Bảng giá ship:
ship
Ngân hàng Vietcombank
0511 00042 2936
LE TRONG HIEU
Chi nhánh VCB Sài Thành
Ngân hàng Techcombank
9563 888 888
LE TRONG HIEU
Chi nhánh TCB Bình Tân
Ví Momo
097 445 7500
LE TRONG HIEU
Gọi ngay

Cái chết của máy ảnh phim

Nhập Coupon 240W2024 Đã Copy giảm ngay 100.000 đ khi đơn hàng có sản phẩm sau: Bộ 2 Softbox đuôi 4 đèn 50x70cm LED 240W

Máy ảnh phim, đối với nhiều người trong số chúng ta, dường như là một cái gì đó rất xa vời của quá khứ.

Ở thời đại của Instagram, Flickr, Facebook… việc chụp ảnh rồi đợi tráng, scan phim là một sự cổ hủ. Cuộc sống thay đổi, con người ta tìm cách sống nhanh hơn và rút gọn mọi thủ tục rườm rà. Để thích nghi với xã hội, vì lãng phí thời gian bị coi là một điều vô ích. Những người già lạc lõng với thời đại, những đứa trẻ hoài cổ đang kêu gào đòi tự do để sống cuộc đời này một cách trọn vẹn. Nhưng tôi thật lòng xin lỗi, chúng ta sẽ không bao giờ có sự tự do tuyệt đối. Vì xã hội văn minh là một nhà tù của sự tự do. Những ai thích sống theo lý tưởng của mình một cách tối thượng sẽ bị đào thải và cách ly một cách không thương tiếc.

Cái chết của máy ảnh phim

Paris trên phim Kodachrome dường như có một màu sắc khác hẳn.

Nhưng với số ít những người còn lại, phim chụp là một điều không thể thay thế. Với số lượng phim ngày càng thu hẹp khi các công ty không còn hào hứng với việc sản xuất phim. Vì doanh số giảm sút, những người sống với quá khứ dần dần đã quen với việc mỗi ngày thức dậy, nhận ra loại phim ưa thích đã bị ngừng sản xuất. Dù sao với họ, có một tượng đài không còn tồn tại nhưng vẫn sống mãi, đó là Kodachrome. Vào ngày 22 tháng sáu năm 2009, Kodak chính thức ngừng sản xuất Kodachrome. Và ngày 30 tháng mười hai năm 2010, Wayne – lab cuối cùng còn tráng Kodachrome trên thế giới. Đã ngừng dây chuyền tráng phim của mình. Kodachrome chính thức là một phần của lịch sử nhiếp ảnh.

Phòng tráng phim Roy Snell dưới ảnh của Richard Nicholson.

Kodachrome và lịch sử ra đời

Ý tưởng về nhiếp ảnh đã có từ rất lâu. Từ trước công nguyên với nhiều phát minh sơ khai về máy ảnh. Tuy nhiên nhiếp ảnh bắt đầu từ năm 1826. Khi Niépce chụp tấm ảnh đầu tiên. Với tựa đề “Góc nhìn qua cửa sổ tại Les Gras” trên tầng gác mái nhà ông. Tấm ảnh mất hai ngày để hoàn thành này đặt nền móng cho bộ môn nghệ thuật. Mà từ đó điện ảnh ra đời, đưa con người đến với ngành nghệ thuật thứ bảy. Tuy vậy, nhiếp ảnh chưa bao giờ được công nhận là một ngành nghệ thuật.

Sau khi tấm ảnh đầu tiên của Niépce ra đời. Nhiều nhà phát minh cũng bắt đầu cho ra mắt ý tưởng về chất liệu của mình. Điển hình như Daguerreo với Daguerreotype, tiến trình tạo ảnh đầu tiên được phổ biến. Nhiều năm sau đó, khi George Eastman cho ra đời phim cuộn năm 1884, nhiếp ảnh hiện đại mới bắt đầu chuyển mình thật sự. Và cũng từ đây, nhiếp ảnh dần phổ biến cho công chúng và những tay máy nghiệp dư.

