đãi độc quyền - Giảm 42%)

Ống kính của các thiết bị DSLR chuyên dụng có thể điều chỉnh được tiêu cự để tập trung vào một khu vực cụ thể hoặc lấy tổng thể toàn cảnh. Điều này ta có thể dễ thấy với các ống kính zoom quang học, các lớp thấu kính sẽ cần điều chỉnh vị trí vật lý và sẽ cần một khoảng trống nhất định để thu – phóng. Samsung cũng đã từng thử nghiệm với chiếc Galaxy K Zoom với một chiếc máy ảnh “đội lốt” smartphone, có khả năng zoom quang học 10x, nhưng thực sự đây không phải là một lựa chọn phổ biến cho người dùng vào thời điểm đó.

Hiểu được độ dài tiêu cự

Để hiểu được những chiếc camera trên điện thoại sẽ có tác dụng riêng biệt nào, trước tiên ta cần phải hiểu được độ dài của tiêu cự và tác động của nó đến góc nhìn của ống kính.

Nói một cách đơn giản, độ dài tiêu cự đề cập đến khoảng cách giữa tâm của ống kính và nơi ánh sáng hội tụ trên cảm biến. Khoảng cách này được đo bằng milimet, ví dụ 50mm. Các ống kính có tiêu cự ngắn như 24mm sẽ chụp được nhiều cảnh hơn và được coi là một ống kính góc rộng. Độ dài tiêu cự càng dài, ví dụ 130mm, góc nhìn càng hẹp và do đó hình ảnh càng được phóng to hoặc thu nhỏ đến một khu vực cụ thể, thường được gọi là những ống kính tele.

Ống kính có tiêu cự thay đổi là ống kính có thể thay đổi tiêu cự khi nó phóng to hoặc thu nhỏ giữa góc chụp rộng và chụp cận cảnh. Đối với những chiếc máy DSLR, ống kính kit 18-55mm là một ví dụ điển hình của ống kính như vậy. Điều này đồng nghĩa với việc ống kính này có thể chụp rộng bằng ống kính 18mm, nhưng khi phóng to, các thấu kính bên trong ống kính sẽ di chuyển và thu hẹp ảnh chụp theo tiêu cự của ống kính 55mm. Khi các thấu kính chuyển động, tiêu cự thay đổi.

Camera trên smartphone có thực sự cần nhiều ống kính đến thế không?

Với các ống kính có tiêu cự cố định thì các thấu kính bên trong sẽ không thể di chuyển được, do đó ảnh chụp sẽ chỉ luôn cho ra một góc nhìn cố định.

Để cho các thiết bị smartphone giữ được độ mỏng, các nhà sản xuất buộc phải giữ một tiêu cự cố định cho các ống kính. Khi cần zoom, hệ thống sẽ tự chuyển đổi giữa các camera để có tiêu cự tương ứng.

Vậy mỗi máy ảnh trên smartphone sẽ có tác dụng gì?

Ống kính tele

Ngay từ khi smartphone bắt đầu sở hữu chiếc camera thứ hai, đây chính là ống kính được các nhà sản xuất nghĩ tới đầu tiên. Tại thời điểm đó, nhu cầu chụp hình chân dung (portrait) được đẩy lên cao, khiến các hãng luôn tìm cách tối ưu cho tính năng chụp ảnh này.

Với loại ống kính này, người dùng có thể chụp được những tấm hình với góc hẹp, nhưng nhìn rõ người và xoá mờ phông nền phía sau tương tự như những chiếc máy DSLR (tất nhiên chất lượng sẽ chưa thể sánh bằng). Vấn đề của các nhà sản xuất là phải tối ưu bằng phần mềm để tách được chủ thể và phần nền tới từng chi tiết (đặc biệt là phần tóc). Với những thiết bị DSLR, phần này được xử lý chủ yếu thông qua thấu kính quang học.

Ống kính góc rộng & góc siêu rộng

Nhu cầu chụp khung hình rộng hơn đang ngày càng phổ biến, do đó hầu như các hãng smartphone đều đang hỗ trợ ít nhất 1 camera góc rộng hoặc thêm cả 1 chiếc ống kính góc siêu rộng để người dùng có thể chụp được các tấm hình với nhiều khung cảnh hơn, thay vì tính năng Panorama như trước đây. Với những chiếc máy có hỗ trợ góc siêu rộng, thường nhà sản xuất sẽ phải xử lý bằng phần mềm để tránh các vị trí góc không bị méo hình, cho ra hình ảnh được “thật” nhất.

Ảnh Techrum.

Với ống kính góc rộng này, tiêu cự phổ biến nhất trên smartphone thường là 27mm. Còn ống kính góc siêu rộng, hiện tại các hãng smartphone có thể mở rộng góc nhìn lên tới 120 độ.

Cảm biến đơn sắc

Cảm biến đơn sắc (đen trắng) sẽ không có bộ lọc màu, tức là nó có thể cho ra chất lượng hình ảnh tốt hơn so với ống kính màu. Điều đó cũng có nghĩa là cảm biến đơn sắc nhạy cảm hơn với ánh sáng, phù hợp với các tình huống thiếu sáng. Hình ảnh được chụp với màu đen trắng thực sự (không được xử lý qua bộ lọc) được coi là sắc nét và đầy đủ độ tương phản.