Đến đầu thế kỷ 20, nhu cầu về phim màu của công chúng dẫn đến việc phát minh ra những tiến trình tráng phim có thể tạo ra màu sắc. Những tiến trình màu sơ khai này có thể tái tạo một số ít màu. Và nó hơi khác so với thực tế cũng như độ bão hòa màu kém. Trong số này có thể kể đến Autochrome Lumière hay Dufaycolor.

Thác Niagara. Máy ảnh Kiev-19, ống kính Nikon 28mm f/2.8 Series-E, phim Kodachrome 64.

Khóa học: Kỹ thuật nhiếp ảnh: Ánh sáng và hiệu ứng (Ưu đãi độc quyền - Giảm 40%)

Năm 1912, thế hệ đầu tiên của Kodachrome ra đời dưới sự phát triển của John Capstaff. Tuy nhiên, tiến trình này lộ rõ nhiều bất cập như việc phải chụp hai tấm ảnh rồi ghép lại. Sau đấy mới đến nhuộm màu để cho ra tấm ảnh hoàn chỉnh. Sau việc ra mắt thành công của thế hệ Kodachrome thứ hai, người ta hầu như quên hẳn sự tồn tại thế hệ đầu tiên. Năm 1917, hai người học sinh trẻ tuổi Leopold Godowsky Jr. và Leopos Mannes cùng đi xem bộ phim điện ảnh màu “Our Navy”. Sau buổi chiếu phim, cả hai đồng ý với nhau rằng màu sắc của bộ phim thật tệ hại.

Sự tò mò và hiếu kỳ khiến cặp đôi bắt đầu tìm hiểu các tư liệu trong thư viện trường. Và nghiên cứu một tiến trình nhằm tạo ra ảnh màu mới. Quá trình nghiên cứu của họ kéo dài từ lúc cả hai học trung học đến lúc tốt nghiệp đại học vào năm 1922, dẫn đến ý tưởng về một loại phim gồm ba lớp phim nhỏ xếp chồng lên nhau, mỗi lớp phản ứng và tái tạo một màu cơ bản khác nhau. Sau đó phối lại tạo thành một tấm phim dương bản với màu hoàn chỉnh.

Tuy vậy, từ ý tưởng đến hiện thực không dễ dàng. Mặc dù hoàn chỉnh phim hai lớp vào năm 1924, bộ đôi gặp trục trặc với việc chế tạo phim ba lớp. Vấn đề về tài chính ảnh hưởng rất nhiều đến họ sau khi khoản vay lớn sắp sửa cạn kiệt. Đến lúc này, khoa học gia trưởng Mees từ Kodak giới thiệu cho họ một thành viên nhóm nghiên cứu của mình, Leslie Brooker.

Ông cũng giúp đỡ một số tiền giúp cả hai có thể tiếp tục công việc nghiên cứu của mình. Sự tin tưởng của ông được đền đáp ngay sau đó. Khi năm 1934, cả hai hoàn thành việc phát triển phim hai lớp cùng quy trình tráng rửa dùng cho phim điện ảnh. Trước khi Kodak bắt đầu xúc tiến việc phổ biến loại phim này, một phép màu khác đã xảy ra. Điều mà không ai còn mong đợi từ bộ đôi đã trở thành hiện thực. Phim ba lớp đã thành công. Ngay lập tức, nó được công bố. Và ngày 15 tháng tư năm 1935 đánh dấu ngày Kodachrome đến với thế giới.

Xuất hiện lần đầu tiên dưới khổ 16mm, tiếp theo sau đó là 8mm, 35mm và 828. Trong những năm sau, khổ 120 và 4×5 cũng dần dần được sản xuất. Trải qua hơn chục năm tuổi, Kodachrome là minh chứng cho sự khốc liệt của chiến tranh. Đặc biệt những bức ảnh màu 4×5 Kodachrome trong những năm thế chiến thứ hai và khổ nhỏ trong chiến tranh Việt Nam hiện được xem như một tư liệu cực kỳ quý giá đối với lịch sử nói chung và nhiếp ảnh nói riêng.

Cái chết của Kodachrome – “Mẹ ơi xin đừng mang Kodachrome đi.”

Không thể phủ nhận một điều rằng Kodachrome là một loại phim xuất sắc. Một tấm phim Kodachrome có độ phân giải tương đương 20 Mpx. Tuy vậy nó có rất nhiều nhược điểm, một trong đó là quy trình tráng cực kỳ phức tạp. Sử dụng một quy trình khép kín gồm hàng chục công đoạn. Một cuộn phim từ lúc rời khỏi tay người chụp đến lúc trở lại tay họ mất hơn bảy ngày. Một khoảng thời gian cực kỳ dài nếu so sánh với việc tráng rửa đen trắng vốn chỉ mất khoảng một tiếng. Do việc tráng rửa phức tạp như thế, không nhiều lab có thể nhận tráng Kodachrome. Thay vào đó người dùng phải sử dụng một mạng lưới các K-lab được xây dựng rộng khắp thế giới. Tuy nhiên số lượng các lab này cũng có giới hạn.

Vài năm sau đó, bộ đôi Mannes và Godowsky Jr lại nghiên cứu và cho ra mắt một loạt phim màu dương bản khác, đó là Ektachrome. Khác với quy trình tráng phức tạp của Kodachrome. Ektachrome sử dụng quy trình tráng E4 và sau này là E6 với ít công đoạn hơn. Tiết kiệm thời gian hơn nên người dùng có thể nhận lại phim ngay trong ngày. Sự tiện lợi này ảnh hưởng rất nhiều đến doanh số của Kodachrome. Kể cả khi Kodak bắt đầu cho ra mắt mạng lưới K-Minilab của mình cùng tham vọng đưa Kodachrome đến với nhiều người dùng hơn nữa.

Những năm 70 phim màu âm bản với giá rẻ và dễ chụp ( phim âm bản có thể chịu được việc thiếu sáng và thừa sáng, một điều bất khả thi đối với dương bản vốn đòi hỏi mọi thứ phải thật hoàn hảo) dần trở nên phổ biến hơn, thay thế dần phim dương bản đắt đỏ tốn kém. Và khi chiến tranh lạnh dần đến hồi kết thúc, một luồng gió mới từ phía Đông lại thổi đến. Đó là Velvia của Fuji, một đối thủ mới của Kodachrome.

Sự thành công của Velvia cùng phim dương bản khác của Fuji khiến thị phần Kodachrome trở nên thu hẹp hơn bao giờ hết. Buộc Kodak phải ngưng sản xuất Kodachrome ở khổ trung 120. Sự thu hẹp càng ngày càng ảnh hưởng nặng nề đến Kodak. Khi cơn bão kỹ thuật số ập tới thế giới nhiếp ảnh, nó là hồi chuông báo tử của Kodachrome. Sau khi Kodachrome chết, Kodak cũng không thể nào gượng dậy được. Dẫn đến việc xin bảo hộ phá sản vào năm 2012.

Một tấm trong cuộn phim Kodachrome cuối cùng của nhiếp ảnh gia huyền thoại Steve McCurry. Người trong ảnh là nhiếp ảnh gia Thổ Nhĩ Kỳ Ara Guler.

Một nguyên nhân khác dẫn đến cái chết của Kodachrome. Và thậm chí Kodak đến từ chính họ: cảm biến kỹ thuật số. Ít người biết rằng Kodak chính là công ty nghiên cứu và chế tạo cảm biến số được đưa vào áp dụng cho thương mại đầu tiên. Tuy vậy, sự kiêu ngạo của người Mỹ, hay chính hơn từ con thuyền dẫn lái ngành cung cấp nguyên liệu ảnh của Kodak đã khiến họ tự phụ và xem thường những thứ khác. Dẫn đến việc khi kỷ nguyên số bùng nổ, Kodak đã không thể trở tay kịp nhằm thay đổi và bắt kịp với thị trường. “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Có lẽ là câu nói thấm thía nhất mà Kodak có thể rút ra được.