Với những chiếc smartphone có camera này, hệ thống sẽ sử dụng thông tin về độ sắc nét và độ tương phản từ nó và trộn với hình ảnh từ cảm biến màu để tạo ra hình ảnh màu cuối cùng với ánh sáng và độ sắc nét tốt hơn.

Đặc biệt, với những tấm hình chụp nghệ thuật đen trắng, những chiếc smartphone này sẽ có ưu thế hơn rất nhiều. Huawei là một trong những hãng sản xuất tiên phong với chiếc Huawei P9 có hỗ trợ camera đơn sắc này.

Máy ảnh ToF (Time-of-Flight)

Máy ảnh Time-of-Flight (ToF) về cơ bản là một cảm biến độ sâu. Nó phát ra ánh sáng hồng ngoại và đo thời gian ánh sáng tiếp cận đối tượng và phản xạ trở lại cảm biến. Dữ liệu này được sử dụng để tạo bản đồ độ sâu của đối tượng và môi trường xung quanh.

Đó là thông tin từ cảm biến độ sâu được phần mềm sử dụng để tách tiền cảnh và hậu cảnh và do đó tạo ra hiệu ứng bokeh nền mờ. Việc có thêm máy ảnh này sẽ làm tăng chi phí sản xuất, do đó nhiều nhà sản xuất lựa chọn việc tính toán độ sâu thông qua các thuật toán phức tạp, thay vì sử dụng một camera riêng biệt.

Ngoài ra, cụm camera hiện nay cũng có nhiều loại cảm biến khác, hỗ trợ đo chiều sâu và vẽ bản đồ 3D, như cảm biến laser, hay cảm biến LiDAR trên iPhone 12 Pro Max. Các cảm biến chuyên dụng này sẽ cho các dữ liệu về chiều sâu chính xác hơn, từ đó cho những tấm hình có thể tách nền, làm nổi khối dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, để hỗ trợ cho khả năng zoom quang học của camera, các hãng smartphone cũng đang tìm cách đưa vào nhiều thấu kính nhất có thể cho camera zoom. Điển hình là Oppo Reno 10x Zoom với ống kính hình chữ L, hay Samsung Galaxy S20 Ultra với thiết kế thấu kính nằm ngang, cho phép đặt nhiều thấu kính hơn. Từ đó, các nhà sản xuất cũng có thể chủ động hơn trong việc phát triển khả năng zoom quang học cho các thiết bị của mình.

Tổng kết

Chụp hình trên smartphone đang là xu hướng của tương lai, khi mà mọi thứ đều cần sự nhỏ gọn và tiện lợi. Với từng nhu cầu cụ thể, các hãng có thể kết hợp các loại camera khác nhau để để đáp ứng được các yêu cầu ngày càng khó tính từ người dùng.

Theo tinhte.vn

Những ống kính bổ trợ cho camera trên smartphone có thực sự đáng để mua?
Bạn có thể cân nhắc đến những bộ ống kính bổ trợ cho camera của bên thứ ba nếu chiếc…
BẢO HÀNH 1 đổi 1
Toàn bộ sản phẩm
MIỄN PHÍ
Đổi trả lần đầu
11 NĂM UY TÍN
Hoạt động từ 2013

Cảm nhận và chia sẻ

Close
Close
Giờ làm việc: 9h30-17h00, Thứ 2-Thứ 7
(Nghỉ trưa 12h-13h | Chủ nhật nghỉ)
(Liên hệ 082.988.0009 trước khi đến)
Đặt hàng online trên website để được ưu tiên chuẩn bị đơn trước.
Sản phẩm thêm vào giỏ được là Còn hàng.
Close
Khu vực nhận hàng
(Quận) TP.HCM
GIÁ SHIP Thời gian giao Thanh toán
Đơn hàng
< 50k
Đơn hàng
50k - 149k
Đơn hàng
150k - 249k
Đơn hàng
>= 250k
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Tân Bình, Tân Phú, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Gò Vấp, Bình Tân, Thủ Đức 25k 15k Free Free 24-48 giờ Khi nhận hàng
Nhà Bè, Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, Cần Giờ 30k 20k 15k Free 24-72 giờ Khi nhận hàng
Các khu vực tỉnh thành khác Phí vận chuyển sẽ được tính dựa theo khối lượng.
Vui lòng tham khảo bảng phí vận chuyển tại đây.
2-4 ngày Khi nhận hàng
hoặc chuyển khoản
Lưu ý:
  • Khách hàng được 30 NGÀY bảo hành 1 ĐỔI 1. Xem quy định bảo hành Tại đây.
  • Miễn phí vận chuyển cho đơn hàng trên 150k và giao hàng tại nội thành HCM.

Giỏ hàng

Tổng cộng:
250,000đ
    Tặng Ebook Thấu hiểu làm chủ máy ảnh khi đặt hàng
    Mua hàng không cần đăng nhập
    Tiến hành đặt hàng