Trong văn hóa đại chúng, Kodachrome còn được biết đến thông qua một bài hát của Paul Simon “Kodachrome”. Bài hát với câu điệp khúc “Mẹ ơi xin đừng đem Kodachrome đi” được viết vào những năm tháng hoàng kim của loại phim này. Khiến nhiều người không khỏi bất ngờ nếu nghĩ về một ngày nào đó Kodachrome sẽ chết. Và một sai lầm khác của Kodak xảy ra khi họ cố kiện Paul Simon vì vi phạm tác quyền với ca khúc này. Giết chết một cơ hội quảng bá sản phẩm. Sự cay cú của Paul Simon thể hiện rõ khi sau này ông thay đổi câu “Mọi thứ trông xấu hơn với chỉ đen và trắng” thành “Mọi thứ trông tốt hơn với chỉ đen và trắng.”

Giờ đây Kodachrome đã chết. Kodak cũng đang cố gắng vớt vát những gì còn sót lại để có thể tồn tại qua ngày. Thế giới đã đi quá xa, và con người dần trở nên hư hỏng và lười nhác hơn. Một ngày nào đó con người, hay sâu xa hơn là những nhiếp ảnh gia, sẽ nuối tiếc vì đã theo đuổi kỹ thuật số mà vô tình giết chết phim.

Bởi vì tuy kém tiện lợi, phim là một trong những điều tuyệt vời nhất của nhân loại. Khi sống những ngày cuối đời mình, bạn cắm những chiếc thẻ nhớ vào máy tính để cố gắng xem lại dữ liệu và chợt nhận ra từ tính đã giết chết nó. Bạn sẽ bật khóc vì nhớ những tấm phim, những tấm ảnh mà thời gian khó có thể giết chết được, và bạn sẽ nhận ra rằng bạn không phải là người duy nhất.

1942

Bài viết của Thịnh Kyon cho Mann Up

BẢO HÀNH 1 đổi 1
Toàn bộ sản phẩm
MIỄN PHÍ
Đổi trả lần đầu
11 NĂM UY TÍN
Hoạt động từ 2013

Cảm nhận và chia sẻ

Sản phẩm nên mua

Close
Close
Giờ làm việc: 9h30-17h00, Thứ 2-Thứ 7
(Nghỉ trưa 12h-13h | Chủ nhật nghỉ)
(Liên hệ 082.988.0009 trước khi đến)
Đặt hàng online trên website để được ưu tiên chuẩn bị đơn trước.
Sản phẩm thêm vào giỏ được là Còn hàng.
Close
Khu vực nhận hàng
(Quận) TP.HCM
GIÁ SHIP Thời gian giao Thanh toán
Đơn hàng
< 50k
Đơn hàng
50k - 149k
Đơn hàng
150k - 249k
Đơn hàng
>= 250k
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Tân Bình, Tân Phú, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Gò Vấp, Bình Tân, Thủ Đức 25k 15k Free Free 24-48 giờ Khi nhận hàng
Nhà Bè, Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, Cần Giờ 30k 20k 15k Free 24-72 giờ Khi nhận hàng
Các khu vực tỉnh thành khác Phí vận chuyển sẽ được tính dựa theo khối lượng.
Vui lòng tham khảo bảng phí vận chuyển tại đây.
2-4 ngày Khi nhận hàng
hoặc chuyển khoản
Lưu ý:
  • Khách hàng được 30 NGÀY bảo hành 1 ĐỔI 1. Xem quy định bảo hành Tại đây.
  • Miễn phí vận chuyển cho đơn hàng trên 150k và giao hàng tại nội thành HCM.

Giỏ hàng

Tổng cộng:
250,000đ
    Tặng Ebook Thấu hiểu làm chủ máy ảnh khi đặt hàng
    Mua hàng không cần đăng nhập
    Tiến hành đặt hàng